Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tại sao các tòa nhà ở Hong Kong lại hay có “lỗ thủng” ở giữa?

Để xây dựng được một khoảng trống như vậy, việc tính toán và xây dựng ắt hẳn phải phức tạp hơn nhiều. Nhưng tại sao gần như tòa nhà nào cũng có?

Những ai đã một lần đến thăm Hong Kong (Trung Quốc) có lẽ đều ít nhiều tò mò về chiếc lỗ khổng lồ trông có vẻ rất… phản khoa học này.

Một phút khó hiểu: Tại sao các tòa nhà cao tầng ở Hong Kong lại hay có “lỗ thủng” ở giữa vậy nhỉ? - Ảnh 1.

Để xây dựng được một khoảng trống như vậy, việc tính toán và xây dựng ắt hẳn phải phức tạp hơn nhiều. Ấy vậy mà hết tòa nọ đến tòa kia đều sở hữu nó. Nguyên nhân là do đâu?

Về mặt kĩ thuật, những lỗ này giúp các tòa nhà cao tầng giảm được tải trọng gió, tuy nhiên đây không phải là lý do chính mà chúng được tạo ra. Nguyên nhân thực sự bắt nguồn từ quan niệm của người Hong Kong về phong thủy.

Một phút khó hiểu: Tại sao các tòa nhà cao tầng ở Hong Kong lại hay có “lỗ thủng” ở giữa vậy nhỉ? - Ảnh 2.

Những cánh cửa rồng

Phong thủy là một học thuyết Trung Hoa cổ đại, chuyên nghiên cứu sự ảnh hưởng tổng hòa của nhiều yếu tố như hướng khí, địa hình, nguồn nước, bố cục… trong một không gian tới họa và phúc của con người nơi đó. Xuất phát từ niềm tin rằng đất trời vận hành theo những quy tắc lớn hơn tầm nhận thức của con người, nên dù chưa thể giải thích được bằng khoa học, người ta cũng cứ thuận theo phong thủy mà sinh sống, xây cất, bài trí nhà cửa… với mong muốn sẽ gặp nhiều may mắn, mọi chuyện đều đầu xuôi đuôi lọt

Rồng trong quan niệm phong thủy được coi là linh vật của điềm may và tài lộc. Những lỗ thủng giữa các tòa nhà chính là các cửa để rồng có thể thỏa sức bay ra biển mà không bị cản trở, mang theo may mắn chảy qua lòng thành phố.

Chính vì lẽ này, các tòa có lỗ thường là những tòa ở gần nước, chẳng hạn như như hồ hoặc biển.

Không chỉ dừng lại ở đó, niềm tin sâu sắc vào phong thủy còn được thể hiện qua nhiều công trình khác nữa. Chẳng hạn như tòa nhà HSBC – dù trong mắt nhiều người nó có nhiều điểm kì lạ nhưng trong giới xây dựng, tòa nhà này được coi là một trong những công trình có phong thủy rất tốt.

Tầng 1 của tòa có trần khá cao nhưng lại là một tầng trống chứ không có quầy tiếp khách hay một văn phòng nào cả, với ý nghĩa là nơi đón năng lượng tích cực chảy vào tòa nhà. Ngoài ra, các thang máy ở tầng này cũng được đặt ở những góc được tính toán kĩ lưỡng bởi chuyên gia phong thủy, để chặn không cho ma quỷ đi lên quấy nhiễu việc làm ăn.

Một cặp tượng sư tử lớn bằng đồng cũng được đặt ngay lối ra vào, tượng trưng cho sự giàu có và sung túc.

Ảnh chụp tầng 1 của tòa HSBC

Lên cao hơn, tại nóc của HSBC có đặt hai vật trông như hai khẩu đại bác. Hóa ra gần đó có Tòa Ngân Hàng Trung Hoa – công trình bị xem là có phong thủy cực xấu, xấu đến mức nó ảnh hưởng đến tài vận của cả những kiến trúc xung quanh. Hai “khẩu đại bác” đặt ở đó từ sau khi “người hàng xóm” xúi quẩy này được xây dựng xong với mục đích bảo vệ vận may HSBC khỏi bị kéo xuống theo.

Càng ăn nên làm ra, người dân tại Hong Kong càng không ngại chi lớn để các thầy phong thủy làm việc cùng kiến trúc sư, với hi vọng công trình của mình sẽ thu hút thật nhiều năng lượng tích cực.

Nguồn: The Culture Trip, The New York Times, Bussiness Insider, EFE

Tam thập nhi lập, tứ thập bất hoặc – Những điều “Không” khi ở tuổi trung niên

“Tam thập nhi lập, tứ thập bất hoặc”, 30 tuổi có thể lập thân, 40 tuổi không bị mê hoặc. Con người đến tuổi trung niên thì tư tưởng, sự...

Vì sao anh em nhà Tây Sơn “nồi da xáo thịt”?

Ba anh em nhà Tây Sơn, từ nhỏ đến lớn, đối với nhau trọn niềm thương yêu. Vậy, nguyên nhân nào khiến Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ rạn nứt tình...

Món Ăn Xứ Quảng

Bánh Ướt Cuốn Ram Cái khẩu vị của người Quảng Nam thường bị đánh giá thuộc loại “Chém to kho mặn”. Món ăn gì cũng để xắt to, cũng chắc nụi,...

Mát trời ông Địa luôn!

Hình ảnh ông Địa bụng bự, gương mặt vui tươi, cười hớn hở dẫn đầu đoàn lân trong mỗi dịp Tết đến luôn tạo không khí náo nhiệt, rộn ràng....

Chuyện Đời Xưa, Thể Hiện Sự Giữ Lửa Của Tiếng Nói Miền Nam Kỳ Lục Tỉnh

Quyển Chuyện Đời Xưa của Trương Vĩnh Ký là quyển sách bán chạy nhứt và đi vào lòng dân chúng nhiều nhứt trong số hàng trăm tác phẩm của nhà văn nầy....

Châu La Việt – Những kỷ niệm cùng anh Hoàng Thi Thao

Trước khi vào sinh sống ở miền Nam cùng với 2 người cháu ruột là Hoàng Thi Thao và Hoàng Kiều, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đã có một người...

Sự tích tơ hồng

"Tơ hồng Nguyệt lão thiên tiên" dựa theo tích Vi Cố gặp ông lão trong một đêm trăng, ngồi kiểm sách hướng về phía mặt trăng, sau lưng có cái...

Độc đáo tục thờ Tôn Ngộ Không của người Hoa Chợ Lớn

Ngày nay, có ba hội quán cổ của người Việt gốc Hoa ở Chợ Lớn thờ Tề Thiên Đại Thánh. Đây đều là các hội quán do người gốc Phúc...

Viện Dục Anh ở Sài Gòn

Theo số liệu còn giữ được thì trong thập niên 1930 ở Nam Kỳ có khoảng gần 4000 trẻ mồ côi trên tổng số dân chưa đầy 4 triệu. Thế...

Khoa Cử Việt Nam – Thi Hương – Phần 2: Chương 4 – Trường Thi

Chữ trường có ba nghĩa : a - "Trường" trỏ vào cái trường thi tức là một khu đất có rào xung quanh, bên trong có chỗ cho học trò thi và có nhà...

Feuilleton – Hàng độc của báo chí quốc ngữ thời trước

Feuilleton hay tiểu thuyết đăng báo nhiều kỳ là hàng độc của báo chí quốc ngữ. Truyện Feuilleton phải là truyện mới, được tác giả viết từng kỳ gởi cho...

Mối tình Nguyễn Kiều (1695-1751) và Đoàn Thị Điểm (1705-1748)

Nguyễn Kiều hiệu Hạo Hiên, người làng Phú Xá, huyện Từ Liêm nay thuộc Hà Nội, là chồng bà Đoàn Thị Điểm. Năm 18 tuổi, đi thi lần đầu, liền...

Exit mobile version