Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Một ngày bao nhiêu lâu?

(Cho những gã chồng lông bông)

Sau những giờ căng thẳng việc cơ quan
Anh lại bận rộn với bao cuộc vui: sinh nhật, thôi nôi, tiệc tùng, cưới hỏi…
Đám bạn lêu bêu, nâng chén là hiểu nhau hơn nghìn lời nói
Đôi khi thấy nhà chỉ như quán trọ dừng chân.
Một ngày bao nhiêu lâu mà em tất bật, cằn nhằn
Việc nước chưa ngơi tay lại việc nhà cơm canh, áo quần, con cái
Lão già thời gian cướp đi đâu rồi thời thanh xuân con gái
Bỏ lại đây một em – đanh đá đàn bà.
Một ngày bao nhiêu lâu để anh tròn bổn phận làm cha?

File:Bau troi chieu hoang hon.png - Wikimedia Commons

Không lướt web, cà phê, tửu quán, kara để chơi đùa cùng con nhỏ
Đi lúc con còn chưa thức giấc về khi con đã ngủ
Ta ngồi vuốt râu nhìn ngỡ mình vẫn trai tân.
Một ngày có bao lâu để ta sum vầy một bữa ăn?
Quẳng mọi lo âu muộn phiền, quên mọi tiện nghi mà nói cười chân thật
Ôm tình yêu vào lòng chẳng mộng mị cho tròn giấc
Hạnh phúc thật mơ hồ trong ước muốn mong manh.
Anh cứ mơ hồ thời gian trôi quá nhanh
Một ngày có bao lâu, mà ta đã định cư bên nhau mười năm có lẻ
Vai em bầm chai gánh nặng giang sơn làm vợ, làm dâu, làm mẹ
Còn gã chồng – anh vẫn kẻ giang hồ lông bông, thời vụ ất ơ đời…
Một ngày bao nhiêu lâu
Mà ta đi trong chếnh choáng hồ nghi những mặt nạ da người
Trở về sau thừa mứa lời đãi bôi, vẫn chỉ một người chờ ta trước cửa
Nghe con trẻ khóc mớ gọi cha
Nghe nghèn nghẹn tim mình khó thở
Một ngày có bao lâu để ta được chính mình…

Cách mạng Văn hóa

Cách mạng Văn hóa (Cultural Revolution), với tên gọi đầy đủ là Đại Cách mạng Văn hóa Vô sản, là một trong những chiến dịch tuyên truyền lớn nhất và...

‘Phòng tuyến chùa’ có một không hai tại Nam kỳ: Kỳ 3/5 – Từ Trường Sư phạm đến Trung học Chasseloup – Laubat

'Phòng tuyến chùa' có một không hai tại Nam kỳ: Từ Trường Sư phạm đến Trung học Chasseloup - Laubat1
Bức ảnh gần như duy nhất về chùa Khải Tường còn lưu lại đến nay do nhiếp ảnh gia Émile Gsell (1838 - 1879) chụp nửa đầu thập niên 1870....

Những Địa Danh Mang Tên “Cái” Ở Miền Nam

Cái có nghĩa là “sông con” (đây là tiếng cổ của dân tộc Phù Nam). Ai đã từng sống ở miền Nam, đều nhận thấy rằng: Những địa danh bắt...

Mày ngài và mày tằm

Nhân Dân báo số vừa rồi có bài của cô Mộng Tuyết bắt bẻ hai chữ “mày ngài” của báo Tri tân [a] mà tôi kéo dài ra thành câu...

Nghề thêu của người Việt

Thuở còn đi học, tôi rất thích câu hát ru của mẹ: “Một mai ai chớ bỏ ai/Chỉ thêu nên gấm, sắt mài nên kim ”. Đó là câu hát...

Bánh “ít” hay bánh “ếch”

Trên Kiến thức ngày nay, số 238, có trả lời bạn đọc rằng “bánh ít” phải được viết thành “bánh ết”. Tôi thấy nhiều quyển từ điển đều viết là...

Cuộc sống của người dân miền Nam trước và sau thời Pháp thuộc – Phần 3

Hình dạng người Đàng trong thường không to lớn. Mắt nhỏ, mũi tẹt, mặt mũi trông buồn thảm, nước da đen sạm hơn người Tàu. Theo Poivre, ngước da đen...

Tam Quốc Diễn Nghĩa – truyện anh hùng thời cổ Trung Quốc

” Tam quốc diễn nghĩa” được viết ra trong bối cảnh nào? Tam quốc diễn nghĩa ra đời vào cuối thế kỷ 14 Công Nguyên, đến nay đã có hơn...

Những kỷ vật “Nghìn trùng xa cách” của Phạm Duy

Phạm Duy là một trong những nhạc sĩ sáng tác tình khúc hay nhất của âm nhạc Việt Nam. Khi ở vào ngưỡng tuổi… U.100, nhạc sĩ thừa nhận rằng...

Hình ảnh quý hiếm về Gò Công thập niên 1920

Kiến trúc tuyệt mỹ của Dinh Tỉnh trưởng, khu lăng mộ ông ngoại vua Tự Đức, nét cổ kính của chùa Đồng Sơn… là những hình ảnh tư liệu quý...

Ném đá, rải đinh – Sự man rợ của một xã hội kém văn minh

Chúng ta tự quay lại ngắm nhìn cái mà chúng ta tự hào về văn hóa, văn minh. Ở đâu cũng nhan nhãn biển “ấp văn hóa”, “khu phố văn...

Họa sĩ Duy Liêm – người vẽ bìa tờ nhạc trước 1975

Trước năm 1975, các hình bìa tờ nhạc được trang trí bằng các hình vẽ hoặc hình người mẫu, ca sĩ, diễn viên nổi tiếng. Đối với các bìa nhạc...

Exit mobile version