Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Ngồi nhìn má ngủ!

Má không đi lại được, nhiều năm rồi. Thanh xuân tan nhanh như một cơn gió, đường một chiều không khứ hồi, má già má mệt, má mất ngủ suốt. Người mất ngủ lúc nào cũng hay trằn trọc, hay nói nhiều về những câu chuyện đã qua.

Má nhắc bà ngoại, má nhắc mấy cậu mấy dì, rồi mà khóc. Mình bó gối ngồi bên, không biết nghĩ gì nữa, chỉ thấy buồn rũ rượi thôi.

Xa lắc xa lơ những hôm má khỏe rồi.

  1. Năm mình học lớp Sáu, đọc Kim Dung rồi Cổ Long nhiều quá, nhiễm rất nặng. Trong đầu khi nào cũng ong ong thúc bách, phải rời nhà thân một mình với kiếm trong tay hành hiệp giang hồ trượng nghĩa, cứu vớt người nguy trừng phạt kẻ gian tham. Chiều tan học về, lủi vào bụi mì xanh ươm, bứt lá lót một chỗ nằm, Nghĩ rằng, thôi biệt gia đình, thôi giã biệt má, xem như từ đây chốn gió bụi sương giăng sẽ có một kiếm khách cô độc là ta đây.

Sâm sẩm chiều, má không thấy về, má đi kiếm. Má tất tả gọi, mình nghe nhưng không lên tiếng. Có lần Kinh Kha nào lại không nhuốm mùi bi lụy tiễn đưa, chí trai quyết rồi không gì có thể lay chuyển được. Mãi tối, muỗi cắn quá đại trượng phu chịu không thấu đành chui ra khỏi bụi mì đi lững thững mò về. Má nhìn nói, “Đọc cho cố rồi nhiễm như thằng khùng”.

Đêm mất ngủ ấy, má vừa kể lại vừa cười. Mình vừa nghe vừa cười, cười xong mắt mình đỏ hoe.

Má sinh mình ra to nhất nhà hộ sinh, bốn ký rưỡi. Mình ngày đó trắng bóc, bụ bẫm, láng giềng trong xóm đặt là em bé Liên Xô. Ba má đi Sài Gòn bằng chiếc xe máy mượn ẵm mình theo, ghé quán ăn nhân viên phục vụ xin ẵm mình chút để đi so với trẻ con gần đó. Ẵm xong một lát trả lại, má nói “May mà họ trả lại, sao hồi đó má dại quá chứ họ ẵm đi luôn thì má biết sống làm sao”.

Mình cười đáp, “Họ trả lại rồi, má đừng lo nữa. Má lo cho má đi, chứ má có làm sao thì chính con mới không biết sống làm sao?”.

  1. Má kể, mấy nay má ngủ má toàn gặp dì Tám. Dì Tám là bạn thân của má ngày xưa, dì Tám mất lâu rồi. Mộ dì Tám nằm dưới tán điều xanh um trong nghĩa địa ở quê, mỗi lần Tết ra mộ ông bà thắp hương, mình đều ghé thắp hương cho dì. Má nói dì Tám hay rủ má đi theo dì Tám, má trả lời má đi không được vì cháu còn nhỏ quá, má thương cháu má không muốn đi đâu hết.

Mình nghe đến đây không dám thở mạnh, trong đầu cứ nghĩ chuyện đâu đâu. Biết là sinh tử hữu hạn, đời người thoắt đó rồi mất đó, nhưng nghĩ đến thôi cũng đã đủ ngạt thở rổi. Có lần mình nằm mơ thấy má không còn nữa, mình khóc ướt cả gối.

Mình hỏi má, hay là con nằm cạnh má cho má đỡ thấy lung tung được không? Chứ má nằm trên giường con ngủ dưới đất mắc công má lại sợ. Má trả lời, má nằm vậy cũng được.

Mình trở về lại chỗ nằm, cứ ngong ngóng nhìn lên giường xem má đã ngủ chưa. Từ ngày mình lớn từ hôm má trở bệnh, nhiều năm rồi trong lòng mình khi nào má cũng yếu đuối mong manh.

Mỗi lần má về quê thăm nhà, má trở lên Sài Gòn luôn mang theo nhiều câu chuyện. Chuyện về người này, chuyện về người kia. Mình đùa, sao má ngồi một chỗ mà trên thông thiên văn dưới tường địa lý, luận bàn được cả thiên hạ vậy. Má thủ thỉ, thì má nghe người ta nói lại vậy. Rất thương.

  1. Lâu lắm rồi má không lớn tiếng với mấy anh em mình, có lúc mình mong má lớn tiếng với mình một lần, má lớn tiếng thì mình tin rằng má đang khỏe lại nhiều. Nhưng má không lớn tiếng nữa. Hồi lúc hai con trai của mình nói gì đó, má vui má cười thành tiếng, mình nghe mừng như lạc chợ gặp được cố hương.

Những câu chuyện rủ rỉ rù rì mấy mươi năm một hôm Sài Gòn ẩm ương cứ như từ đâu len lỏi kéo nhau về. Như cái mùi hương xưa cũ những lúc mình ôm hôn má vậy.

Má người quê, luôn nghĩ mình là kẻ thành đạt và lấy đó làm niềm tự hào lẫn vui sướng. Mà mình thì có gì đâu, ngoại trừ những con chữ vụn vặt mưu sinh. Như lúc má bảo, trán con dồ vậy nhất định thông minh, mà giỏi vậy còn gì.

Mình toàn cười thôi, còn được thấy má mỗi ngày, còn được ngồi trông má ngủ thì cho dù có xót xa đến mấy trong suy nghĩ mình cũng cảm thấy mình may mắn hết.

Chỉ sợ mai này, nhìn cái giường của má không thấy má nữa, thiệt tình mình không biết mình phải làm sao, mình sẽ ra sao.

Nghĩ thôi, là đã rũ trong một miền buồn đớn đau rồi.

NGÔ NGUYỆT HỮU

Đình xưa làng cũ

Từ rất lâu, khi nói đến văn hóa làng - nét văn hóa của nông thôn người Việt, ai cũng liên tưởng đến những hình ảnh rất đặc trưng làm...

Xích lô máy , một biểu tượng của Saigon Xưa

Xích lô máy , một biểu tượng của Saigon Xưa, không thành phố nào có ! Sau khi quân đội Hoàng Gia Nhật Bản thua trận phải đầu hàng và rút...

Cuộc cải cách để bành trướng toàn cầu của quân đội Trung Quốc

Quân đội Trung Quốc đã bắt đầu cải cách cùng với cả đất nước này từ cuối thập niên 1970. Động cơ khác thúc đẩy cải cách quân đội là...

Bún từ Bắc vô Nam

Phở và hủ tíu/hủ tiếu hiện quá phổ biến đối với dân ta. Hai món ấy dù đã Việt hoá tối đa song bắt nguồn từ Trung Hoa. Có ý...

Đọc lại bài thơ “Sinh viên ra trường” nổi danh một thuở

Trong bài thơ lục bát này, tác giả cho thấy thực trạng sinh viên ra trường hoặc thất nghiệp hoặc làm việc trái ngành nghề với lối viết “hài hước”,...

Bài học giáo huấn về đối nhân xử thế của Khổng Tử

Những cống hiến và vai trò của Nho gia trong nền văn hóa truyền thống là vô cùng to lớn. Đặc biệt, văn hóa Nho gia còn được xem là ngọn nguồn...

Giai thoại về các nhân vật Nam Kỳ Lục Tỉnh (Phần 3)

Phần 3: Nguyễn Chánh Sắt (1869 - 1947) nhà văn tiền phong Nam Kỳ Nguyễn Chánh Sắt là một người tự học, một nhà văn tiền phong, một dịch giả truyện Tàu nổi...

La Vache qui rit – Phô mai Pháp tròn 100 tuổi

Một vòng đua xe đạp ở vùng núi Jura với ngôi sao Laurent Jalabert, một cuộc triễn lãm nghệ thuật với các tác phẩm pop art nổi tiếng, một loạt...

Nếu giải được 3 trong số 10 câu đố này là bạn đã giỏi lắm rồi đấy

Bộ não của chúng ta cần phải được luyện tập thường xuyên để luôn nhạy bén và khỏe mạnh, cũng giống như việc cơ thể sở hữu cơ bắp thì...

Khí phách của Thái sư Trần Thủ Độ

Trần Thủ Độ (1194 – 1264) là người có công sáng lập ra triều Trần, được vua phong làm Quốc thượng phụ rồi Thái sư. Bằng tài năng, uy tín...

Họa sĩ CHÓE – Người nghệ sĩ tài hoa một thuở

Viết về hội họa có lẽ không ai có đủ “thẩm quyền” hơn các họa sĩ. Họ là những người trong nghề nên có những nhận xét chuyên môn mà...

Quá tam ba bận hay Quá tang ba bận?

Có khá nhiều người muốn tìm lời giải đáp chuẩn xác nhất cho câu thành ngữ. Quá tam ba bận nghĩa là gì? Vì thực tế, câu thành ngữ này...

Exit mobile version