Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nỗi niềm xa quê

Nhiều năm đằng đẵng trôi qua, tôi thực sự xa quê, xa hẳn tình thương gia đình, nhất là tình thương mẹ hiền, khối tình thiêng liêng cao cả đến nỗi nếu thiếu tình thương đó thì tôi không thể sống nổi đến ngày nay.

Quê tôi là một vùng thôn dã nghèo nàn với những mái nhà đơn sơ, cánh đồng lúa, những con đường mòn… Nhưng ở đó, tôi đã lớn lên bằng dòng sữa ngọt ngào của mẹ và tình thân đồng bào bao la. Quê tôi chẳng có gì cao siêu hơn bóng dừa, chùm khế, trái me… với những con người chân chất, ít học, quanh năm chân lấm tay bùn bên nương khoai, ruộng lúa, tay cày, tay cuốc. Kỷ niệm tuổi thơ của tôi cũng chỉ nhỏ nhoi như viên ô mai và đơn sơ như những trang viết học trò tim tím một thời dưới mái trường làng.

Tôi bôn ba giữa chợ đời, đi mãi, chẳng trở về quê, nơi đó có mẹ già vẫn mỏi trông đứa con trai đa mang và lận đận. Có về chăng chỉ là dịp Tết, vài ngày rồi lại đi. Vô tình mà tôi hóa thành bội bạc. Và rồi… mấy năm qua, tôi không còn thấy bóng mẹ hiền nữa. Mùa xuân mà lòng tôi thật trống vắng, tôi càng ít nói hơn…

Ảnh minh họa (nguồn: Tin thường nhật).

Làm sao không nhớ mỗi khi chiều về? Làm sao không buồn khi mưa giăng tầm tã? Làm sao không hoài niệm khi nắng trưa vàng óng? Còn đâu những bữa cơm đạm bạc nhưng mặn nồng tình thương, những ánh mắt trìu mến, những tiếng cười, tiếng dế, tiếng gà… và tất cả những gì của một vùng quê. Ai đã từng sống ở quê mới khả dĩ hiểu hết chữ “quê” ấy. Chợt nhìn lại kiếp tha phương cầu thực, ăn nhờ ở đậu, sống qua ngày đoạn tháng, tôi thấy chạnh lòng biết bao! Cánh-diều-tuổi-thơ-tôi-mang-những-ước-mơ đâu rồi? Tôi tiếp tục độc hành để sống còn, ít là cho chính mình, vì tôi biết tôi chưa thể làm gì lợi ích cho người khác. Tôi luôn tự trách mình vô duyên và bất tài!

Rộng hơn, tâm trạng người viễn xứ nơi đất khách quê người thì buồn đến chừng nào nữa! Xưa nay, quê hương Việt Nam mến yêu của tôi hãnh diện với bốn ngàn năm văn hiến, là con Rồng cháu Tiên, chinh Nam phạt Bắc, nhỏ người nhưng chí lớn, vươn mình lên từ muôn gian lao. Quê hương tôi thắm tình từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau, suốt dòng chữ S duyên dáng. Ðơn giản và “khó ngửi” như mùi mắm tôm, mắm ruốc lại là “vị” người ta không thể quên. Thế thì ai có thể quên được những danh lam thắng cảnh khác trên khắp quê hương Việt Nam? Là người “bạc” nhất cũng có một thoáng nhớ – dù là nỗi nhớ vu vơ!

Tôi luôn nhớ những gì của quê hương tôi, cả niềm vui lẫn nỗi buồn. Tôi nghẹn ngào khi gặp lại người thân mà không thốt nên lời, cho nên tôi vẫn bị coi là khó hiểu và khó tính. Xin đừng trách tôi, thật lòng tôi không muốn làm phiền ai hết. Xin cho nhau hạnh phúc ngọt ngào để được nói câu: “Buồn ơi, ta chào mi!”.

Trầm Thiên Thu

Phi vụ tự sát ngày 11 tháng 9

Trung úy phi công Heather Penney chưa rõ chiếc máy bay đầu tiên đâm vào Trung tâm Thương mại Thế giới là vô tình hay cố ý. Nhưng khi chiếc...

Thuốc lá Sài Gòn xưa

Đầu thế kỷ 20, một số loại thuốc lá điếu từ nước ngoài nhập vào Sài Gòn phục vụ nhiều tầng lớp và những người lính…,lúc này nhu cầu sử...

Tại sao có tục xin quần áo cũ cho trẻ sơ sinh?

Cách trả lời đơn giản nhất là xin để lấy "khước" (lấy may). Người mẹ từ khi mới thụ thai đã chú ý xem trong bà con, họ hàng, làng...

Câu Chuyện Lập Nghiệp Của Ông Chủ Rạp Hưng Đạo Xưa

Ba Ngày Tết người dân Sài Gòn hay đi coi hát cải lương ở đây nhưng ít ai biết ông chủ Rạp Hưng Đạo ngày xưa lập nghiệp như thế nào Năm 1940...

Mạn đàm về cuộc cờ người của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

Khôn cũng chết, dại cũng chết, biết thì sống, ấy mới cho thấy cái sự cao thâm của Trạng Trình trong thời ly loạn cuối đời Lê. Trạng Trình Nguyễn...

Đền Lý Bát Đế ở Bắc Ninh thập niên 1920

Đền Lý Bát Đế hay đền Đô được vua Lý Thái Tông cho xây vào năm 1030, là ngôi đền quan trọng nhất của nhà Lý. Cùng xem loạt ảnh...

Tướng cướp Bạch Hải Đường (Kỳ 4): Vụ “thách đấu” chấn động đất Long Xuyên

Nhiều người ở miền Nam trước ngày 30/4/1975 ắt còn nhớ một dạo các tờ báo Sài Gòn đã đồng loạt đưa tin, giật tít sốt dẻo về sự kiện...

13 món ‘hàng hiệu’ thể hiện đẳng cấp của dân chơi thời… bao cấp

Tiêu chí để đánh đại gia hiện đại là nhà, siêu xe, máy bay hay tài sản quy ra tiền, còn ở thời bao cấp nếu thuộc tầng lớp dân...

Văn minh Hy-La – nền tảng vững chắc của văn minh phương Tây

Trong dòng chảy của lịch sử văn minh phương Tây cổ đại, hai nền văn minh Hy Lạp và La Mã giữ vai trò nền tảng đầu tiên cho sự...

Tôi Đưa Em Sang Sông là của ai sáng tác?

“Ai là tác giả của nhạc phẩm Tôi đưa em sang sông” là vấn đề được bàn thảo khá rộng rãi trong vài năm qua. Người viết bài này có...

18 tầng địa ngục và những hình phạt cho kẻ gây tội

Địa ngục hay cõi âm hay 18 tầng ngục là một địa danh siêu nhiên được nhắc đến trong nhiều nền văn minh và tôn giáo. Đây là nơi đến...

Chợ Bến Thành – một biểu tượng lịch sử của Sài Gòn

Trong hơn 100 năm tồn tại, chợ Bến Thành là chứng nhân của nhiều sự kiện lịch sử quan trọng xảy ra trên mảnh đất Sài Gòn. Nằm tại trung...

Exit mobile version