Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Thầy Lang Phách

Ở lối bên Đan Phượng, có thầy thuốc Nam tên là Phách. Thầy nổi tiếng chẩn đoán bệnh chính xác, ra thuốc chữa lành cho nhiều bệnh nhân. Ở Hà Nội và các tỉnh cũng có nhiều người tìm đến khám chữa.

Thầy Lang Vùng Cao

Ngồi giữa ngôi nhà dưới ánh đèn vàng mờ mờ, thầy lang Phách mặt xương xương, nhìn nghiêng giống như một thầy đồ từ thế kỷ trước.

– Anh đau đầu à, phát lâu chưa? Thầy nhìn tôi khẽ khàng.

– Vâng, em đau được nửa năm nay rồi ạ, ra Bạch Mai mãi mà không tìm ra nguyên nhân.

Cả khuôn người gần như tĩnh như tượng, chỉ có ánh mắt vừa sáng vừa hiền, thầy nhắc tôi:

– Anh cầm cái bát, xuống kia, lấy cho tôi ít nước tiểu để xét nghiệm!

Tôi giật mình ngạc nhiên, vì cũng có đi chẩn đoán Đông y mấy lần, mà chả có lần nào lấy nước tiểu để xét nghiệm cả.

Nhưng rồi tôi cũng xuống nhà và cầm cả nửa bát lên. Lang Phách với tay lấy cái đèn pin chuyên dụng, rọi 2,3 vòng lên mặt bát. Rồi thầy cất lên thong thả:

– Xong rồi, tôi đã biết bệnh của anh.

Tôi run run:

– Có nghiêm trọng không thầy?

– Không nghiêm trọng, à khá nghiêm trọng đấy.

Không chờ tôi hỏi, Lang Phách nói luôn:

– Anh mặc sơ mi, quần áo phẳng phiu, ngón tay mấp máy, hẳn dân văn phòng dài lưng gõ công văn. Miệng quen uống trà ngon loại 400.000 đồng trở lên. Nay tôi nhìn nước tiểu, thấy mầu vàng sẫm, mùi lại không thanh, chứng tỏ đã chuyển xuống loại trà bồm rẻ tiền. Từ đó tôi biết thu nhập của anh đợt này vừa chậm vừa giảm. Về nhà vợ con réo rắt, đâm ra phải suy nghĩ loanh quanh nhiều mà nhức nửa bên đầu. Nguyên nhân bệnh là vậy. Bệnh này tôi cũng không có thuốc chữa anh ạ.

Trên đường về, tôi phục mãi tài chẩn đoán bệnh của thầy lang Phách.

Thuở ban đầu nhạc Việt, chỉ nhẹ nhàng thế thôi!

Cái thuở ban đầu sơ khai của lời ca, tình yêu vẫn phải dùng từ Hán Việt là “ái tình” và “cái sự yêu đương nhau” còn được gọi là...

Âm và chữ “trát” 鍘

Trong phim “Bao Thanh Thiên”, khi đến phần xử trảm các phạm nhân, có các loại bàn xắt thuốc, xắt cây có mang hình đầu rồng, đầu cọp và đầu...

Lạc Việt và quốc gia của người Việt xưa

Có nhiều vị “giả Tàu” có vẻ tức tối với chuyện này, mỉa mai là “thấy người sang bắt quàng làm họ” hay “chủ nghĩa tự tôn dân tộc quá...

Sự khác biệt giữa phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa và nay

Tối chủ nhật, mở chương trình truyền hình trên TV, tình cờ tôi xem được một vài tiết mục trong một chương trình ca nhạc có tên là “Phòng Trà...

Thuyền nhân vượt biển sau biến cố 1975

Sự kiện người dân vượt biển ra đi sau biến cố năm 1975 được coi là một cuộc di dân lớn, cũng là sự kiện đau thương đầy máu và...

Những hình ảnh cực hiếm về phụ nữ nông thôn Việt Nam 100 năm trước

Những bức ảnh chụp vào đầu thế kỷ 20 đã khắc họa được chân dung và đời sống sinh hoạt, trang phục, sắc đẹp của phụ nữ nông thôn Việt...

Tại sao phải có phù dâu

Tục lệ xưa cần có phù dâu vì hôn nhân cưỡng ép, do cha mẹ định đoạt, nhiều nơi lại có nạn tảo hôn, thông thường thì "Nữ thập tam...

Đọc lại bài thơ “Trang Sử Cũ” – Bài học thuộc lòng một thuở

Nhắc đến bài thơ “Trang sử cũ” chắc trong chúng ta không có mấy người biết. Vì bài này được in trong sách Quốc văn toàn tập lớp Nhất (tức...

Những bí mật ẩn giấu của các vận động viên Olympic

Qua cách họ tìm mọi cách vượt qua giới hạn bản thân, bạn có thể có cái nhìn mới về cơ thể con người. Ảnh chụp X-quang của một vận...

Ngày tết nghĩ về ngũ thường trong tâm thức Việt

Một mùa xuân lại về trên đất nước ta. Chào Xuân Ất Mùi 2015. Như vậy là bốn mươi cái tết đã đến kể từ sau khi đất nước thống...

Kim Vân Kiều – Cuốn phim truyện đầu tiên sản xuất tại Việt Nam

Khoảng thời gian đầu thế kỷ XX, các bộ phim chiếu rạp ở Việt Nam chủ yếu nhập từ Pháp. Bắt đầu từ thập niên 1920 về sau, các đạo...

Lịch sử nước ta không có chế độ phong kiến

Vài lời của người sưu tầm: Bài báo dưới đây của Phan Khôi, tôi sưu tầm và lưu giữ riêng đã 6-7 năm nay; để đưa tới bạn đọc dưới...

Exit mobile version