Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Điều kiện, thủ tục bảo lãnh con nuôi sang Mỹ

1. Điều kiện bảo lãnh con nuôi

Để được bảo lãnh con nuôi sang Mỹ thì cần đáp ứng đầy đủ những điều kiện sau:

Đều đáp ứng được đầy đủ những điều kiện nêu trên thì bạn có thể hoàn thiện hồ sơ gửi cho đại sứ quán để xin xét duyệt hồ sơ định cư tại Mỹ theo diện này được rồi nhé.

2. Quyền lợi của người được bảo lãnh theo diện con nuôi

Khi đã hoàn tất hồ sơ và được bảo lãnh con nuôi sang Mỹ theo đúng quy định của luật pháp thì người con nuôi đó sẽ được hưởng mọi quyền lợi, lợi ích như một người con ruột bình thường. Trường hợp này sẽ được áp dụng đối với việc cha mẹ bảo lãnh cho con nuôi, anh chị em có thể bảo lãnh cho nhau hoặc cha, mẹ nuôi có thể chung một hồ sơ với con nuôi theo diện bảo lãnh thân nhân này.

Tuy nhiên, có một điều mà bạn cần lưu ý rằng đối với hình thức bảo lãnh theo diện con nuôi này, thì người con nuôi đó đã được hưởng mọi quyền lợi khi di trú thì sẽ không được bảo lãnh cho cha mẹ ruột hoặc anh chị em ruột của mình nữa.

3. Thủ tục bảo lãnh diện con nuôi

Bước 1: Nộp hồ sơ xin visa cho con

Đây là điều đầu tiên nếu như bạn có ý định bảo lãnh con nuôi sang Mỹ. Nếu như bản thân bạn chưa có nắm rõ những quy định của cơ quan pháp luật nếu không muốn mất thời gian làm lại hồ sơ cũng như bổ sung nhiều lần thì có thể liên hệ với bên dịch vụ chuyên tư vấn làm hồ sơ con nuôi để xin visa định cư tại Mỹ cho con, và trong thời gian đó bé có thể sống cùng cũng như dưới sự giám hộ của gia đình bạn.

Bước 2: Nhận giấy khai sinh của con

Sau khi hoàn tất thủ tục nhận nuôi với cơ quan có thẩm quyền, thông thường sẽ là nơi cư trú hiện tại của con nuôi thì gia đình bạn có thể nhận được giấy khai sinh của con, từ đó bạn có thể xin hộ chiếu cho con nuôi của mình.

Bước 3: Xin hộ chiếu Việt Nam cho con

Xin hộ chiếu Việt Nam tại các  cơ quan có thẩm quyền thông thường sẽ mất thời gian từ 2 tuần đến 1 tháng thì sẽ nhận được hộ chiếu hợp pháp. Hồ sơ xin hộ chiếu cho con nuôi thông thường sẽ bao gồm:

Bước 4: Xin visa định cư Mỹ

Sau khi hoàn tất các giấy tờ hồ sơ cá nhân của con nuôi cũng như hộ chiếu Việt Nam thì bạn có thể bắt đầu  xin visa định cư tại Mỹ ở đại sứ quán. Hồ sơ bao gồm những thông tin cần thiết sẽ được đại sứ quán yêu cầu gia đình bổ sung đầy đủ.

Tuy nhiên, để bảo lãnh con nuôi sang Mỹ bạn cần lưu ý chuẩn bị một số giấy tờ để chứng minh khả năng tài chính của bản thân như: bản sao kê 6 tháng lương gần nhất, hồ sơ liên quan đến công việc hiện tại để chứng minh bạn hoàn toàn đủ khả năng bảo lãnh cho  con nuôi của mình mà không làm gánh nặng cho xã hội. Sau đó lãnh sự quán sẽ bắt đầu xét duyệt hồ sơ của bạn theo quy định.

Bước 5: Sau khi nhận con nuôi

Sau khi nhận con nuôi và được định cư tại Mỹ thì bố mẹ nuôi cần phải hoàn thành mọi nghĩa vụ, trách nhiệm của mình đối với con nuôi và phải báo cáo với những cơ quan có thẩm quyền về nơi cư trú của con nuôi theo quy định của pháp luật đó là mỗi tháng 1 lần.

Con được nhận nuôi hợp pháp sẽ được hưởng mọi quyền lợi cũng như trách nhiệm như một công dân Mỹ thực sự, được sự bảo vệ của pháp luật như con ruột bình thường.

4. Các luật định về việc bảo lãnh con nuôi theo luật Di Trú Mỹ

Hiện nay những trường hợp được xin con nuôi hợp pháp đó là xin con nuôi quốc tế Hague, xin con nuôi là trẻ mồ côi và xin con nuôi thông qua những mối quan hệ huyết thống. Thì trường hợp xin con nuôi quốc tế Hague và xin con nuôi là trẻ mồ côi bắt buộc phải thông qua những tổ chức của chính phủ cũng như quốc tế. Còn việc xin con nuôi theo diện huyết thống thì không cần phải thông qua những tổ chức này mà chỉ cần làm việc cũng như xin thủ tục tại các cơ quan có thẩm quyền tại nơi cư trú.

Luật định về việc bảo lãnh con nuôi

Đối với việc bảo lãnh con nuôi sang Mỹ  thì cần tuân thủ tuyệt đối những luật định mà pháp luật Mỹ đưa ra bạn cần phải chấp hành tuyệt đối những quy định như:

Thời gian xét đơn bảo lãnh

THỜI GIAN XÉT ĐƠN: THÔNG THƯỜNG USCIS SẼ TIẾN HÀNH ĐÁNH GIÁ XEM CHA MẸ NUÔI CÓ PHÙ HỢP HOẶC ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐỂ NHẬN CON NUÔI HAY KHÔNG HOẶC HỒ SƠ CẦN BỔ SUNG GÌ THÊM. NẾU KHÔNG ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẶC HỒ SƠ CÒN THIẾU THÌ CƠ QUAN NÀY SẼ GỬI THÔNG BÁO BẰNG VĂN BẢN CHO CHA MẸ NUÔI.

Đối với mẫu đơn I-800A thì thời gian xét đơn sẽ là 15 ngày kể từ ngày thông báo cho bạn về kết quả hồ sơ và lấy dấu vân tay

Đối với mẫu đơn I-600A thì thời gian xét duyệt sẽ là 18 tháng để từ ngày nộp đơn. Thời gian này cơ quan có thẩm quyền sẽ xác nhận tình hình của đứa trẻ cũng như cha mẹ nuôi có đáp ứng được đầy đủ điều kiện ,tài chính và có phù hợp để hoàn tất quá trình nhận nuôi hay không.

Lệ phí nộp đơn nhận con nuôi: tổng cộng 805 USD bao gồm lệ phí nộp đơn và phí phí quét vân tay cho từng thành viên sống trong gia đình từ 18 tuổi trở lên.

Lưu ý đối với những trường hợp bảo lãnh con nuôi sang Mỹ  khi làm hồ sơ xét duyệt thì bạn nên làm ít nhất 2 bản giống hệt nhau. Tất cả những giấy tờ đều phải được dịch và chứng thực tại các cơ quan có thẩm quyền là đại sứ quán Việt Nam hoặc các Lãnh sự quán Việt Nam tại Mỹ. Hồ sơ bắt buộc phải bao gồm cả tiếng anh và tiếng việt.

5. Đơn cử trường hợp bảo lãnh con nuôi sang Mỹ

Trường hợp bảo lãnh

Gia đình tôi được định cư tại Mỹ theo diện đầu tư EB-5, hiện đang ở Mỹ được 5 tháng và đã có thẻ xanh, sổ an ninh xã hội, bảo hiểm… Tuy nhiên, gia đình tôi vẫn mong muốn được mang đứa con nuôi của mình cùng sinh sống ở nơi đây. Tôi phải làm gì để được bảo lãnh cháu sang cùng đoàn tụ? (Chị N.H.N, 36 tuổi)

Không chỉ riêng trường hợp của chị N.H.N, cũng có khá nhiều chủ đầu tư khi được định cư ở Mỹ theo dự án đầu tư EB-5 đã đưa ra những câu hỏi tương tự. Vậy liệu thường trú nhân có được phép bảo lãnh con nuôi và thủ tục hồ sơ ra sao? Những thông tin sau từ Luật sư di trú của ImmiCa sẽ cung cấp cho các chủ đầu tư những thông tin hữu ích.

Điều kiện bảo lãnh con nuôi

Theo luật di trú, đối với những nhà đầu tư định cư Mỹ thông qua dự án đầu tư EB-5 sẽ được lấy Thẻ xanh Mỹ (US Pernament Resident)cho cả gia đình bao gồm vợ, chồng và các con dưới 21 tuổi còn độc thân. Riêng việc bảo lãnh con nuôi của những thường trú nhân này cũng được quy định khá rõ ràng.

Đặc biệt, chữ CHILD (con) trong bộ luật di trú được định nghĩa rất quan trọng và là cơ sở cho mọi sự đề nghị, xét duyệt. Cụ thể, để được chấp thuận bảo lãnh con nuôi, người có thẻ xanh phải xác định được được người con nuôi ấy phải có đủ 3 điều kiện:

Một khi đã hoàn tất được các thủ tục xác minh là con nuôi hợp pháp thì luật di trú sẽ cho phép hưởng mọi quyền lợi di trú như một người con ruột. Và trường hợp này có thể áp dụng cho cha mẹ bảo lãnh con nuôi, anh chị em nuôi bảo lãnh nhau.

Lưu ý khi bảo lãnh

Các nhà đầu tư lưu ý, dù là người con nuôi ấy sau khi được bảo lãnh và hưởng đầy đủ quyền lợi di trú, trở thành một thường trú nhân Hoa Kỳ thì cũng không được phép bảo lãnh ngược lại cha mẹ hoặc anh chị ruột của mình.

Trên đây là các thông tin về bảo lãnh con nuôi sang Mỹ mà Immica chia sẻ đến các bạn đọc. Chúc bạn có được những thông tin hữu ích nhất cho mình nhé!

Những câu ngụy biện điển hình của người Việt

Có một thói quen rất nguy hiểm mà người Việt thường xuyên sử dụng trong giao tiếp, đó là thói quen ngụy biện. Thói quen này đã lây nhiễm một...

Sơ lược về nguồn gốc một số địa danh miền Nam

Có nhiều nơi ở miền Nam mình đã đi qua, đã ở đó, đã nghe nói tới hoặc đã đọc được ở đâu đó… riết rồi những địa danh đó...

Sài Gòn những năm 1996 qua ống kính của Gysembergh Benoit

Quán kem Bạch Đằng, khách sạn Majestic buối tối, nữ “ninja” trên đường phố… là loạt ảnh đen trắng khó quên về Sài Gòn năm 1996 được nhiếp ảnh gia...

Lê Hoàn – Lê Đại Hành – Vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt – Đánh Tống, Bình Chiêm

Vào giờ dần, ngày rằm tháng Bảy, năm Tân Sửu (941), cuối ngôi làng nhỏ thôn Trung Lập, xã Xuân Lập, Thọ Xuân, Thanh Hóa, một em bé nghèo "bố...

Vì sao người Việt thích đi xe ôm, xe ôm có từ bao giờ?

Dù ở thành thị hay nông thôn, mỗi khi cần đi đâu, muốn nhanh, gọn, và rẻ, ai cũng nghĩ ngay đến "xe ôm". Dù không được công nhận chính...

Húy của Vua Gia Long là Anh hay Ánh?

Hầu như người Việt Nam nào có bước chân tới trường, qua ngưỡng cửa Trung học (cấp 2) cũng ít nhiều biết được tên thật của vua Gia Long (1802-1819),...

7 cách bố thí không tốn một đồng nhưng mang lại phước đức cả đời

Bố thí là đem vật chất như của cải tiền bạc của mình hiến dâng chia tặng cho người, hoặc đem trí tuệ như giảng nói các điều hay lẽ...

Công trạng của các Chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn, đôi điều suy ngẫm

Kể từ những năm 70 của thế kỷ XX trở về trước, ở nhiều góc độ khác nhau, Vương triều Nguyễn từng bị phê phán gay gắt và thời kỳ...

Cà phê Sài Gòn thời ấy

Sài Gòn” Môt Thời Để Yêu Và Một Thời Để Nhớ Cho Những Ai Đã Lớn Lên Và Cắp Sách Đến Trường Ở Sài Gòn… Bạn đã uống cà phê...

Sài Gòn “tám” chuyện Nhất mực, nhì vàng, tam khoang, tứ đốm

Người Sài Gòn có thú vui uống cà phê ngoài phố, cà phê “quán cóc”, cà phê hẻm và “tám” đủ thứ chuyện trên trời dưới đất, ví dụ như...

Quốc trưởng Bảo Đại ở Lạng Sơn năm 1950

Vào ngày 3/2/1950, cựu hoàng Bảo Đại, khi đó là Quốc trưởng Quốc gia Việt Nam thuộc Liên hiệp Pháp đã đến Lạng Sơn để tham dự một lễ tưởng...

Tục Ngữ – Ca Dao về ngày Tết Nguyên Đán

Chuyện xưa kể rằng: Vào một thời xa xưa lắm, người đang sống yên ổn thì một bầy quỷ dữ đến xâm lăng. Chúng dùng mưu mô quỷ quyệt chiếm...

Exit mobile version