Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Apple Music Lossless là gì?

Apple nâng cấp chất lượng nhạc của Apple Music với chất lượng cao nhất lên đến 24-bit/192kHz . Vậy liệu Apple Music Lossless có nâng cấp gì và có khác biệt so với nhạc Hi-res mà chúng ta thường hay nghe nói?

Apple Music hiện tại đang sử dụng file AAC. Nhờ vào các đặc tính tốt hơn mà định dạng này đã trở thành định dạng thay thế cho định dạng mp3 xưa cũ. Tuy nhiên đây vẫn là định dạng lossy hay còn gọi là các file nhạc nén không bảo toàn dữ liệu, chính vì vậy nếu so với file lossless hay hi-res thì lượng thông tin trong bài hát ở định dạng này bị mất đi rất nhiều. Việc Apple đã quyết định nâng cấp chất lượng dịch vụ của mình lên Lossless chắc chắn sẽ mang lại trải nghiệm tốt hơn.

4418281_cover_lossless-music-tinhte.jpg

Lossless (chất lượng CD) có 2 loại bao gồm: Uncompressed (Wav và AIFF) và Compressed ( các định dạng Flac, APE, ALAC). Các file Uncompressed thường sẽ có dung lượng lớn hơn các file Compressed chính vì vậy ít phổ biến hơn. Thông thường các file lossless sẽ có dung lượng gấp 5-6 lần so với file lossy, chính vì vậy để stream và lưu trữ các file nhạc dạng này sẽ tốn nhiều tài nguyên hơn.

4425932_tinhte_hi_res_music_hi_res_audio.png

Hi-res là khái niệm để chỉ các file nhạc có chất lượng cao hơn chất lượng của đĩa CD (16bit/44.1kHz). Các định dạng quen thuộc mà chúng ta thường gặp là WAV, AIFF,FLAC, ALAC và DSD. Có 2 khái niệm mà chúng ta hay gặp là Hi-res Music và Hi-Res Audio. Trong đó Logo bên phải là logo do hiệp hội các thương hiệu của Nhật Bản ( đứng đầu là Sony ) tạo ra vào năm 2013. Còn logo bên trái là do Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Hoa Kỳ (RIAA) cùng với một số tổ chức khác như CEA, DEG, và Recording Academy Producers & Engineers Wing đưa ra vào năm 2014 nhằm thiết lập tiêu chuẩn cho nhạc độ phân giải cao (hay còn gọi là nhạc hi-res), logo này được các hãng thu âm và phát hành nhạc khác áp dụng trong phạm vi Mỹ, Canada và châu Âu. Các dịch vụ liên quan bao gồm tải nhạc và nghe trực tuyến theo cả đĩa đơn và album. Như vậy, RIAA đã thiết lập chuẩn Hi-Res Music, nhằm cạnh tranh với chuẩn Hi-Res Audio. Chuẩn Hi-Res Music có phần dễ tính hơn, bởi yêu cầu nhạc đạt mức 20bit-48kHz trở lên. Còn Hi-Res Audio vốn đã yêu cầu đạt mức 24bit/96kHz trở lên. Dù vậy, cả 2 tiêu chuẩn này đều đã cao hơn mức 16bit/44.1kHz của đĩa CD. Chính vì sự khác biệt phân chia 2 khu vực khác nhau mà người dùng ở VN sẽ thường thấy logo ở bên phải nhiều hơn so với bên trái.

Apple Music Lossless sẽ sử dụng định dạng ALAC có chất lượng từ 16bit -44kHz và cao nhất lên đến 24-bit -192kHz. Về bản chất thì đây là file Hi-res tuy nhiên mình không rõ Apple có sử dụng chứng nhận Hi-res audio của Sony hay không. Mọi thông tin có lẽ cần phải chờ đến khi dịch vụ này chính thức triển khai vào tháng sau mới chính xác được. Tuy nhiên để trải nghiệm được chất lượng nhạc này nhất là trên điện thoại, ae sẽ cần phải đầu tư thêm DAC/Amp mới có thể trải nghiệm trọn vẹn.

Sau loạt bài về Hi-res, hôm nay mình sẽ hướng dẫn anh em cách để làm sao có thể thưởng thức nhạc Hi-res một các trọn vẹn nhất. Để làm được điều này chúng ta cần phải có cả phần cứng và phần mềm

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 20

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem....

Cái chạn bát trong miền ký ức (Garde De Manger)

Cái chạn là vật đi vào tiềm thức tuổi thơ của nhiều người. Chỉ là nơi để úp bát, cất thức ăn thôi mà sao thân thuộc đến thế. Giờ...

Cải Lương Thập Niên 50, Thập Niên 60 – Những bước đi bảy dặm

Sân khấu Cải Lương ở miền Nam VN vào thập niên 50 và thập niên 60 đã thực hiện “những bước đi bảy dặm”. Vài năm sau đó, từ 1970...

Cảm nghĩ về tình tự dân tộc

Những nhân vật lưu truyền trong dân gian phản ánh gần như trung thực tâm tư, nguyện vọng cũng như tính nết của người dân. Nhận xét đó của các...

Những kỷ niệm cuối cùng với nhạc sĩ Trúc Phương

Như một ánh chớp, ngoảnh lại đã tròn 20 năm dài. Con số thời gian không nhỏ, đối với nhạc sĩ Y Vân, người đã viết “Em ơi có bao...

Sài Gòn trước 1975 qua ống kính của Chuẩn Đô đốc hải quân Mỹ Charles F. Rauch

Loạt ảnh tư liệu quý về Sài Gòn trước 1975 của Chuẩn Đô đốc hải quân Mỹ Charles F. Rauch, thực hiện trong thời gian ông ở Việt Nam từ...

Tà Áo dài trong Thơ & Nhạc

“Chiều nào áo tím nhiều quá, lòng thấy rộn ràng nhớ người…” ( Đường về Việt bắc, Đoàn Chuẩn & Từ Linh ) Giọng hát trầm ấm, dìu dặt của...

Giếng làng

Trên miền đất di sản xứ Nghệ, nơi “chiếc nôi đời ngọt lịm lời ru” tôi đã lớn khôn, mảnh đất quê hương yêu dấu có biết bao địa danh...

Lấy của ban ngày

Nước Tấn có kẻ hiếu lợi một hôm ra chợ gặp cái gì cũng lấy. Anh ta nói rằng: "Cái nầy tôi ăn được, cái nầy tôi mặc được, cái...

Vua Gia Long đối với hủ tục và tệ mê tín

Trong những năm đầu sau khi lên ngôi của vua Gia Long (1802-1820), cùng với nạn giặc giã, thú dữ hoành hành, các vấn nạn về hủ tục và mê...

Kỷ niệm thời đi học , ký ức sữa Foremost

Hồi xưa ai đã từng qua thời Tiểu học ở Saigon vào thập niên 1960-70 chắc chắn không quên ..”sự kinh hoàng vì uống sữa” của học sinh thời đó...

Thanh kiếm của vua Gia Long

Dominique Rolland là giảng viên của Trường Đại học Ngôn ngữ và Văn minh Đông phương (Paris, Pháp) và là giảng viên thỉnh giảng tại Trường Đại học Hoa Sen...

Exit mobile version