Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Kính cường lực được sản xuất như thế nào?

Kính cường lực có độ chịu lực gấp 4 lần so với kính thông thường. Khi bị vỡ, kính thông thường sẽ tan thành nhiều mảnh lớn trong khi kính cường lực sẽ tạo thành các mảnh nhỏ vụn, giảm thiểu tính sát thương.

Kính cường lực của điện thoại cũng là một trong số những sản phẩm thuộc nhóm kính tối an toàn (tempered glass), kính cường lực được sử dụng ở những nơi cần đảm bảo tính an toàn cao, ví dụ như được dùng làm kính chắn cửa sổ của các phương tiện giao thông, cửa ra vào, cửa sổ trên trần nhà, trong nhà tắm, ban công, lò nướng.


Bề mặt kính sẽ được làm mát nhanh hơn phần bên trong.

Theo Scientific American, quy trình diễn ra như sau: Đầu tiên là cắt kính, những tấm kính phải được cắt và gia công thành hình chính xác trước khi nung bởi độ chịu lực có thể bị giảm hoặc sản phẩm sẽ bị hỏng nếu như sau khi nung tấm kính lại tiếp tục bị mài hay khắc. Sau đó, tấm kính phải được kiểm tra xem có dấu hiệu nào có thể làm vỡ kính trong khi nung hay không.

Tiếp theo, tấm kính bắt đầu đi vào quá trình nung trong lò với nhiệt độ lên tới hơn 600 độ C, trong công nghiệp, nhiệt độ tiêu chuẩn là 620 độ C. Sau khi nung, tấm kính sẽ tiếp tục với công đoạn làm mát với thiết bị có công suất lớn. Công đoạn này chỉ diễn ra trong vòng vài giây, một luồng khí lạnh áp suất lớn sẽ được thổi từ một chiếc vòi ra toàn bộ bề mặt kính.

Bề mặt kính sẽ được làm mát nhanh hơn phần bên trong. Đến khi phần bên trong được làm mát xong, nó sẽ kéo chắc phần bề mặt kính lại, như vậy, phần bên trong vẫn được ép căng còn bề mặt bên ngoài sẽ được nén lại tạo khả năng chịu lực cho kính.

Tấm kính thông thường chỉ được ép căng dễ vỡ gấp 5 lần so với kính được nén lại. Kính thông thường có thể chịu được tối đa 6000 psi (áp lực trên một inch vuông). Còn kính cường lực với bề mặt có độ nén hơn 10000 psi có thể chịu được gần 24000 psi.

Ngoài ra còn có thể nung bằng chất hóa học để sản xuất ra kính cường lực, ở đây các chất hóa học sẽ trao đổi ion trên bề mặt kính để tạo lực nén. Tuy nhiên phương pháp này tốn nhiều chi phí hơn so với nung bằng lo và làm mát nên không được sử dụng rộng rãi.

Chuyện đời của cầu Bình Lợi xưa

Thuở nhỏ tôi vẫn nghe vài câu chuyện về cầu Bình Lợi. Những câu chuyện đó không vui, toàn là chuyện tự vẫn vì thất tình, mang nợ ba`i bạc...

Xem mặt chọn vua thời chúa Trịnh – Chuyện lạ bậc nhất trong những chuyện lạ lịch sử

Chuyện chúa Trịnh lấn át vua Lê không chỉ người dân cả nước, các quốc gia lân bang đều biết, mà những người phương Tây đến nước ta khi ấy...

Bí Mật Phong Thủy

Phong thuỷ thoạt nghe tưởng chừng mê tín, kỳ thực đó là một trong những sản phẩm trí tuệ của người Trung Quốc cổ xưa Lời nói đầu Tại các...

Chuyện ít biết về trận bão năm Giáp Thìn (1904)

Trận bão năm Giáp Thìn (1904) được xem là trận cuồng phong mạnh nhất từng đổ bộ vào Sài Gòn khiến 3.000 người chết, thiệt hại tài sản tương đương...

Đi tìm sự thực lịch sử về vua Gia Long

Một ngày mùa xuân năm 2014, tôi lên khu La Tinh, vào hàng sách quen, xuống hầm tìm sách cũ, tình cờ thấy một bộ sách quý, nhưng có lẽ...

Họa sĩ Tạ Tỵ hồi ức về nữ danh ca Thái Thanh

Tôi hỏi, ban hợp ca gồm có những ai? Duy nói, toàn anh em trong gia đình cả, như Thái Hằng, Phạm Đình Viêm (tức Hoài Trung), Phạm Đình Chương...

Những nhà thờ lâu đời ở Việt Nam

Nước Việt Nam không chỉ có nhiều ngôi chùa có lối kiến trúc cổ độc đáo mà những nhà thờ  cũng xuất hiện từ rất lâu đời. Đa phần những...

Sài Gòn năm xưa – Kỳ 7/9 – Hồi tây mới qua

Đây phải đâu chỉ có bọn dọn bàn làm bá chủ tại Sài Gòn thưở giao thời, khi Tây mới qua. Tiếp theo còn những giới đặc sắc nhứt -...

Câu đối trong xã hội An Nam

Vào những ngày giáp Tết, tại các khu chợ của địa phương và trên những vỉa hè ở thành phố, người ta lại thấy xuất hiện những gian hàng tuyệt...

Kỹ nghệ nước mắm ở Đông Dương (4/7) – Chương III. – Nghiên cứu hóa sinh – giá trị thực phẩm của nước mắm

“Sự phong phú về đạm toàn phần hoặc tốt hơn về đạm hữu cơ tạo ra giá trị thực phẩm của một loại nước mắm và, do đó, làm nên...

Quảng Trị năm 1992 trong ảnh của Hans-Peter Grumpe

Những chứng tích của cuộc chiến tranh khốc liệt vẫn ngổn ngang ở mảnh đất Quảng Trị năm 1992. Những hình ảnh do nhiếp ảnh gia Đức Hans-Peter Grumpe thực...

Những câu chuyện nhỏ đáng suy ngẫm về nhân sinh

Trong cuộc sống, đôi khi không phải chuyện gì chúng ta cũng có thể ngay lập tức thông suốt và thấu hiểu. Một số mẩu truyện về nhân sinh dưới...

Exit mobile version