Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nguyên nhân khiến Internet Explorer bị khai tử

25 năm hoạt động với nhiều sai lầm và thờ ơ trước sự đổi mới, trình duyệt Internet Explorer chính thức bị Microsoft gạch tên.

Trình duyệt lướt web nổi tiếng một thời – Internet Explorer – cuối cùng cũng đến lúc phải nói lời tạm biệt. Theo The Verge, gã khổng lồ công nghệ Microsoft đã đưa thông báo chính thức sẽ ngừng hỗ trợ phiên bản Internet Explorer 11 trên tất cả ứng dụng của Microsoft 365 vào tháng 8/2021.

Sau 25 năm hoạt động, Microsoft Edge sẽ tiếp quản trọng trách này từ “người tiền nhiệm”.

Internet Explorer từng được coi là cánh cổng duy nhất dẫn người dùng đến với thế giới Internet. Ảnh: AFP.

Internet Explorer vốn là dự án được triển khai vào mùa hè năm 1994, mãi cho đến năm 2001, Microsoft mới có toàn quyền kiểm soát. Thời điểm hệ điều hành Windows XP đang phổ biến trên thế giới, trình duyệt này thống trị tới 90% thị trường, khiến các nhà phát triển ứng dụng và tiện ích bắt đầu lập trình mã theo những gì Internet Explorer có thể hoặc không thể làm được.

Tuy nhiên, quyền bá chủ của Microsoft ngày một giảm khi gã khổng lồ này liên tục thờ ơ trước các tiêu chuẩn web và bỏ lỡ nhiều tính năng đáng cập nhật. Internet Explorer đồng thời bị chỉ trích là một trong những “phế phẩm công nghệ mọi thời đại”.

Microsoft đã không tuân theo các nguyên tắc được đặt ra bởi World Wide Web Consortium – tổ chức thiết lập các tiêu chuẩn cho công nghệ web – và vì vậy, Internet Explorer thường làm cho các trang web trên trình duyệt của mình bị sai lệch so với Opera và Firefox.

Năm 2004, Mozilla tung ra trình duyệt Firefox đầu tiên, 4 năm sau, Google Chrome tham gia cuộc chơi với tham vọng soán ngôi của Explorer. Trong một thập kỷ kể từ khi Google Chrome ra mắt, trình duyệt này đã tung ra 70 bản cập nhật, trong khi đó Microsoft chỉ cập nhật Explorer 4 lần kể từ phiên bản thứ 8 và cuối cùng. Các tính năng mới chỉ được bổ sung vào Internet Explorer như một phần của bản phát hành lớn và khiến công ty mất nhiều năm để cập nhật.

Microsoft Edge được hy vọng sẽ đưa tên tuổi của gã khổng lồ công nghệ này quay trở lại. Ảnh: Microsoft.

Kế hoạch dừng hoạt động Internet Explorer vốn đã được thông báo từ năm 2015, cùng thời điểm ra đời của trình duyệt Microsoft Edge (mang tên Dự án Spartan). Đây được cho là nỗ lực của gã khổng lồ công nghệ trong việc đem lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.

Năm 2016, Microsoft bắt đầu loại bỏ các hỗ trợ cho Internet Explorer thế hệ cũ.

Tuy nhiên, 2 năm kể từ ngày ra mắt Edge, Microsoft mắc phải vấn đề tương tự các đối thủ. Trình duyệt này sử dụng công cụ kết xuất trang web khác với Chrome hay Safari khiến cho người dùng khó tiếp cận cũng như sử dụng. Do đó, nhiều nhà phát triển đã không tối ưu hóa các trang web cho trình duyệt và người dùng liên tục vướng vào các vấn đề kỹ thuật.

Năm 2018, Microsoft quyết định chuyển sang cơ sở mã Chromium – nền tảng của Google Chrome – với hy vọng khắc phục được vấn đề. Động thái này sau đó đã bị Mozilla chỉ trích, đồng thời “không thừa nhận việc triển khai web của Google là lựa chọn duy nhất cho người dùng”.

Hiện tại, 65% người dùng trên thế giới đang sử dụng trình duyệt Chrome của Google, tiếp đó là Safari trong tay của Apple (chiếm 16% thị phần) với Firefox, Opera. Microsoft Edge vẫn là thương hiệu chưa có tên tuổi khi chỉ chiếm chưa đến 2%.

Không chỉ thế, Microsoft Edge sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức hơn khi tỷ lệ người dùng sử dụng Internet trên thiết bị di động ngày càng tăng.

Các trình duyệt trên điện thoại thông minh đã tăng tới 51% tổng số lượt duyệt, trong khi trên máy tính liên tục sụt giảm xuống còn 49%. Mặc dù Microsoft có ứng dụng trình duyệt trên cả 2 hệ điều hành Android và iOS, nhưng phần lớn người dùng vẫn có thói quen sử dụng trình duyệt được thiết lập sẵn trên smartphone của họ.

Việc sử dụng Internet đã chuyển từ máy tính để bàn sang thiết bị di động, nơi Google và Apple đang thống trị. Sự thất bại của Windows Phone đang khiến cho Microsoft gặp nhiều bất lợi. Ngay cả với sự phát triển không ngừng của Edge, hãng vẫn có thể gặp khó khăn trong việc trở thành một “ông lớn” trong thị trường.

Bài kỳ và tịch thượng

Theo phép khoa cử: thi Hương thì trường nhất kinh nghĩa, trường nhì thi phú, trường ba văn sách, như tôi có nói ở đoạn trước rồi. Thí sanh nào...

Sài Gòn – Chợ Lớn 150 năm trước qua ảnh của J.C. Baurac

Những hình ảnh về Sài Gòn – Chợ Lớn trong bộ sưu tập của bác sĩ người Pháp J.C. Baurac cho thấy sự thay đổi nhanh chóng của đô thị...

Khoa Cử Việt Nam – Thi Hương – Dẫn Nhập – Ðại lược về Khoa cử

"Sĩ nhiều thì nước thịnh mà con đường tìm người tài giỏi, chọn lựa được nhiều nhân tài thì không phép nào bằng Khoa cử." Phan Huy Chú, Khoa Mục...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 22

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem.

Có ngày tốt hay xấu không?

Viết về phong tục cổ truyền mà cố tình lảng tránh vấn đề này, ắt không thoả mãn yêu cầu của số đông bạn đọc, vì lễ cưới, lễ tang,...

Nhớ về Bong bóng vẽ của ngày xưa

“Bong bóng Thanh Dung, bong bóng từ miền Trung chở tới, bong bóng đi rồi các em nhỏ đứt ruột em ơi…”,tôi có anh bạn lớn tuổi không phải người...

Nguồn gốc của câu: “Người chết vì tiền tài, chim chết vì miếng ăn”

“Nhân vị tài tử, điểu vị thực vọng” (Người chết vì tiền tài, chim chết vì miếng ăn) là câu thành ngữ có thể rất nhiều người đã từng nghe...

Hai cái tháp Rùa… soi bóng hồ Gươm

- Hai cái tháp Rùa... soi bóng hồ Gươm ! Sao lại hai ? Soi bói, bóng gió gì đây? - Chả soi, bóng gì cả. Sách vở nói như...

Chính sách giáo dục ở Pháp và Nam Kỳ trước 1906: Những điểm đứt gãy

Tưởng chừng là giải pháp sáng suốt nhưng việc áp dụng một cách máy móc và cứng nhắc chính sách giáo dục ở chính quốc vào Việt Nam đã dẫn...

Những công trình kiến trúc tiêu biểu của Sài Gòn thập niên 1920

Cùng ngắm những công trình kiến trúc tiêu biểu của Sài Gòn thập niên 1920 qua các hình ảnh do người Pháp lưu giữ. Trụ sở Hiến Binh Thuộc địa...

Nhơn vật Hoa kiều hồi Tây mới qua

Những nhơn vật Trung Hoa đặc sắc nhứt từ buổi tây sang Nam Việt. Trong sách khảo về Tôn Thọ Tường, ông Khuông Việt có ghi nơi trương 51 và...

Đâu là “mẫu người lý tưởng” của văn hóa Việt?

Hợp mặt văn hóa kỳ 4 ‘PHONG CHÂU MỞ HỘI TIÊN RỒNG’ do nhóm Vietology của GS Trương Bổn Tài tổ chức tại San Jose, GS Lưu Văn Vịnh có...

Exit mobile version