Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Sự nguy hiểm của phần mềm gián điệp Pegasus

Thời gian gần đây dư luận đang xôn xao với nghi ngờ một số chính phủ trên thế giới đang sử dụng phần mềm gián điệp Pegasus của NSO Group để tấn công vào smartphone các nhà báo, chính trị gia và cá nhân khác.

Một số hãng tin đã thu được danh sách rò rỉ chứa hơn 50.000 số điện thoại, điều này làm dấy lên lo ngại về sự giám sát của chính phủ.

Vậy chính xác Pegasus là gì, nó có thể tấn công chúng ta như nào, ai sẽ là đối tượng mục tiêu của phần mềm này và cách nhận biết iPhone của bạn có bị tấn công hay chưa?

Pegasus là gì?

Là phần mềm gián điệp được phát triển bởi NSO Group của Israel. Phiên bản Pegasus bị phát hiện sớm nhất là vào năm 2016 khi xâm nhập vào điện thoại bằng hình thức lừa đảo trực tuyến.

Tuy nhiên, theo báo cáo từ The New York Times, những email bị rò rỉ xác nhận các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã sử dụng Pegasus từ năm 2013 cho các mục đích riêng.

Pegasus thực hiện các xâm nhập vào iPhone và các thiết bị Android, cho phép việc trích xuất tin nhắn, hình ảnh và email, cuộc gọi và bí mật kích hoạt microphone.

NSO Group vẫn tiếp tục các cuộc tấn công công nghệ với mục đích được tuyên bố là giúp chính phủ điều tra tội phạm và chống khủng bố. Chỉ có quân đội, cơ quan thực thi luật pháp mới tiếp cận được dữ liệu.

Tuy nhiên thực chất công ty không sử dụng phần mềm như tuyên bố, theo Lookout phần mềm này được sử dụng để tấn công các mục tiêu có giá trị cao cho nhiều mục đích, bao gồm cả hoạt động gián điệp.

Mới đây, phần mềm này rộ lên vì các vụ tấn công vào iMessage ở phiên bản iOS 7 của Apple. Kể từ đó Apple đã liên tục tung ra các bản cập nhật iOS để vá các lỗ hổng có thể bị tấn công bởi các phiên bản khác nhau của Pegasus.

Pegasus nguy hiểm ra sao?

Pegasus_1.jpg
Một khi Pegasus xâm nhập vào điện thoại nó tự động trở thành thiết bị giám sát 24h. Qua đó nó trực tiếp theo dõi vị trí người dùng, sao chép tin nhắn, thu thập ảnh, ghi âm cuộc gọi. Thậm chí bí mật tiến hành quay phim thông qua camera, tự kích hoạt micro trên máy để tiến hành ghi âm. Hơn hết nó còn có thể xác định người dùng đang ở đâu và đã gặp ai.

Qua thời gian, phần mền này không ngừng được NSO Group nâng cấp. Ở thời điểm hiện tại, Pegasus có thể tấn công bằng hình thức “zero-click”, không cần nhấp chuột, thông qua lỗ hổng trong hệ điều hành chưa được nhà sản xuất khắc phục.

Đối tượng nào có nguy cơ bị tấn công?

Như báo cáo của Lookout, Pegasus chủ yếu nhắm vào các mục tiêu có giá trị cao như các nhà hoạt động, nhà báo, chính trị gia,… Các cuộc tấn công không phải xuất phát từ NSO Group mà do chính phủ trả tiền cho phần mềm gián điệp.

Vào cuối năm 2019, có thông tin cho rằng ít nhất 121 người ở Ấn Độ đã bị tấn công bởi Pegasus, trong đó có hơn 40 nhà báo. Trong cùng thời điểm đó khoảng 1.400 người trên khắp thế giới cũng bị nhắm mục tiêu, Bộ trưởng Công nghệ Ấn Độ Ravi Shankar Prasad cho biết.

Người bình thường cũng có thể trở thành nạn nhân của Pegasus, nhưng nó sẽ hiếm khi xảy ra. Nói về các cuộc tấn công của Pegasus giám đốc bảo mật của Apple nói: “Nó không phải mối đe dọa với phần lớn người dùng của chúng tôi.”

Tự bảo vệ mình trước khả năng xâm nhập từ Pegasus

Chỉ cần số điện thoại, Pegasus có thể truy cập vào thiết bị của mục tiêu. Mặc dù khả năng thành công không phải 100% nhưng nó cũng là mối nguy hiểm đối với thiết bị.

Để đảm bảo sự an toàn cho thiết bị của mình, hãy luôn cập nhật iPhone bản mới. Apple liên tục vá mọi lỗ hổng để bảo vệ người dùng trước sự đe dọa của Pegasus và các mối nguy hiểm khác.

Cách nhận biết iPhone có bị nhiễm virus hay không

Người dùng có thể sử dụng công cụ do các nhà nghiên cứu tại Tổ chức Ân xá Quốc tế phát triển. Bộ công cụ này hoạt động trên cả thiết bị iPhone và Android nhưng cần máy tính Mac hoặc Linux để truy các dấu hiệu của cuộc tấn công.

Bộ công cụ xác minh di động từ GitHub có thể tải tại đây.

Ngắm Đông Dương thập niên 1930 qua 40 bức không ảnh

Khách sạn Majestic Sài Gòn, trường Trung học Mỹ Tho, dinh thự Cần Thơ, đền Angkor Wat… là những hình ảnh ấn tượng trong loạt ảnh Đông Dương thập niên...

Tại sao có thủ tục hú hồn trước khi nhập quan?

Vì đã có những trường hợp bị choáng, ngất, bất tỉnh nhân sự. Người ta dùng mọi thủ thuật để kích thích thì hồi tỉnh, trong đó có thuật hú...

Trên đời vốn vô sự, chỉ có con người tự sầu lo

Ở cõi đời này, chúng ta chỉ là những vị khách qua đường vội vã. Trên dòng sông thời gian dài đằng đẵng, ta từng trải qua bao cảnh tử...

Toàn cảnh về lịch sử duyên dáng của áo dài Việt

Sự biến thiên của lịch sử tạo nên những nét đặc trưng của áo dài ở mỗi thời kỳ. Nhưng tựu chung, áo dài lúc nào cũng đẹp, nữ tính...

Lăng mộ của vua Khải Định

Cho đến nay kiến trúc lăng Khải Định vẫn còn gây ra nhiều ý kiến trái ngược trong giới nghiên cứu vì sự độc đáo, khác lạ chưa từng có...

“Kênh” ở Sài Gòn, coi chừng bị đòn!

Nghe thì có vẻ giang hồ và hơi bất ổn ở xứ Sài Gòn này thật nhưng chuyện cũng không có gì là to tát cả. Số là anh bạn...

Ký ức Sài Gòn qua khứu giác

Ấn tượng thị giác thì nhanh chóng và tức thời. Cái nhìn đầu tiên về một con người, sự vật luôn mang lại nhiều cảm xúc nhất. Nên mới có...

Những lần quân Việt tiến đánh Trung Quốc

Lịch sử gìn gữ giang sơn của người Việt cũng ghi nhận nhiều lần quân Việt tiến đánh Trung Quốc. Nhưng khác với các cuộc xâm lược của Trung Quốc,...

Thức lâu mới biết đêm dài – Những điều tưởng vậy nhưng không phải vậy

Cổ nhân có câu: “Thức lâu mới biết đêm dài.” Chuyện ở đời muôn hình vạn trạng, đừng vội kết luận, đừng vội phán xét vì đơn giản rằng chúng...

Sống không tham, chết chẳng hối tiếc

Dương Vinh người Kiến An, nay là huyện Phúc Kiến Trung Quốc, tự là Miễn Nhân, là một trong những danh thần lỗi lạc của triều Minh. Ông cùng với...

Kiểu người gặp được nhất định phải trân quý

Một người thực sự có trình độ là người không chỉ có năng lực mạnh mẽ để làm các việc, hành động nhanh chóng, mà họ cũng còn phải biết...

Đại thắng quân Xiêm trên sông Vàm Nao – Cổ Hủ, thêm một dấu son về niềm tự hào dân tộc!

Còn nhớ, tại cuộc hội thảo “Danh tướng Trần Văn Năng” tổ chức năm 1999 tại Thanh Bình (Đồng Tháp), qua những bài tham luận của các đại biểu, và...

Exit mobile version