Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vì sao tái chế điện thoại di động là điều cấp thiết cho nhân loại?

Có cả một kho vàng bạc trong smartphone cũ, bị hỏng, hết hạn nếu con người biết tái chế điện thoại đúng cách.

Thực trạng rác thải điện tử hiện nay

Vào tháng 5/2019, theo một báo cáo của Liên Hợp Quốc công bố, có khoảng 50 triệu tấn rác thải điện tử bị vứt bỏ mỗi năm. Con số này được dự báo sẽ tăng gấp đôi vào năm 2050. Đồng thời, chỉ 20% rác thải điện tử được cho là được tái chế một cách thích hợp. Phần còn lại kết thúc ở bãi rác, hoặc được xử lý bởi những người lao động thô sơ làm việc trong điều kiện tồi tệ, cực kỳ độc hại.

Lưu bản nháp tự động

Ảnh: @Pixabay.

Trong số 60 nguyên tố hóa học có trong rác thải điện tử, chỉ có một số ít được tái chế, bao gồm vàng, bạc, bạch kim, coban, thiếc, đồng, sắt, nhôm và chì. Còn lại số khác đều bị lãng phí trong các bãi chôn lấp. Nhưng thực tế, việc tái chế rác thải điện tử không quá khó một khi chúng ta thiết lập chiến lược rõ ràng. Tái chế đúng cách những vật liệu này giúp đảm bảo chúng sẽ không gây ô nhiễm không khí, đất cũng như sức khỏe của con người.

Tại sao tái chế điện thoại di động lại quan trọng?

Theo các chuyên gia, một chiếc iPhone có chứa khoảng 0,034 g vàng, 0,34 g bạc, 0,015 g palladium, gần 1/1000 g bạch kim (platinum) và một vài kim loại thông dụng khác như nhôm (25 g) và đồng (15 g). Đó là chưa kể đến nhựa, kính và một số phần tử đất hiếm như yttrium, lanthanum, terbium, neodymium, gadolinium và praseodymium.

Số lượng các thứ nguyên liệu nói trên thoạt nhìn có vẻ ít ỏi nhưng với hàng tỉ người sở hữu và sử dụng điện thoại thì không phải là nhỏ. Cứ mỗi 1 triệu cái smartphone nếu đem tái chế sẽ thu được 16 tấn đồng, 350 kg bạc, 34 kg vàng và 15 kg palladium. Hơn thế, hàm lượng vàng và bạc chứa trong một tấn smartphone cao hơn rất nhiều so với một tấn quặng thô. Cụ thể: 1 tấn iPhone có hàm lượng vàng cao hơn 300 lần so với hàm lượng vàng chứa trong 1 tấn quặng vàng thô.

Ảnh: @Pixabay.

Vì lẽ đó, MobileMuster- một công ty tái chế di động có tiếng toàn cầu khẳng định, thông qua việc tái chế, cách này sẽ biến các thành phần từ chất thải điện thoại di động thành vật liệu có giá trị để tái sử dụng. Điều đó có nghĩa là cần ít nguyên liệu thô hơn để chiết xuất, và xử lý để tạo ra các sản phẩm mới khác. Bằng cách tái chế điện thoại di động của bạn hôm nay, bạn sẽ giúp giảm tác động đến môi trường vào ngày mai.

 Điện thoại được tái chế như thế nào?

Thông qua quá trình tái chế, phần lớn hơn 95% vật liệu trong điện thoại di động được thu hồi. MobileMuster đã hợp tác với TES – công ty hàng đầu toàn cầu về tái chế rác thải điện tử để tối đa hóa tỷ lệ thu hồi, và đảm bảo tất cả các thành phần điện thoại di động được xử lý theo cách có trách nhiệm với môi trường hơn.

Điện thoại cũ, hỏng, hết hạn sau khi được thu nhận sẽ chuyển đến nhà máy trung tâm tái chế. Sau đó, chúng được phân loại và tháo rời các thành phần ra bao gồm: pin, bảng mạch in, vỏ, màn hình, phụ kiện và bao bì (nếu có)… Các thành phần này được xử lý riêng biệt thông qua các kỹ thuật cắt nhỏ, nghiền nát, gia nhiệt và nấu chảy để tối đa hóa việc thu hồi tài nguyên.

Cụ thể, kính được sử dụng trong màn hình cảm ứng của điện thoại di động khi được tái chế, nó được nghiền nát rồi nấu chảy và được sử dụng để sản xuất các sản phẩm thủy tinh mới, hoặc làm vật liệu thay thế trong nền đường và xây dựng công trình. Còn nhôm được sử dụng trong vỏ và linh kiện điện thoại di động, nó là một trong những vật liệu dễ tái chế nhất. Nhôm được nấu chảy trong lò và nhôm lỏng sau đó được đặt trong khuôn để tạo ra các sản phẩm nhôm mới.

Riêng một lượng nhỏ kim loại có giá trị bao gồm vàng, bạc, palladium, bạch kim và đồng có thể được tìm thấy trên bảng mạch điện thoại di động. Các kim loại này được tách ra, chiết xuất và xử lý để có thể tái sử dụng trở lại. Phần pin Lithium được xử lý để thu hồi các vật liệu có giá trị bao gồm thép, và hợp chất kim loại hỗn hợp gồm graphene, niken, coban và lithium có thể được sử dụng để sản xuất pin mới.

Và sau cùng là nhựa, nó có thể được tìm thấy trên vỏ và phụ kiện điện thoại di động. Nhựa tái chế được chế biến thành dạng viên và có thể biến thành các sản phẩm gia dụng mới. Nó đòi hỏi ít năng lượng hơn rất nhiều so với việc sản xuất nhựa mới từ nguyên chất.

Lợi ích môi trường mà việc tái chế điện thoại di động mang lại

Mọi người đều biết tái chế là tốt cho môi trường, nó giúp hạn thế phát thải khí nhà kính trong tương lai, giúp tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.

Điện thoại di động được làm từ nhiều vật liệu bao gồm kim loại quý và thông qua việc tái chế, chúng sẽ giúp con người giảm nhu cầu khai thác và lấy ít hơn từ Trái đất. Tái chế cũng giúp tiết kiệm năng lượng.

Cuối cùng, tái chế cũng làm giảm ô nhiễm. Tái chế cải thiện chất lượng không khí bằng cách giảm nhu cầu sử dụng điện, nhiêu liệu xăng dầu trong khai thác, tinh chế, chế biến và vận chuyển nguyên liệu thô. Thông qua việc tái chế, chúng cũng đang ngăn chặn các vật liệu nguy hiểm tiềm ẩn xâm nhập vào môi trường, về dần có thể gây hại cho con người, động vật…

Bức tranh toàn cảnh về tiến trình lịch sử của vương quốc Champa

Dựa vào một số tư liệu cổ của Trung Quốc, Việt Nam, những bia đá tìm thấy ở Champa (mặc dù một số chưa được qui định rõ rệt ngày...

Biết rõ chữ nghĩa

Hoa Hâm(1) chạy loạn, cùng đi với một bọn sáu bảy người. Giữa đường gặp một người lại cũng chạy loạn, đến kêu nài, xin nhập bọn. Chúng lấy làm...

Vua Gia Long đã khai thác biển Đông như thế nào?

Gia Long là vị vua đầu tiên của vương triều Nguyễn – ngay khi lên ngôi, đã thể hiện một tầm nhìn xa đối với chủ quyền biển đảo –...

Loạt ảnh đẹp về Sài Gòn năm 1967

Loạt ảnh đẹp về Sài Gòn năm 1967 của Nguyễn Thành Tài, phóng viên hãng thông tấn UPI trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Cảnh nhộn nhịp tại khu...

Xem ngày kén giờ

Việc cưới xin, việc làm nhà cửa, việc vui mừng khai hạ, việc xuất hành đi xa, việc khai trương cửa hàng, cửa hiệu, việc gieo mạ cấy lúa, việc...

Đồng dao và trò chơi trẻ em của người Việt

Đồng dao và trò chơi trẻ em dân tộc thiểu số thuộc các khu vực như miền núi phía Bắc, miền Trung – Tây Nguyên, đồng bằng Nam Bộ đã...

Đền Lý Bát Đế ở Bắc Ninh thập niên 1920

Đền Lý Bát Đế hay đền Đô được vua Lý Thái Tông cho xây vào năm 1030, là ngôi đền quan trọng nhất của nhà Lý. Cùng xem loạt ảnh...

Đời sống của người An Nam đầu thế kỷ 20 qua một bộ tranh thú vị

Mặc dù là một album nhỏ chỉ với 10 bức tranh nhưng với cách tiếp cận thú vị bằng hình ảnh, bộ sưu tập đã góp phần làm phong phú,...

Nguyễn Đình Chiểu, một nhà nho chân chính Miền Nam

Hôm nay chúng ta kỷ niệm Nguyễn Đình Chiểu, theo quan niệm chung của chúng ta là kỷ niệm một nhà văn. Nhưng theo sự thực lịch sử, trên căn...

Người Trung Quốc xưa đặt thứ gì vào trong miệng người chết?

Theo tập tục có từ xa xưa, người Trung Quốc thường đặt gạo hoặc ngọc vào trong miệng của người chết trước khi đem đi mai táng. Vì sao vậy?...

Học nói chỉ vài năm nhưng phải học cả đời để ngừng nói

Cổ nhân xưa vẫn có câu dạy chúng ta rằng “Nên uốn lưỡi 7 lần trước khi nói”. Quả thật, ngôn ngữ dùng để biểu đạt cảm xúc, là công...

Trận ‘đại hồng thủy’ chưa từng có nhấn chìm cố đô Huế năm 1999

Vào năm 1999, một trận lũ lụt chưa từng có trong vòng 100 năm đã nhấn chìm cố đô Huế suốt gần 1 tuần lễ và cướp đi sinh mạng...

Exit mobile version