Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Điều kiện bảo lãnh cha mẹ định cư ở mỹ

Luật di trú của Hoa Kỳ cho phép một công dân Hoa Kỳ hay một thường trú nhân Hoa Kỳ trên 21 tuổi đứng ra làm đơn bảo lãnh cho thân nhân của mình.Công dân Hoa Kỳ có thể làm đơn bảo lãnh cho vợ chồng, con cái, cha mẹ và anh chị em.

Vợ chồng, con cái (dưới 21 tuổi) và cha mẹ của công dân Hoa Kỳ được gọi là Immediate Relatives (Người thân trực hệ). Tên viết tắt của diện này là IR. Diện này không bị giới hạn bởi chỉ tiêu visa hàng năm.
Trong diện IR này không có Derivative (người đi theo hay còn gọi là người tháp tùng). Do đó, công dân Hoa Kỳ khi nộp đơn bảo lãnh phải nộp đơn riêng biệt cho từng người một.

Điều kiện bảo lãnh cha mẹ định cư ở mỹ (Ảnh: minh họa)
Công dân Hoa Kỳ cũng có thể bảo lãnh con cái trên 21 tuổi, con cái đã lập gia đình ở mọi lứa tuổi và anh chị em. Diện này không phải diện Người thân trực hệ. Diện này bị giới hạn bởi chỉ tiêu visa hàng năm.
Con cái độc thân trên 21 tuổi của công dân Hoa Kỳ thuộc diện Family First Preference (Ưu tiên gia đình 1). Tên viết tắt là F1. Con cái đã lập gia đình ở mọi lứa tuổi thuộc diện Family Third Preference (Ưu tiên gia đình 3). Tên viết tắt là F3.
Anh chị em của công dân Hoa Kỳ thuộc diện Family Fourth Preference (Ưu tiên gia đình 4). Tên viết tắt là F4.
Vì diện F1 đòi hỏi con phải độc thân nên không thể có vợ hay chồng đi theo. Tuy nhiên, diện F1 có thể có con dưới 21 tuổi đi theo nếu con chưa lập gia đình.
Về phần diện F3 và F4 thì vợ hoặc chồng hoặc con cái dưới 21 tuổi còn độc thân của những người được bảo lãnh theo diện F3 và F4 được đi theo người bảo lãnh chính (Principal Beneficiary).
Thường trú nhân Hoa Kỳ có thể làm đơn bảo lãnh cho vợ chồng, con cái dưới hoặc trên 21 tuổi nhưng phải còn độc thân.
Vợ chồng hoặc con cái dưới 21 tuổi của thường trú nhân Hoa Kỳ thuộc diện Family 2A Preference (Ưu tiên gia đình 2A). Tên viết tắt là F2A. Thường trú nhân Hoa Kỳ có thể làm đơn bảo lãnh riêng cho vợ hay chồng của mình và cho mỗi đứa con còn độc thân dưới 21 tuổi của mình. Con cũng có thể là người đi theo khai trong cùng đơn với người cha hay người mẹ được bảo lãnh.
Con cái độc thân trên 21 tuổi của thường trú nhân Hoa Kỳ thuộc diện Family 2B Preference (Ưu tiên gia đình 2B). Tên viết tắt là F2B. Diện F2B này không thể có vợ hay chồng. Do đó, diện này không có vợ hay chồng đi theo. Những người được bảo lãnh theo diện F2B không được lập gia đình cho đến khi có thẻ xanh hay cho đến khi đặt chân đến nước Mỹ. Tuy nhiên, diện này có thể có con còn độc thân dưới 21 tuổi đi theo. Đó là trường hợp của những người có con ngoại hôn chẳng hạn.
Hai diện F2A và F2B cũng bị giới hạn bởi chỉ tiêu visa hàng năm giống như các diện Ưu tiên gia đình khác.
Trong tất cả trường hợp, con cái của những người con còn độc thân dưới 21 tuổi đi theo người được bảo lãnh chính không được đi theo vì không được kể trong đơn bảo lãnh.
Xin lưu ý là diện Ưu tiên gia đình có thể thay đổi. Khi một người thường trú nhân trở thành công dân, người được bảo lãnh sẽ tự động chuyển diện qua diện Immediate Relative (Người thân trực hệ), F1 hay F3.
Khi một người con của thường trú nhân đúng 21 tuổi, người con đó sẽ từ diện F2A trở thành diện F2B và do đó chờ được cấp visa lâu hơn.
Khi một người con của thường trú nhân kết hôn, người con đó sẽ bị khước từ không cho nộp đơn xin visa diện F2A hay F2B nữa vì thường trú nhân chỉ được phép bảo lãnh con còn độc thân.

Người Việt có bị đồng hóa hay không?

Vấn đề nguồn gốc của người Việt từng là một vấn đề phức tạp, nhạy cảm và không thực sự rõ ràng, nhưng thông qua các nghiên cứu di truyền,...

Cuộc sống không phải điều gì cũng phải tranh luận đúng sai

Cuộc sống không phải điều gì cũng phải tranh luận đúng sai, cao thấp cho bằng được. Đối nhân xử thế, buông bỏ cái tôi cố chấp, không phải giải...

Chữ quốc ngữ bành trướng từ Nam ra Bắc

1. Chữ quốc ngữ buổi đầu ở Nam Kỳ thuộc Pháp Từ quốc ngữ dùng ở chương này dùng để chỉ tiếng Việt và chữ viết theo mẫu tự La Tinh. Tình...

Loạt ảnh đời thường của Hà Nội đầu thập niên 1980

Nhà ngoại giao Anh John Ramsden đã ghi lại nhiều hình ảnh đặc sắc về con người và cuộc sống ở Thủ đô. Qua 1.800 bức ảnh đen trắng của...

Công cụ di chuyển của người Việt ngày trước

Bắt đầu từ thời phong kiến triều Nguyễn (1802-1945) vua chúa mỗi lần xuất cung đều dùng kiệu để đi lại. Sách Khâm định Đại Nam Hội điển Sự lệ, do...

Ăn Trông Nồi, Ngồi Trông Hướng nghĩa là gì?

Từ xa xưa, cha ông chúng ta thường hay nhắc nhở con cháu về cách cư xử thế nào cho thuận thảo với bà con ruột thịt trong thân tộc,...

Cuộc sống chật vật của võ sĩ sumo thời hiện đại

Nhiếp ảnh gia Issei Kato ghi lại hình ảnh ấn tượng về cuộc sống thường ngày của các đấu sĩ sumo thuộc lò võ Tomozuna ở Nhật Bản. Sumo là...

Chữ “Cà” trong tiếng Việt

Trong tiếng Việt, chữ “cà” là một trong những chữ thuộc loại đa dạng vì có nhiều tiếng đôi. Vì có một số độc giả thuộc giới trẻ lớn lên...

Có tu dưỡng đạo đức mới có thể bao dung, nhường nhịn

Người xưa có câu: “Hữu dung nãi đại, vô dục tắc cương” (Có lòng bao dung nên mới to lớn, không có nhiều dục vọng nên mới giữ mình cương...

Cầu ngói Thanh Toàn xứ Huế

Ai về cầu ngói Thanh Toàn Cho em về với một đoàn cho vui Ca dao xứ Huế Thời Thuộc địa, một công chức người Pháp ở Huế, ông Edmond...

Vì sao nói “Treo đầu dê, bán thịt chó”?

Trong cuộc sống hàng ngày, khi muốn nói tới những kẻ thường dùng những chiêu bài giả mạo để lừa bịp người khác, gian lận tráo trở trong buôn bán,...

Ba Bà Chúa  ba miền đất

Sau hàng chục thế kỷ bị Tàu đô hộ, dân Việt luôn giữ được độc lập tự cường nhờ đã tin cẩn chắc chắn ở ý chí kiên dũng của...

Exit mobile version