Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tìm hiểu luật pháp Mỹ

1. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT MỸ LÀ HỆ THỐNG LIÊN BANG

Hệ thống luật pháp Mỹ tương đối phức tạp với việc phân chia thành nhiều cấp khác nhau, điều này xuất phát từ việc phân biệt luật liên bang với luật tại các bang. Bạn nên nhớ rằng Hoa Kỳ được thành lập dựa trên liên minh các khu vực thuộc địa do đó lịch sử pháp lý của đất nước này cũng bị ảnh hưởng bởi mối quan hệ giữa dân tộc và bang.

Hiến pháp Mỹ đã từng phải trải qua một quá trình thay đổi đầy sóng gió giữa quyền lực liên bang và quyền lực tại các bang. Cho đến nay thì các bang vẫn được cho là giữ thẩm quyền lớn hơn.

Trong một bang cũng sẽ chia ra các ngành khác nhau để giữ gìn sự công bằng và tránh việc lạm dụng quyền lực. Mỗi một ngành trong hệ thống luật pháp sẽ có vai trò và đóng góp khác nhau.

Quốc hội sẽ được phép thông qua một số loại luật pháp Mỹ trong hệ thống theo quy định của Hiến pháp. Mặc dù Hiến pháp hay các đạo luật về mặt lý thuyết sẽ có giá trị cao hơn thông luật nhưng vẫn có những chỗ trống mà Hiến pháp chưa thể giải quyết nên cần căn cứ vào thông luật để xử lý.

2. NGUỒN LUẬT LIÊN BANG

Luật Liên bang đóng một vai trò vô cùng quan trọng và cụ thể đối với hệ thống luật pháp Mỹ. Mỗi ngành thuộc hệ thống luật lại có những đặc điểm và tác động cụ thể đến cuộc sống của người dân.

TÍNH TỐI CAO CỦA LUẬT LIÊN BANG

Hiến pháp năm 1788 đã quy định cơ chế tín cậy và tín nhiệm hoàn toàn và các bang cũng cam kết sẽ tôn trọng quyền tự phán của các bang khác. Tuy nhiên lúc đó chưa hề có quy định nào liên quan đến thẩm quyền của Liên bang. Để củng cố nhà nước và tạo ra sự đồng thuận mà điều khoản tối cao trong Hiến pháp được ra đời.

Trong điều khoản đó ghi nhận Hiến pháp cũng như các hiệp ước đã hoặc sẽ được ký kết dưới tư cách đại diện cho Hợp chủng quốc Hoa Kỳ sẽ là luật có hiệu lực cao nhất và có tính ràng buộc đối với tất cả các bang. Trong những trường hợp mà nội dung đó có trái ngược với Hiến pháp hay luật của các bang thì những nội dung trên vẫn có thẩm quyền tối cao và các bang buộc phải tuân thủ.

MỖI NGÀNH CÓ MỘT VAI TRÒ TRONG HỆ THỐNG LUẬT PHÁP

Khi soạn thảo Hiến pháp những người đang tìm cách củng cố quyền lực của nhà nước cũng lo sợ quyền lực sẽ tăng quá mức. Do đó họ khống chế quyền lực bằng cách chia nhỏ quyền lực ra cho các ngành thuộc hệ thống luật pháp Mỹ.

Mỗi ngành sẽ đóng một vai trò nhất định trong hệ thống luật và không thể tách rời chúng ra khỏi mối liên hệ chặt chẽ đó. Mỗi ngành đã được trao một công cụ pháp lý quan trọng để tác động lên những quyết định cuối cùng căn cứ theo hệ thống pháp luật.

LẬP PHÁP

Hiến pháp đã quy định Quốc hội là cơ quan nắm quyền thông qua luật. Một dự luật muốn được thông qua cần được sự phê duyệt từ Tổng thống cũng như thông qua của Thượng viện và Hạ viện với tỷ lệ lớn hơn 2/3. Bộ luật này bao gồm các điều luật, đạo luật được sắp xếp theo trình tự hợp lý. Ví dụ trong luật hôn nhân gia đình Mỹ thì sẽ bao gồm luật kết hôn, luật ly hôn ở Mỹ.

Người dân Mỹ đã thông qua Hiến pháp để uỷ quyền cho Quốc hội quyết định việc thông qua luật. Tuy nhiên quyền của Quốc hội cũng có giới hạn và có những đạo luật mà Quốc hội không thể thông qua. Điều đó vẫn không thể phủ nhận được vai trò của Quốc hội trong việc đề ra và hoàn thiện các điều luật trong hệ thống luật pháp Mỹ

TƯ PHÁP

Các quyền của ngành tư pháp đã được quy định rõ ràng và chi tiết trong Hiến pháp. Cụ thể thì Hiến pháp đã quy định rõ đâu là thẩm quyền xét xử của các liên bang trong những tranh chấp phát sinh. Thẩm quyền quan trọng này cho phép xử lý tranh chống mà không cần đưa ra vấn đề trước   án của cả 2 bên liên quan.

Mỗi một đạo luật trong hệ thống pháp luật của Mỹ đều có những sự ràng buộc nhất định của nó với vấn đề điều chỉnh thương mại. Khái niệm này rất khó để mô tả chính xác tuy nhiên có thể hiểu đơn giản là nếu một vấn đề có liên quan đến tranh chấp thương mại xuất phát từ 2 hay nhiều bang khác nhau thì Hiến pháp sẽ làm gì? Lúc này trách nhiệm diễn giải luật sẽ quyết định đâu là bên đang vi phạm pháp luật và giải quyết các tranh chấp.

HÀNH PHÁP

Quyền hành pháp trược quy định rõ ràng trong Hiến pháp với chủ thể chịu trách nhiệm là  Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Trong nhiệm kỳ của một Tổng thống, xét toàn bộ hệ thống hành pháp sẽ bao gồm: Tổng thống, Phó tổng thống sau đó đến Bộ Ngoại Giao, Bộ Tài Chính, Bộ Thương Mại, Cơ quan quân sự và cơ quan tư pháp…

Tổng cộng sẽ có 15 bộ cấp trực thuộc hệ thống hành pháp do Tổng thống đứng đầu. Những bộ phận này sẽ thực thi quyền hạn của mình trong lĩnh vực hành pháp để thực hiện những gì được Tổng thống uỷ nhiệm cũng như có trách nhiệm giải trình, báo cáo kết quả trước Tổng thống.

Hệ thống luật pháp Mỹ còn nhiều điểm chưa rõ ràng trong việc phân chia lĩnh vực hay mối quan hệ của hành pháp với hai ngành lập pháp và tư pháp. Ví dụ nhiệm vụ của Cục điều tra an ninh với Công tố liên bang đôi khi có sự phân chia không đủ chi tiết.

Đương nhiên các toà án (tức cơ quan tư pháp) sẽ không cho phép một cơ quan hành pháp nào có quá nhiều thẩm quyền. Tuy nhiên về mặt thủ tục, quy tắc áp dụng để đánh giá thì có những vấn đề cần được xem xét và sửa đổi trong hệ thống luật pháp Mỹ.

CÁC NGUỒN LUẬT KHÁC

Nói đến những nguồn luật pháp Mỹ khác chính là những đạo luật đã được thông qua bởi Quốc hội và được bổ sung thông qua những quy định hành chính cụ thể. Đôi khi đây là những nguồn rõ ràng nhất để quy định đâu là ranh giới giữa một hành vi hợp lệ và một hành vi vi phạm pháp luật.

Ví dụ với một vụ tai nạn không có một luật nào ban hành ra có thể đủ kín kẽ để lường trước tất cả các tình huống. Do vậy các chuẩn mực và quy tắc pháp lý sẽ được bổ sung và lấp đầy những lỗ hổng trong hệ thống luật pháp đó.

THÔNG LUẬT

Có rất nhiều tình huống phát sinh mà quy định của hiến pháp hay các đạo luật đều không thể khống chế hay giải quyết thì người ta phải sử dụng đến thông luật. Nói một cách dễ hiểu thì toà án liên bang và tòa án các bang sẽ đối chiếu tình huống xảy ra với thông luật – tuyển tập các quy tắc, quy định và thông tục có từ rất lâu trước đây, được ngầm hiểu và công nhận. Khi đó mọi tranh chấp hay các vấn đề phát sinh bất thường đều có thể căn cứ vào thông luật mà giải quyết thay vì thông qua các đạo luật đã quy định.

Ngày nay, các quốc gia không ngừng tham khảo và học hỏi lẫn nhau để hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật đất nước mình. Hệ thống tòa án Mỹ hay các hiến pháp nước Mỹ vẫn còn tồn tại những khiếm khuyết nhưng nó sẽ ngày một hoàn hảo hơn nhờ việc học hỏi và giữ vững, bản chất đặc thù pháp lý riêng biệt của luật pháp Mỹ.

Về Bạc Liêu nghe “Dạ Cổ Hoài Lang”

Bài Dạ Cổ Hoài Lang tuy riêng mà chung và mở đầu cho lối ăn chơi hào phóng: đờn ca tài tử đầu thế kỷ 20 ở Nam Kỳ Lục...

Lễ Gia Tiên không thể thiếu trong bộ nghi thức đón dâu Ngày Cưới

Lễ Gia Tiên luôn là phần không thể thiếu trong bộ nghi thức đón dâu Ngày Cưới. Lễ Gia Tiên được hiểu như sau: “gia” là gia đình, gia tộc...

Tên gọi của những nút giao thông nổi tiếng Sài Gòn

Những tên gọi như ngã tư Hàng Xanh, ngã năm Chuồng Chó… được đặt cho các nút giao thông nổi tiếng ở Sài Gòn vốn dĩ xuất phát từ những...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 22

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem.

Những bức ảnh gây sốc về Haiti

Haiti sở hữu nhiều cái "nhất", nhưng đáng tiếc đây lại là những kỷ lục chẳng ai mong muốn. 1. Haiti luôn nằm trong danh sách những quốc gia nghèo...

Thương nhớ mùa Trung thu xưa

Nhớ ngày xưa, mỗi lần gần đến trung thu đám trẻ con trong xóm nhộn nhịp, háo hức lắm. Trước trung thu cả tuần bọn con trai đã bày ra...

Ai vái lạy ai?

Vái lạy là phép xã giao thời xưa, không chỉ dùng khi cúng tế mà người sống cũng lạy nhau..."Đời xưa vua đối với bày tôi, bố vợ đối với...

Hai Chữ Anh Hùng

Bài Thơ Dịch Thủy Tống Biệt Bắt đầu từ bài thơ tiễn đưa Kinh Kha qua sông Dịch đi hành thích Tần Thủy Hoàng: "Phong tiêu tiêu hề Dịch thủy hàn,...

Tàng Thư lâu – Nơi lữu trữ văn bản của người Việt do triều Nguyễn sáng lập

Tàng Thư lâu được xây dựng vào năm Ất Dậu, năm Minh Mạng thứ 6 (1825), tại phường Doanh Phương trong kinh thành Huế, theo chủ trương của vua Minh...

Bím tóc thời nhà Thanh: Người từng trải lật tẩy sự thật kinh hoàng

Bím tóc 'phiên bản đời thực' này có lẽ sẽ khiến nhiều người 'ngã ngửa' khi biết sự thật. Vào thời cổ đại, tóc là thứ cực kỳ quan trọng...

Cáo chết ba năm quay đầu về núi

Theo học giả An Chi: “Câu này bắt nguồn ở thành ngữ tiếng Hán “hồ tử thú khâu” [狐死首丘] (cáo chết hướng [về] gò), thường nói tắt thành “thú khâu”...

Chuyến xe đò cuối năm

Sự di chuyển trở nên càng ngày càng khó khăn nguy hiểm. Nay đắp mô, mai gài mìn! Thôi năm nay con khỏi về ăn Tết với Ba và các...

Exit mobile version