Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

10 mẹo vặt vô cùng hữu ích giúp bạn nhận biết chất lượng quần áo

Khi mua quần áo hay phụ kiện thời trang nào đó, ai trong chúng ta cũng đều muốn lựa chọn cho mình những sản phẩm có chất lượng. Nhưng trên thực tế, chúng có thể bị co lại hoặc bị rách ngay lần giặt đầu tiên.
Để phát hiện ra những mặt hàng kém chất lượng, chúng tôi đã thu thập 10 mẹo vặt vô cùng hữu ích giúp bạn nhận biết chất lượng quần áo, tránh lãng phí tiền của cũng như công sức của mình.

10. Kiểm tra chất lượng vải cotton bằng cách thử vò chúng trong tay


Hãy dùng tay nắm chặt một phần vải trong vài giây. Nếu bỏ tay ra mà vải vẫn bị nhăn có nghĩa là chất liệu vải của sản phẩm đó không được đảm bảo, vải đã bị pha trộn thêm nhiều tạp chất khác để giữ dáng cho sản phẩm. Những sản phẩm được làm bằng loại vải này sẽ rất dễ bị nhàu và trông giống một chiếc rẻ lau nhà ngay sau lần giặt đầu tiên.

9. Kéo giãn đường may để xem rõ mối nối chỉ


Những mặt hàng có chất lượng luôn được các nhà thiết kế trau chuốt từ đường may sao cho gọn gàng, dày dặn và không có những khoảng trống ở giữa. Do đó, muốn kiểm tra chất lượng quần áo, hãy kéo nhẹ hai mép vải và xem đường may của sản phẩm đó như thế nào. Nếu đường may thẳng tắp, khít đều là sản phẩm có chất lượng và dùng được lâu; còn không bạn đã chọn phải sản phẩm kém chất lượng.

8. Tránh mua sản phẩm có phần khóa kéo lộ ra ngoài


Chắc chắn những sản phẩm mà phần khóa làm bằng kim loại được che kín bằng vải sẽ bền và tốt hơn. Những phần khóa kéo nhựa, hở ra ngoài thường dễ bị hỏng, gãy và là dấu hiệu cho thấy món đồ kém chất lượng.
Do đó, khi lựa chọn đồ bạn nên chú ý quan sát kỹ những loại quần áo có khóa kéo, hãy kiểm tra phần khóa kéo được làm bằng nhựa hay kim loại, có bị kẹt khóa hay được che kín bằng vải hay không.

7. Đường mép quần áo không quá hẹp


Quần và váy nên có một đường viền may rộng tới 4cm; khoảng đường viền ở áo phông, áo sơ mi có thể nhỏ hơn 2cm.
Nếu sản phẩm không có đường viền may hoặc quá hẹp, bạn nên chọn món đồ khác bởi chúng thể hiện sự cẩu thả và sơ sài của nhà sản xuất.

6. Kéo mạnh vải để kiểm tra chất lượng


Một sản phẩm chất lượng sẽ luôn giữ nguyên hình dáng của nó cho dù có bị tác động thế nào. Do đó, hãy thử kéo nhẹ một phần chiếc váy liền hay chân váy và thả ra. Nếu vải không về dáng cũ thì chắc hẳn bạn đang xem một sản phẩm được làm bằng vải chất lượng thấp và rẻ tiền rồi.

5. Đảm bảo khóa kéo không bị thừa ra hay thiếu so với chiều dài của sản phẩm


Khóa ở váy liền, chân váy hay bất cứ trang phục nào đều cần ngang bằng về chiều dài, cũng như có màu sắc phù hợp với màu vải.

4. Chú ý đến nhãn mác và thông tin


Các loại vải tự nhiên như cotton, lụa, len… sẽ bền và chắc chắn hơn loại vải sợi tổng hợp. Tuy nhiên, vải 100% cotton có thể dễ dàng bị nhăn và co lại sau khi giặt. Đó chính là lý do vì sao bạn nên chọn quần áo có thêm 5 – 30% thành phần nhân tạo như viscose, polyester, nylon…. Những loại quần áo này thường không bị doãng và có thể sử dụng được trong một thời gian dài.

3. Màu chỉ may phải đồng màu với vải


Đừng quên kiểm tra phần màu vải và màu chỉ may có giống nhau không nhé! Nếu hai màu này không đồng màu và màu đường chỉ lộ rõ chính là dấu hiệu cho thấy sản phẩm được làm ẩu, nhà sản xuất chỉ quan tâm đến số lượng chứ không để ý đến chất lượng.

2. Kiểm tra phần khuy áo


Khi sản xuất đồ nhái hay kém chất lượng, nhà sản xuất thường không chú ý tới các chi tiết nhỏ. Đó chính là lý do bạn nên kiểm tra phần khuy áo trước khi quyết định bỏ tiền mua một món đồ nào đó.
Hãy đảm bảo rằng mọi chiếc khuy trên áo đều được may chắc chắn và chỉ khâu không bị lộ, tương phản màu với phần vải trên quần, áo. Lỗ khuyết nên vừa vặn và không có nhiều chỉ thừa thò ra phía ngoài.

1. Kiểm tra thật kỹ màu sắc ở chỗ có nếp gấp

© depositphotos
Hãy chú ý tới phần màu sắc ở chỗ tay cầm, đường viền và phần khóa kéo xem có bị nhạt/đậm màu hơn; có nhiều vết đốm hơn so với các phần khác hay không. Nếu có, đó là dấu hiệu cho thấy sản phẩm ấy kém chất lượng. Sản phẩm kém chất lượng sẽ dễ bị phai màu hơn sau vài lần giặt hoặc sử dụng trong một thời gian ngắn.

Người chồng lái xe ôm – Xúc động câu chuyện ý nghĩα nhân văn sâu sắc

Chiều nαy, có việc ρhải đi gấρ,mà xe thì chồng đi, gọi tαxi mãi ko được. Bảo nhân viên đặt hộ cho xe ôm. Cậu xe ôm đến đón, lên...

Thiếc thay một đoá “đồ mi” hay “trà my”?

273. Kiến thức ngày nay, số 182, ngày 10-8-1995, Dòng 845 của Truyện Kiều là: “Tiếc thay một đoá trà mi” Còn Từ điển Truyện Kiều của Đào Duy Anh...

Nguồn gốc của từ “Cù Lao”

“Cù lao” là một khái niệm địa lý dùng để chỉ phần đất nổi lên ở giữa sông, rất quen thuộc với người dân vùng sông nước. Vậy từ này...

Tìm hiểu quá trình mở rộng lãnh thổ của người Việt xuống phía Nam

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cương giới lãnh thổ luôn là một vấn đề thiêng liêng của từng quốc gia, từng dân tộc. Việc phân định ranh giới giữa các quốc...

Kể Chuyện Kinh, Cầu Xưa Vùng Sài Gòn Chợ Lớn Trước 1975

Phần I Bài viết khảo cứu tổng hợp một số tài liệu đề cập đến hệ thống cầu, sông, kinh, rạch vùng Sài Gòn-Chợ Lớn  qua các thời kỳ khai...

Người Việt không thông minh, và cũng chẳng cần cù?

Chúng ta vẫn đang mải miết tranh luận liệu rằng có đúng là người Việt mình thông minh và cần cù như những gì vẫn được nghe từ trước tới...

Thủ Dầu Một – Có tự bao giờ?

Thủ Dầu Một (TDM) là tên cũ của tỉnh Bình Dương (BD) trước năm 1956, tồn tại 87 năm (1869-1956) và đã gắn liền với lịch sử đấu tranh, xây...

Nhược điểm quá lớn khiến quái vật biển Caspian sớm bị Nga khai tử

Ekranoplan (máy bay lai tàu đệm khí) lớp Lun của Liên Xô/Nga từng được kỳ vọng sẽ trở thành "quái vật biển Caspian" đối với nhóm tác chiến tàu sân...

Sinh viên xếp hàng đợi cơm từ thiện: Khó khăn hay lười biếng?

Hình ảnh nhiều sinh viên, bạn trẻ đứng xếp hàng đợi cơm từ thiện được một tài khoản Facebook đăng tải đã nhận về nhiều tranh cãi. “Ai cũng biết...

Tổng đốc Phương ở Sài Gòn

Giữa bối cảnh cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, trong khi tầng lớp thượng lưu Hoa – Việt ở Nam kỳ đều chịu ảnh hưởng văn hóa Pháp,...

Giáo dục Việt Nam thời Pháp thuộc

Gần một thế kỷ xâm lược Việt Nam, người Pháp từ chỗ còn lúng túng đã xây dựng được một nền giáo dục khá hoàn thiện. Năm 1858, Pháp nổ...

Mình ên nghĩa là gì?

Ca dao có câu: “Cút cụt đuôi ai nuôi mày lớn Dạ thưa bà, con lớn mình ên” Nguồn: https://ca-dao.com Theo “Từ điển từ ngữ Nam Bộ” của tác giả Huỳnh...

Exit mobile version