Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

5 bước đơn giản giúp bạn tự chế máy nhắc chữ

Máy nhắc chữ (teleprompter) là một trong những trợ thủ đắc lực của các MC, biên tập viên truyền hình, các chính trị gia và thậm chí là những nhà diễn thuyến chuyên nghiệp. Thiết bị này cũng là lời giải thích cho việc tại sao họ có thể đọc lưu loát tin tức/thông tin mà không cần văn bản.
Còn nhớ, khi sang thăm Việt Nam vào hồi tháng 5 vừa qua, tổng thống Mỹ Barrack Obama cũng đã sử dụng máy nhắc chữ và chính nó đã giúp ông có bài phát biểu rất thuyết phục tại Trung tâm Hội nghị quốc gia trước rất nhiều người. Từ sau sự kiện này, cái tên “máy nhắc chữ Obama” đã bắt đầu xuất hiện.
Câu hỏi ở đây là máy nhắc chữ có phải chỉ dành cho những người này không và liệu bạn có thể sử dụng không? Chắc chắn là có và điều bất ngờ là bạn hoàn toàn có thể tự chế ra một chiếc máy nhắc chữ của riêng mình chỉ với vài bước đơn giản mà chúng tôi sẽ dưới thiệu ngay trong phần dưới của bài viết này. Tất nhiên, điều kiện cần vẫn là bạn có một chiếc iPad, tablet hoặc một chiếc smartphone có màn hình lớn.

Bên trong máy nhắc chữ có gì?

Về cơ bản, máy nhắc chữ là một thiết bị rất đơn giản. Lõi của nó thực chất chỉ là một tấm kính được đặt nghiêng 45 độ. Sau đó, một chiếc camera được đặt sát vào phía sau tấm kính này (rất sát) để tạo cảm giác không “nhìn thấy” bất cứ một sự phản chiếu nào cả. Khi sử dụng, nhân viên kỹ thuật sẽ đặt văn bản dưới tấm kính sao cho khi được phản xạ sẽ tạo góc 90 độ, nhờ đó, MC có thể đọc được thông tin trên giấy.

Bạn có thể cải tiến máy nhắc chữ bằng cách sử dụng một loại kính đặc biệt có tên là “beam splitter glass” (kính lọc chùm tia) giúp tăng sự phản chiếu ở một mặt (mặt tờ giấy) và tăng độ trong suốt cho mặt còn lại (mặt camera). Tấm kính này sẽ giúp người trình bày đọc được chữ nhưng máy quay phim thì không.

Cách tự chế máy nhắc chữ

Chuẩn bị

Cách làm

Bước 1: Vẽ hai đường chéo để xác định tâm hình vuông và dùng mũi khoan khoan một lỗ đi qua tâm đó. Sau đó, từ điểm trung tâm này, xác định một hình vuông có kích thước 12 x 12 cm và tiếp tục khoan 4 lỗ tương ứng với 4 góc (bạn có thể xem hình ảnh dưới).

Bước 2: Dùng kéo (hoặc cưa chuyên dụng) để cắt theo các đường kẻ của hình vuông nhỏ và phun sơn màu đen vào tấm gỗ.

Bước 3: Dùng bản lề để kết nối tấm gỗ trên với tấm gỗ còn lại. Ở điểm này, cần chú ý là nên sử dụng 2 tấm gỗ không quá bằng phẳng. Bạn có thể kiểm tra bằng cách khi gập hai tấm lại với nhau vẫn có khe hở là được. Khe hở này sẽ được lấp đầy bởi tấm kính mà bạn sẽ đặt vào đó.

Bước 4: Đặt tấm kính vào tấm gỗ đã được cắt hình vuông ở giữa và sử dụng silicon để kết dính chúng. Chú ý không để silicon dính vào gương.

Bước 5: Dùng đinh vít gắn tấm vải cũ vào mặt sau của tấm gỗ có đặt kính. Hình chữ thập ở chính giữa tấm vải là nơi mà thấu kính sẽ đi xuyên qua.

Đây chính là sản phẩm của bạn:

Máy nhắc chữ tự chế này rất hữu ích với những ai thường xuyên tự quay video với thời lượng dài. Bạn có thể tận dụng nó để có những bài chia sẻ, hướng dẫn trơn tru… mà không sợ khán giả đánh giá là quá phụ thuộc vào giấy.
Chúc bạn thành công.

Những ngộ nhận về Áo Dài Việt Xưa & Nay

Họa sĩ Cát Tường có phải là cha đẻ ra chiếc áo dài hiện đại? Năm 2006, sau khi đọc trong Thế Kỷ 21 (số 201 & 202) loạt bài...

Những hình ảnh thân thương về Sài Gòn năm 1991 – Phần 2

Cùng ngắm những hình ảnh thân thương về Sài Gòn năm 1991 được ghi lại qua ống kính của nhiếp ảnh gia người Đức Hans-Peter Grumpe. Những ấn tượng đầu...

Ba vụ án hối lộ, tham nhũng kinh động cổ sử Việt

Dưới thời kỳ phong kiến Đại Việt, nhiều vụ án tham nhũng, nhận hối lộ của quan lại đã để lại hậu quả nghiêm trọng. Trong số những vụ án...

Ảnh đời thường của Sài Gòn năm 1966

Cảnh sát giao thông tác nghiệp, chợ An Đông nhộn nhịp, trẻ em trong Lăng Ông… là loạt ảnh đời thường sinh động ở Sài Gòn năm 1966 qua ống...

Kỹ năng đối phó những tình huống khẩn cấp trên máy bay

Khi máy bay gặp sự cố, hãy vào tư thế ngồi an toàn là gập người sát đầu gối hoặc gục vào thành sau của ghế trước. Bình tĩnh giúp...

Vì sao nói “chà bá lửa”?

Chưa biết rõ khởi điểm bao giờ, hai tiếng “chà bá” đã lưu hành trong khẩu ngữ người Việt để diễn đạt cái nghĩa đã được diễn đạt bằng những...

Nổi cơn Tam Bành nghĩa là gì?

Nổi cơn Tam Bành là gì? Trong văn chương, Nguyễn Du có lẽ là người đầu tiên sử dụng chữ Tam Bành.  Cụ thể trong tác phẩm Truyện Kiều, Tú...

Ảnh hiếm về vị đại gia giàu thứ nhì sài gòn xưa

Dân Sài Gòn xưa lưu truyền câu “Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định” để nói về bốn người giàu nhất “Hòn ngọc Viễn Đông”. “Nhì Phương” chính là...

Bốn điều kiện để lấy vua Bảo Đại của Nam phương Hoàng hậu

Khi Hoàng đế Bảo Đại ngỏ ý cầu hôn, bà Nam Phương đã đưa ra 4 điều kiện để trở thành Hoàng hậu khi vua còn sống, một điều mà...

Giai thoại những nghệ danh của các ca sĩ nổi tiếng trước 1975

Không như các ca sĩ Phương Dung, Thanh Thúy, Thanh Lan sử dụng tên thật làm nghệ danh, nhiều ca sĩ nổi tiếng như Thanh Tuyền, Hoàng Oanh, Nhật Trường,...

Xóm Lan Chi thời đẹp xưa…

Xóm Lan Chi, xóm nhỏ với cái tên dễ thương như vậy nằm ở đâu trong thành phố này? Không mấy ai biết đó là khu xóm nằm dọc theo...

Tại sao lại gọi là “Lơ” xe Đò

Thường mỗi chiếc xe đò có 1 phụ xế lo soát vé và bốc vác hành lý lên xe xuống xe cho hành khách . Chữ “Lơ” xe đò là chữ...

Exit mobile version