Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Cách bảo quản hành tím

Tỏi là một nguyên liệu được sử dụng rất phổ biến trong việc giúp con người chế biến thành các món ăn ngon, đặc biệt ở Huyện Đảo Lý Sơn còn có một loại tỏi còn có thêm công dụng chữa được bệnh cho con người đó chính là tỏi cô đơn, chính vì công dụng rất tốt nên người ta thường mua tỏi cô đơn với số lượng nhiều (loại tỏi này rất hiếm) để sử dụng lâu dài. Vậy làm thế nào giữ tỏi, hành tím được lâu không bị hư là điều mà khá nhiều người tiêu dùng quan tâm.

1 Các bước để bảo quản tỏi khô được lâu

Chọn tỏi

Để bảo quản gia vị này được lâu trước hết các bạn cần lựa chọn những củ tỏi rắn chắc, to, không bị sâu mọt. Kiểm tra lớp vỏ phía ngoài ở đầu mỗi củ tỏi, xem chúng có phải còn nguyên vẹn và có màu hơi trắng không. Nhánh của củ tỏi phải đầy đặn và không bị quá khô, cũng không bị nhăn và có màu hơi trắng. Những củ tỏi có nhánh màu xám hoặc màu vàng sẽ không có mùi thơm.
Chọn đồ đựng tỏi

Các bạn có thể tìm mua những túi lưới đựng tỏi rất hữu ích ở các siêu thị. Chúng rất tốt cho việc bảo quản cũng như giữ tỏi tươi suốt một thời gian dài. Ngoài loại túi lưới đựng tỏi sẵn này thì có thể sử dụng một chiếc túi giấy có màu nâu để bảo quản tỏi trong đó.
Đặt tỏi ở những nơi khô, thoáng mát: Bạn hãy chọn một chỗ thật khô và thoáng ở trong bếp để bảo quản tỏi. Điều này giúp cho tỏi không bị đắng hay mất hương vị đặc trưng sau thời gian dài. Hơn nữa sự lưu thông không khí cũng rất quan trọng để vi khuẩn không tấn công tỏi và làm hỏng nó.

2 Mẹo bảo quản hành khô được lâu

Chọn hành tím

Nên chọn những củ hành chắc, mập, già vỏ và đều. Hành không mọc mầm, khi cầm lên tay không bị ướt, không có những đốm mềm hoặc bị hõm ở phần cuống. Hành phải có lớp vỏ khô và dễ bong để có thể lột bỏ dễ dàng.
Bảo quản hành bằng túi lưới, túi giấy hoặc rổ

Phải đảm bảo độ thông hơi để giữ cho hành luôn được thông thoáng, khô ráo. Không dùng túi nhựa hoặc hộp kín để bảo quản hành vì chúng sẽ ngăn sự lưu thông không khí, khiến hành nhanh bị thối, mốc.
Đặt rổ hoặc túi đựng hành ở nơi khô mát và thoáng khí trong phòng bếp. Tuyệt đối không nên để hành ở những nơi có nhiệt độ quá thấp (dưới 10 độ) hoặc nhiệt độ quá cao. Chú ý, cần kiểm tra túi hành thường xuyên, bỏ đi những củ có dấu hiệu bị thối, mềm hoặc thay đổi màu sắc để tránh nấm mốc lây sang những củ khác trong túi
Hành không phải là loại thực phẩm khó bảo quản. Đối với những củ hành còn nguyên, bạn không cần giữ lạnh hoặc để đông mà chỉ cần để ở nơi khô mát và thoáng khí trong phòng bếp.
Trình tự bảo quản hành ở nhiệt độ bình thường được thực hiện theo các bước sau:
1) Chọn những củ khô và cứng, không có những đốm mềm hoặc bị lõm ở phần cuống.
2) Loại bỏ lớp vỏ thừa bên ngoài bằng cách chà xát chúng giữa hai lòng bàn tay.
3) Cho hành vào túi lưới, túi giấy hoặc rổ… Phải đảm bảo độ thông hơi để giữ cho hành luôn được thông thoáng, khô ráo. Không dùng túi nhựa hoặc hộp kín để bảo quản hành vì chúng sẽ ngăn sự lưu thông không khí, khiến hành nhanh bị thối.
4) Đặt rổ hoặc túi đựng hành ở nơi tối và mát. Nhiệt độ lý tưởng nhất để giữ cho hành tươi lâu là từ 5 – 15 độ C. Tuyệt đối không nên để hành ở những nơi có nhiệt độ thấp hơn 5 độ C hoặc cao hơn 20 độ C.
5) Kiểm tra túi, rổ đựng hành mỗi tuần một lần, bỏ đi những củ có dấu hiệu bị thối, mềm hoặc thay đổi màu sắc.

Khi đã lột vỏ hoặc đã được thái nhỏ, hành nên được giữ lạnh để tươi lâu hơn. Nếu chỉ cần dùng một phần nhỏ lượng hành đã lột vỏ hoặc thái để nấu,bạn có thể giữ phần hành thừa còn lại bằng cách bọc chúng bằng màng thực phẩm hoặc túi nhựa có khóa kéo trước khi cho vào tủ lạnh. Với cách này, bạn có thể giữ được độ tươi cho hành trong vòng từ 2 đến 3 ngày.

Hy vọng với chia sẻ trên sẽ giúp mọi người bảo quản được lâu tránh lãng phí những thực phẩm quý mà trời đất bạn tặng. Cảm ơn bạn đã đọc tin tức của chúng tôi.

Thầy Lang Phách

Ở lối bên Đan Phượng, có thầy thuốc Nam tên là Phách. Thầy nổi tiếng chẩn đoán bệnh chính xác, ra thuốc chữa lành cho nhiều bệnh nhân. Ở Hà...

Ai là người Việt Nam đầu tiên viết văn tiếng Việt bằng chữ quốc ngữ?

Ai là người Việt Nam đầu tiên viết văn tiếng Việt bằng chữ quốc ngữ? Cứ theo Lịch sử chữ quốc ngữ của Đỗ Quang Chính (Sài Gòn, 1972), thì...

Tà Áo dài trong Thơ & Nhạc

“Chiều nào áo tím nhiều quá, lòng thấy rộn ràng nhớ người…” ( Đường về Việt bắc, Đoàn Chuẩn & Từ Linh ) Giọng hát trầm ấm, dìu dặt của...

Nhớ xe lam Sài Gòn

Những chiếc xe lam bây giờ có lẽ là đã quá xa lạ với những người dân thành thị ngày nay. Nhưng đã có một thời, một thời hoàng kim...

Con gái – Đàn bà – Phụ nữ

Từ CON GÁI và ĐÀN BÀ là từ Việt xưa chỉ các giai đoạn phát triển của Người Nữ; Con Gái là Người Nữ còn nhỏ, chưa trưởng thành và...

Tử Cấm Thành của triều đại Tây Sơn

Xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, Bình Định ngày nay vẫn còn lưu giữ một di tích đặc biệt của triều đại Tây Sơn. Đó là thành Hoàng Đế...

Tại sao tôi “mê” Ngọc Lan

Có nhiều người bạn của tôi tỏ ra ngạc nhiên khi thấy tôi mê giọng hát Ngọc Lan. Sự thực chính tôi cũng ngạc nhiên về tôi vậy. Tôi có...

Bữa ăn của vua Nguyễn – Cầu kỳ cơm vua

Trong cuốn Một chiến dịch của Bắc Kỳ (Đinh Khắc Phách dịch, NXB Văn học phối hợp Đông A xuất bản năm 2020), tác giả, bác sĩ quân y người...

Cuộc cải cách để bành trướng toàn cầu của quân đội Trung Quốc

Quân đội Trung Quốc đã bắt đầu cải cách cùng với cả đất nước này từ cuối thập niên 1970. Động cơ khác thúc đẩy cải cách quân đội là...

Cái nghèo

Người ta hay trách cái nghèo là không biết phấn đấu, nhưng đã nghèo rồi thì phấn đấu bằng cái gì chứ? Có khi cả đời cũng loay hoay ở...

Diện mạo thành Bát Quái nổi tiếng Sài Gòn – Gia Định xưa

Mang kiến trúc độc đáo, thành Bát Quái là một công trình phòng thủ quan trọng, giúp các vua Nguyễn giữ vững an ninh vùng Gia Định trong một thời...

Sài Gòn năm xưa – Kỳ 5/9 – Các địa danh ban đầu

2)- Con đường thủy thứ nhì là Kinh Chợ Lớn cũng gọi là Kinh Tàu Hũ (Arroyo Chinois). Vùng Chợ Lớn thưở nay buôn bán thạnh vượng một phần lớn là...

Exit mobile version