Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

300 quân Sparta đã chống lại 10 ngàn quân Ba Tư như thế nào trong trận Thermopylae?

Cuốn sách “100 cuộc chiến lẫy lừng trong lịch sử thế giới” ghi lại những trận đánh nổi tiếng nhất trong lịch sử thế giới. Trong đó trận đánh chênh lệch lực lượng lớn nhất là trận Thermopylae, nơi vào thời điểm cuối cùng, 300 quân Sparta đã chống lại 10 ngàn quân Ba Tư.

Nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến Ba Tư – Hy Lạp

Vào thế kỷ thứ 5 TCN, đế quốc Ba Tư nằm dưới sự cai trị của Cyrus đại đế, trở thành quốc gia hùng mạnh ở Tây Á. Với sức mạnh của mình, Cyrus đưa quân đi chinh phục khắp nơi và thành lập đế quốc rộng lớn đến 2 triệu km2.

Ở châu Âu, Athens (Hy Lạp) lúc này chỉ là tiểu quốc nhưng lại chi viện cho cho người dân vùng Tây Á nổi dậy chống lại ách đô hộ của Ba Tư. Việc này khiến vua Darius I nổi giận quyết định hướng cuộc chinh phục của mình đến châu Âu, khởi đầu là Athens.

Darius I. (Ảnh từ Ablazehistory)

Năm 490 TCN, hạm đội Ba Tư có tới 600 chiến thuyền và khoảng 100.000 quân được chỉ huy bởi 2 viên tướng Datis và Artaphernes tiến đánh Hy Lạp.

Sau những thắng lợi ban đầu, quân Ba Tư đến cánh đồng Marathon. Nơi đây quân Ba Tư bị quân Athens đánh bại, trận đánh này  được ghi nhận trong lịch sử thế giới là trận đánh kinh điển.

Để báo tin chiến thắng lịch sử này, người lính phải chạy 42 km từ cánh đồng Marathon đến thành Athens, từ đó mà khai sinh ra môn chạy Marathon ngày nay.

Năm 486 TCN, vua Ba Tư là Darius bị bệnh qua đời, đã di chúc lại cho con mình là Xerxes phải chinh phục Hy Lạp để trả thù. Xerxes lên nối ngôi thực hiện di chúc của cha chuẩn bị tấn công người Hy Lạp.

Trận Thermopylae nổi tiếng lịch sử

Để chuẩn bị chống lại cuộc xâm lăng của Ba Tư, 30 nước nhỏ thuộc liên bang Hy Lạp cùng Sparta và Athens tổ chức hội nghị thành lập đồng minh quân sự. Sparta có lực lượng quân sự lớn mạnh nhất được cử đứng đầu liên minh này.

Mùa xuân năm 480 TCN, tức 10 năm sau trận Marathon, Xerxes chỉ huy hơn 10 vạn quân cùng hơn 100 tàu chiến tiến đánh Hy Lạp. Quân Ba Tư đánh chiếm miền bắc Hy Lạp rồi tiến xuống phía nam tiếp cận Thermopylae.

Bản đồ thể hiện diễn biến chính khi Ba Tư xâm lược Hy Lạp lần thứ hai. Quân Hy Lạp chặn quân Ba Tư tiến xuống phía nam tại Thermopylae. (Ảnh từ wikipedia.org)

Chỉ huy liên quân Hy Lạp là vua của Sparta tên là Leonidas quyết định chặn quân Ba Tư ở cửa ngõ vào Thermopylae. Sở dĩ vua Leonidas chọn cửa ngõ này vì chỉ có một con đường nhỏ đi vào, nó nhỏ đến mức chỉ có một chiếc xe ngựa mới có thể đi lọt, một bên đường là núi, bên kia là vực thẳm. Muốn đến được Athens quân Ba Tư buộc phải qua con đường nhỏ này.

Để chặn đại quân Ba Tư, vua Leonidas chỉ có 7.000 quân, trong đó 6.000 quân được bố trí tại cửa hẹp này, 1.000 quân còn lại trấn thủ ở đường nhỏ phía sau Thermopylae nhằm tấn công bất ngờ vào hậu quân Ba Tư.

Quân Ba Tư đến bình nguyên Thermopylae, với quân số đông đảo của mình, Xerxes nghĩ rằng trận này sẽ không tốn mấy sức lực.

Theo những pho sử thời cổ đại thì quân Ba Tư có đến hơn 1 triệu quân tiến đánh, nhưng những phân tích ngày nay thì cho rằng quân Ba Tư có từ 7 đến 30 vạn quân, còn theo cuốn sách “100 cuộc chiến lẫy lừng trong lịch sử thế giới” thì quân Ba Tư có 10 vạn người còn quân Hy Lạp chỉ có 7 nghìn.

Vào thời kỳ thế kỷ thứ năm TCN, dân số thế giới khoảng hơn 110 triệu người. Đế quốc Ba Tư có đến 50 triệu dân tức chiếm 44% dân số thế giới. Vì thế chỉ có Đế quốc Ba Tư với dân số đông đảo mới có thể có được hàng chục vạn quân.

Khi Xerxes hạ lệnh tấn công, trước sức mạnh quân Ba Tư, quân Hy Lạp không hề run sợ, họ dựa vào địa thế hiểm trở ngăn quân Ba Tư lại.

Sơ đồ trận đánh tại Thermopylae. (Ảnh từ ThingLink)

Do con đường quá nhỏ, một bên là núi, một bên là vực thẳm, quân Ba Tư không sao phát huy được lợi thế quân số đông đảo của mình, lần nào tiến vào cũng bị đẩy lùi.

Xerxes liền dùng đến 10.000 Cấm quân (Bất tử) nổi tiếng dũng mãnh vô địch của mình làm nòng cốt, rồi cùng đại quân tiến vào, nhưng vẫn không sao xuyên thủng được tuyến phòng thủ quân Hy Lạp. Sau 7 ngày giao tranh Quân Ba Tư bị thương vong và tử trận rất nhiều.

Đội Cấm quân (Bất tử) của Xerxes Đại đế. (Ảnh minh họa)

Thật kỳ lạ, không phải quân Hy Lạp run sợ, mà chính quâ Ba Tư phải kinh hoàng vì quân Hy Lạp quyết đánh đến cùng tử thủ nơi con đường nhỏ dẫn xuống phía nam này. Quân Ba Tư tử trận rất nhiều, thậm chí cả hai người anh em của vua Xerxes là Abrocomes và Hyperanthes cũng phải tử trận.

Khi mà toàn quân Ba Tư đã hết kế, hoàn toàn bất lực, thì một tù binh bị bắt giữ trước đó tên là Ephialtes đã phản bội chỉ cho Xerxes biết một con đường tắt có thể đi qua núi vòng ra phía sau quân Hy Lạp.

Quân Ba Tư theo đường tắt rồi bất ngờ tiến đánh quân Hy Lạp. Bị đánh úp nhưng vua Leonidas vẫn bình tĩnh chống trả quân Ba Tư.

Tình hình lúc này rất bất lợi cho quân Hy Lạp, nếu đánh tiếp quân Hy Lạp dễ bị thua. Nhưng nếu rút lui thì quân Ba Tư đuổi theo, họ cũng sẽ bị tiêu diệt toàn bộ. Hơn nữa quân Ba Tư rồi sẽ tiến vào thành Athens tàn sát người Hy Lạp.

Trước tình thế cấp bách, vua Leonidas lên kế hoạch cho một đội quân tinh nhuệ cảm tử tình nguyện ở lại chặn quân Ba Tư để toàn quân rút về thành Athens, chuẩn bị để người dân Hy Lạp rút lui.

Dù là vị lãnh đạo của liên minh, hoàn toàn có thể được bảo vệ, nhưng vua Leonidas tình nguyện ở lại nằm trong số quân cảm tử, 300 quân tinh nhuệ Sparta cũng quyết định ở lại. Vua ra lệnh cho số quân còn lại rút lui về Athens.

900 người Helots và 700 người Thespians bày tỏ mong muốn ở lại sống chết cùng vua Leonidas ngăn quân Ba Tư, nhưng vua Leonidas quyết chỉ giữ 300 quân tinh nhuệ Sparta ở lại cùng mình, còn lại tất cả phải rút đi nhằm bảo toàn lực lượng cho những trận đánh sau này.

Quân Hy Lạp rút đi, quân Ba Tư đuổi theo nhưng gặp phải 300 chiến binh Sparta cản lại. Theo cuốn sác “100 cuộc chiến lẫy lừng trong lịch sử thế giới” thì ở thời điểm đó có 10.000 quân Ba Tư tiến đánh quân Hy Lạp. Các chiến binh chiến binh Sparta  đã quả cảm chống lại đội quân đông hơn, nhiều lần đẩy lui quân Ba Tư. Vua Leonidas bị nhiều vết thương nhưng vẫn cầm kiếm chiến đấu đến hơi thở cuối cùng.

Sau khi vua Leonidas ngã xuống, những chiến binh Sparta vẫn dũng cảm chống lại quân Ba Tư bảo vệ xác nhà Vua, họ đã thêm 3 lần đẩy lui quân Ba Tư cho đến khi người cuối cùng ngã xuống.

Huyền thoại

Trong lúc vua Leonidas cùng 300 chiến binh Sparta ngăn quân Ba Tư thì quân Hy Lạp rút về đến thành Athens báo tin dữ. Khi chiến binh Sparta cuối cùng ngã xuống thì toàn quân và dân thành Athens cũng đã rút lui khỏi thành. Vì thế khi quân Ba Tư vào thành Athens thì thành đã trống không.

Sự hy sinh của vua Leonidas cùng 300 chiến binh Sparta đã giúp quân Hy Lạp củng cố lực lượng để có những chiến thắng sau này. Chiến thắng của quân Hy Lạp tại eo biển Salamis khiến kế hoạch của vua Xerxes bị phá sản, quân Ba Tư phải rút về nước.

Sự hy sinh đầy quả cảm của vua Leonidas cùng 300 chiến binh Sparta đã trở thành huyền thoại trong lịch sử thế giới. Cũng đã ghi dấu ấn về một cuộc chiến không cân sức nhất giữa 300 chiến binh cảm tử với 10 ngàn quân Ba Tư.

Tượng chiến binh Sparta. (Ảnh từ spectator.co.uk)

Trận đánh không chỉ đi vào lịch sử nhân loại, mà ngày nay còn được chuyển tải thành phim ảnh. Nhiều bộ phim đã mô tả lại trận đánh nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử thế giới này.

Người Hy Lạp tự hào về vua Leonidas cùng các chiến binh Sparta cảm tử của mình. Để tưởng niệm, Người Hy Lạp đã dựng một bia đá ngay lại Thermopylae: “Hỡi các bạn, người Sparta chúng tôi đã trung thành tử thủ đến người cuối cùng tại nơi đây”.

Trần Hưng

Người Việt có thể nhịn cơm, nhưng không thể nhịn… hóng biến

Chúng ta đang tranh nhau mỗi ngày những “món ăn” mang tên “phốt to, biến lớn, scandal” dù biết thừa rằng nó vô bổ, chẳng có tí “dinh dưỡng” nào....

Đình xưa làng cũ

Từ rất lâu, khi nói đến văn hóa làng - nét văn hóa của nông thôn người Việt, ai cũng liên tưởng đến những hình ảnh rất đặc trưng làm...

Tiếng Việt Chữ và Nghĩa

Trên báo Việt Luận (Úc châu), số ra ngày thứ Sáu 28.8.1998, mục Tiếng Việt hải ngoại, có đăng bài ''Đọc lại một bài ca dao cũ'' của tác giả Nguyễn Hưng...

Nhớ về Bong bóng vẽ của ngày xưa

“Bong bóng Thanh Dung, bong bóng từ miền Trung chở tới, bong bóng đi rồi các em nhỏ đứt ruột em ơi…”,tôi có anh bạn lớn tuổi không phải người...

Chữ “Tự” trong ngôi chùa

Chữ Tự trong tên của các chùa. Tự (寺) là tiếng Hán, theo tự điển giải nghĩa là chùa.  Ngày nay chữ này được dùng đứng sau, làm thành tố chính để...

Lấy của ban ngày

Nước Tấn có kẻ hiếu lợi một hôm ra chợ gặp cái gì cũng lấy. Anh ta nói rằng: "Cái nầy tôi ăn được, cái nầy tôi mặc được, cái...

Sứ giả Anh yết kiến Lê Văn Duyệt tại thành Gia Định năm 1822

Năm 1822, toàn quyền Ấn Độ nhân danh triều đình Anh gởi sang Việt Nam một phái bộ để điều đình việc giao thương. John Crawfurd cầm đầu phái bộ,...

Phố phường Hà Nội xưa

Từng là kinh đô của rất nhiều vương triều quân chủ, cho tới đầu thế kỷ 20, khi được người Pháp quy hoạch lại, Hà Nội còn được mệnh danh...

Nghề làm hương ở Bắc Kỳ xưa

Thắp hương là một phong tục đẹp được lưu truyền từ bao đời nay. Hương được thắp nhiều vào dịp Tết và những dịp quan trọng khác như lễ động...

Thiệu Trị – Nguyễn Phúc Miên Tông – Vị vua tài hoa, hiếu thảo của triều Nguyễn

Vua Minh Mạng băng hà, người con trưởng của vua là Hoàng Tử Nguyễn Phúc Tuyền, húy là Miên Tông sinh năm Ðinh Mão (1807) được di mệnh nối ngôi...

Phan Đình Phùng và giai thoại lịch sử

Phan Đình Phùng (1847-1895) là một nhà lãnh tụ cách mạng Cần vương vùng Nghệ Tĩnh. Ông người làng Đông Thái, tổng Việt Yên, huyện La Sơn, tỉnh Hà Tĩnh....

Chuyện làm đẹp của chị em thời bao cấp

Những chuyện làm đẹp thời bao cấp như dùng đũa cả để quấn xoăn tóc, bắt chấy bằng dầu hỏa… luôn là những ký ức khó quên của chị em...

Exit mobile version