Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Ai là người Việt Nam đầu tiên viết văn tiếng Việt bằng chữ quốc ngữ?

Ai là người Việt Nam đầu tiên viết văn tiếng Việt bằng chữ quốc ngữ?

Cứ theo Lịch sử chữ quốc ngữ của Đỗ Quang Chính (Sài Gòn, 1972), thì đó là hai người: Igesico Văn Tín và Bento Thiện.

Trong thời gian lưu lại châu  Âu, tác giả Đỗ Quang Chính đã có dịp và có điều kiện đến một số văn khố và thư viện ở Roma, Madrid, Lisboa, Paris, Lyon và Avignon và đã khám phá ra nhiều tài liệu viết tay vô cùng quý báu, liên quan đến lịch sử chữ quốc ngữ. Trong những tài liệu viết tay đó, có bức thư đề ngày 12-9-1659 của Igesico Văn Tín viết cho linh mục G. F. de Marini, bức thư đề ngày 25-10-1659 của Bento Thiện, cũng viết cho linh mục Marini và tập Lịch sử nước Annam (Đỗ Quang Chính gọi theo quy ước vì tập này không hề có nhan đề) của Bento Thiện mà tác giả nhận định là được viết vào đầu hoặc giữa năm 1659. Ba tài liệu trên đều viết bằng chữ quốc ngữ.

Về người thứ nhất, Đỗ Quang Chính cho biết như sau: “Igesico Văn Tín gồm hai tên: tên thánh và “tên tục”. Tên Igesico (Hoàng Xuân Hãn và Thanh Lãng ghi: Igessio – AC) hay Iglésis, Iglesias là một thứ mà ngày nay hiếm người mang tên đó, kể cả người châu  Âu. Khi Văn Tín gia nhập Giáo hội Công giáo mới ; tên Igesico. Còn chính tên họ của Văn Tín là gì thì không được ghi lại, vì cứ theo chữ ký của ông, chỉ có hai chữ Việt là Văn Tín. Khi biên thư này, tác giả được bao nhiêu tuổi, sinh quán ở đâu, hoạt động ra sao, chúng tôi không rõ. Trong sổ bộ các Thầy giảng Đàng Ngoài năm 1637 do Lm. Gaspar d’ Amaral ghi lại, không thấy dấu vết gì về Văn Tín”.

Về người thứ hai, tác giả cho biết: “Bento là tên thánh của ông; đó là danh từ Bồ Đào Nha, tiếng La Tinh là Benedictus, tiếng Pháp là Benoît, tiếng Việt là Bê Nê Đích Tô hay Biển Đức. Chúng tôi không biết rõ lai lịch Bento Thiện, nhưng có lẽ ông là người mà Gaspar d’ Amaral đã nhắc lại trong tài liệu năm 1637. Sử liệu trên có ghi danh sách những người thuộc bốn bậc “Dòng Tư” Thầy giảng, trong số này có một người tên là Bento (không có tên Việt Nam) ở bậc Kẻ giảng, tức là cấp thứ hai, tính đến năm 1637, Bento được 23 tuổi, theo đạo Công giáo được 11 năm, tức là năm 1627. Như vậy Thầy Bento là một trong những người đầu tiên do L.m. Marques hoặc Đắc Lộ rửa tội ở Đàng Ngoài”.

Chúng tôi phải dè dặt ghi tên hai người như trên là vì tuy thư của Igesico Văn Tín viết ngày 12-9 còn thư của Bento Thiện viết ngày 25-10 cùng năm nhưng tác giả Đỗ Quang Chính đoán rằng Bento Thiện có thể đã viết tập Lịch sử Annam từ đầu hoặc từ giữa năm đó. Vậy xin tạm coi đó là hai người đồng thời”. Ngoài ra còn phải tính đến khả năng là có người (hoặc những người) Việt Nam khác đã viết tiếng Việt bằng chữ quốc ngữ trước cả Igesico Văn Tín và Bento Thiện nhưng bút tích của họ đã vĩnh viễn thất lạc.

“Mèn đét ơi” là gì?

"Mèn đét ơi" là một cụm từ dân gian thường được dùng để bày tỏ sự ngạc nhiên, kinh ngạc hoặc bất ngờ trước một tình huống bất thường, khó...

Ngôn ngữ qua văn chương – Phương ngữ Bắc bộ

Ngày xa xưa, Việt Nam ta trải dài từ Ải Nam Quan xuống đến Mũi Cà Mau. Về mặt địa lý, đất nước được chia làm 3 Kỳ: Bắc kỳ,...

Mạc Cảnh Huống – một vị khai quốc công thần dưới triều Nguyễn

Từ những tư liệu trong Châu bản triều Nguyễn đến gia phả dòng họ Mạc ở xã Trà Kiệu, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam đều cho thấy Mạc Cảnh...

Tục vác kiếm thời xưa

Bản sắc không phải là điều gì quá to tát lớn lao như những mỹ từ trước nay người ta từng ca ngợi: “hiền lành, giản dị, thuần nông, yêu...

Súp hay Xúp?

Súp hay Xúp? Từ chính xác phải là “xúp”. Đây là từ mượn từ tiếng Pháp soupe, cùng một nguồn với từ tiếng Anh “soup”. Tuy viết là “soupe” nhưng...

Lục thập hoa giáp là gì? Cách tính năm, tháng, ngày, giờ theo can chi

Lục thập hoa giáp là sự kết hợp 6 chu kỳ hàng can với 5 chu kỳ hàng chi thành hệ 60 Cách tính năm, tháng, ngày, giờ đều theo...

Nghĩa của từ Bá đạo

Bá đạo là từ được sử dụng rộng rãi trong đời sống thường ngày hiện nay và trở thành trào lưu nhiều bạn thích thú. Những câu nói miệng như...

Bậc quân tử không giấu diếm tâm địa, không phô trương tài năng

Bậc chính nhân quân tử, những người có đạo đức cao thượng thời xưa đều có phép tắc làm người và xử thế, đó là “tâm địa quang minh, tài...

Dấu ấn phố cổ

Mùa đông ở Hà Nội đã đến, lạnh giá và sương mù phủ kín khắp phố phường. Minh - một cô gái trẻ vừa mới tốt nghiệp đại học, và...

Cái ấm sứt vòi

Đồ chuyên trà ấm đất sứt vòi Cuộc sống rượu be sành chắp cổ (Hàn nho phong vị phú - Nguyễn Công Trứ) Về lại Sài Gòn, đi qua con...

Còn chốn để về, về đi

‘Bây giờ mẹ nằm, lá đổ ngoài sân,  để ru mẹ ngủ’  (Lời mẹ ru – TCS) Tôi bỗng dưng trở thành nơi xả stress của những người bạn già...

Vườn thượng uyển của Sài Gòn xưa

Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, Vườn Tao Đàn (thời Pháp có tên là Parc Maurice Long) được người dân Sài Gòn đặt cho những tên gọi thân thương...

Exit mobile version