Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Cái kẹp ở đầu ngón tay bệnh nhân là gì?

Hình ảnh một số bệnh nhân trong bệnh viện phải đeo một chiếc kẹp vào ngón tay có lẽ không còn xa lạ với chúng ta. Nhưng cái kẹp đó dùng để làm gì nhỉ mà tại sao bệnh nhân cứ phải đeo nó liên tục thế?

Cái kẹp này thực chất là máy đo nồng độ oxy trong máu (pulse oximeter), một trong những thông số đặc biệt quan trọng trong quá trình điều trị và hồi sức của người bệnh.

Độ bão hòa oxy động mạch (SpO2) trong máu của một người khỏe mạnh nằm trong khoảng từ 95% – 100%, nếu thông số này hạ xuống dưới mức 90% thì bắt đầu gây nguy hiểm.

Trước đây, khi chiếc kẹp này chưa ra đời, các bác sĩ gặp rất nhiều khó khăn để phát hiện ra tình trạng thiếu oxy trong cơ thể bệnh nhân. Hầu hết khi cơ thể bệnh nhân đã bắt đầu tím tái, tức là ở độ bão hòa 85% thì các bác sĩ mới có thể phát hiện.

Sau năm 1864, khi George Gabriel Stokes phát hiện chức năng vận chuyển oxy trong máu của huyết sắc tố hemoglobin, máy đo nồng độ oxi bắt đầu ra đời. Về sau, thiết bị này ngày càng có nhiều phiên bản và trở nên hiện đại hơn. Thậm chí các thiết bị hiện nay còn có thể phát hiện cả sự thay đổi nồng độ oxy ở mức 1%.

Hemoglobin (Hb) là một loại protein nằm trong tế bào hồng cầu, có vai trò vận chuyển oxy tới mọi tế bào trong cơ thể. Trung bình có khoảng 270 triệu Hb trong một tế bào hồng cầu. Mỗi Hb có thể mang theo 4 phân tử oxy. Phổi sẽ làm nhiệm vụ gắn các phân tử oxy vào các Hb này khi chúng ta hô hấp.

Hb có 2 dạng, Hb không mang oxy hấp thụ ánh sáng đỏ tốt hơn, còn Hb mang oxy hấp thụ ánh sáng hồng ngoại mạnh hơn.

Và chiếc kẹp mà chúng ta đang nói tới hoạt động nhờ tận dụng sự khác biệt giữa 2 dạng của huyết sắc tố này. Cấu tạo của chiếc kẹp gồm một cặp đèn LED (một đèn chiếu tia đỏ (bước sóng 660nm) và một đèn chiếu tia hồng ngoại (bước sóng 940nm)) ở một nhánh và nhánh còn lại là một bộ xử lí điện tử.

Khi máy chiếu đèn, ánh sáng đi xuyên qua ngón tay của bệnh nhân và truyền tới bộ phận xử lí bên kia. Dựa vào lượng tia “vượt biên” thành công mà máy sẽ hiển thị tỉ lệ giữa số Hb mang và không mang oxy và từ đó các bác sĩ có thể biết được độ bão hòa oxy của bệnh nhân.

Việc trang bị tới 2 loại đèn là nhằm đảm bảo kết quả đo luôn chính xác, dù kích cỡ động mạch của bệnh nhân có khác nhau đi nữa.

Bí ẩn bàn thờ tổ tiên ngày tết của người Sài Gòn

Xuân về, Tết đến, bàn thờ tổ tiên trong căn nhà của người Việt Nam là nơi được chưng dọn rực rỡ và tôn kính nhất.  Bàn thờ tổ tiên...

Sài Gòn năm 1968 – 1969 qua 100 bức ảnh của Brian Wickham (Phần 1)

Sau biến cố Mậu Thân 1968, an ninh ở Sài Gòn được thắt chặt. Hàng rào thép gai và các điểm kiểm soát quân sự mọc lên ở nhiều nơi....

Thắc mắc tên gọi một số địa danh Sài Gòn

Bài viết này được hình thành theo các tài liệu từ một số sách cũ của các học giả miền Nam: Vương Hồng Sển, Sơn Nam và cuốn Nguồn Gốc...

Châu về Hợp Phố nghĩa là gì?

"Châu về Hợp Phố" hay "Châu về Hiệp Phố". Ý nói trùng phùng gặp gỡ, đoàn tụ lại. Thường được dùng hàm ý chỉ “những cái quý giá không mất...

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh

Tuy sách vở không kê khai rõ ràng nhưng có thể nói rằng nước ta vốn có nhiều nghề. Đời Lý, có thợ bách tác (làm trăm thứ). Thời Pháp...

Bí mật của bánh tét

Một trong những sở thích lạ đời của tôi là đi tìm “tiểu sử” của những món ăn truyền thống. Có những món đã được viết nhiều như phở, bánh...

Nha trang – thời tôi mới lớn

Nha Trang lúc nào cũng đẹp, nhưng với tôi Nha Trang đẹp nhất ở vào cái thời tôi mới lớn. Dường như lúc ấy biển xanh hơn, bầu trời trong...

Họ Mạc và chuyện kho tàng họ Mạc ở Hà Tiên

Trong quá trình Nam tiến mở mang lãnh thổ của người Việt, Dương Ngạn Địch, Trần Thượng Xuyên và Mạc Cửu là ba người Minh Hương có công lớn trong...

Ông Đạo – một hiện tượng tôn giáo lý thú ở Nam Bộ

Trong những chuyến khảo sát điều tra điền dã dân tộc học ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, tôi đã được nghe nhiều chuyện về ông Đạo. Đọc một...

Sài Gòn những năm 1996 qua ống kính của Gysembergh Benoit

Quán kem Bạch Đằng, khách sạn Majestic buối tối, nữ “ninja” trên đường phố… là loạt ảnh đen trắng khó quên về Sài Gòn năm 1996 được nhiếp ảnh gia...

Tại sao có tên cầu “Nhị Thiên Đường ” ?

Ít ai biết tại sao gọi là Cầu Nhị Thiên đường do ông chủ hãng dầu nóng Nhị Thiên Đường xây cho người làm công của ông ở bờ phía...

Thói “Ăn” nếp “Ở” của vgười Việt qua cách nói

- Thói ăn: Không biết có phải do hoàn cảnh thiếu ăn thiếu mặc từ xưa, mà người Á đông nói chung, người Việt nói riêng, đặc biệt quan tâm...

Exit mobile version