Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Chợ Bến Thành, đầu mối đi lại lớn nhất Đông Dương xưa

Thời thuộc Pháp, chợ Bến Thành được xác định là ngôi chợ trung tâm của Sài Gòn, thành phố lớn nhất, thậm chí như một thủ phủ của Đông Dương xưa.

Tuyến xe điện đi từ khu vực chợ Bến Thành vô Chợ Lớn này hoạt động đến tận cuối thập niên 1950 – Ảnh tư liệu

Xe lửa, xe điện, xe đò, xe ngựa, xe kéo… lẫn cảng sông đều có quanh chợ

Mở chợ năm 1914, ngay trong năm này, chính quyền Pháp lúc ấy khởi công xây dựng một đại lộ thênh thang nối từ chợ Bến Thành sang thành phố Chợ Lớn, mở thêm đường bên cạnh hai con đường cũ nối Sài Gòn với Chợ Lớn là đường Trên (Nguyễn Trãi hiện nay) và đường Dưới (đại lộ Võ Văn Kiệt hiện nay), đặt tên đường Gallieni (nay là đường Trần Hưng Đạo).

Ngay khi làm đường chưa xong, một tuyến xe điện đi từ khu vực chợ Bến Thành vô Chợ Lớn đã đi vô hoạt động (cho đến tận năm 1953).

Trước đó rất lâu, khu vực này đã có ga xe lửa Sài Gòn với tuyến  xe lửa đầu tiên của Đông Dương: Sài Gòn – Mỹ Tho hoạt động từ năm 1886-1959, vô ca dao xưa: “Mười giờ tàu lại Bến Thành – Súp lê còi thổi bộ hành lao xao”.

Ý định biến Bến Thành thành ngôi chợ trung tâm Sài Gòn cũng như miền Nam, thậm chí cả Đông Dương như trên hàng trăm bưu thiếp thời đó ghi marché central (chợ trung tâm) càng rõ khi bên hông chợ Bến Thành lúc ấy có hai bến xe đò đưa khách: bến đường Phan Bội Châu (tên cũ Viennot) đi miền Đông, bến đường Phan Chu Trinh (tên cũ Schroeder) đi miền Tây.

Nằm cạnh ga xe lửa Sài Gòn là bến xe ngựa, xe kéo, trước 1975 là xe xích lô máy nằm ngay khu vực sân tráng nhựa trống trải trước công viên 23-9 ngày nay.

Bến xe ngựa khu vực trước chợ Bến Thành thời Pháp – Ảnh tư liệu

Riêng xe kéo, xe kiếng (xe ngựa kéo nhưng thiết kế dành cho những gia đình có tiền thời đó, tương tự như xe hơi hiện nay) đậu ngay các con đường xung quanh chợ – Ảnh chụp khoảng những năm 1920-1930 – Ảnh tư liệu

Xe cộ bên ngoài chợ Bến Thành trước 1975 – Ảnh tư liệu

Cách chợ Bến Thành 1km, theo đường Hàm Nghi ngày nay, là bến Bạch Đằng, xưa nay vẫn là bến tàu thủy đưa đón khách theo đường sông đi đến nhiều địa phương chung quanh Sài Gòn.

Rõ ràng người Pháp đã quy hoạch vị trí chợ Bến Thành nằm ngay trục lộ giao thông một mặt nhằm tạo sự phát triển cho thành phố Sài Gòn mới hình thành với kỳ vọng thành hòn ngọc Viễn Đông sau này, đồng thời giải quyết bài toán giảm thiểu ùn tắc cho khu vực trung tâm đô thị.

Ga xe lửa Sài Gòn năm 1970, nay là công viên 23-9 – Ảnh tư liệu

Cầu nổi Thị Kiều trước chợ Bến Thành

Đầu thập niên 1970, hai cầu vượt (xưa gọi là cầu nổi) bằng sắt được dựng lên phía trước chợ Sài Gòn. Cây cầu thứ nhất bắc ngang từ chợ Sài Gòn qua tiểu đảo, nơi có tượng Quách Thị Trang và tượng Trần Nguyên Hãn cưỡi ngựa; cây cầu thứ hai bắc ngang từ trạm xe buýt qua tiểu đảo.

Hai cây cầu nổi này được thiết lập nhằm giúp cho khách bộ hành qua lại chợ Bến Thành an toàn hơn, vì khu vực bùng binh trước chợ xe cộ qua lại nườm nượp từ sáng tới tối.

Đầu những năm 1970, mấy thằng nhỏ Sài Gòn chúng tôi rủ nhau đi chơi đêm Noel  bằng cách lên cầu nổi mới dựng. Trong khi đi trên cầu đầy người hiếu kỳ, bạn tôi chọc ghẹo một cô gái xinh xắn đã khiến bạn trai cô ta nổi nóng. Kết quả: một mắt của anh bạn tôi sưng húp vì một cú đấm của đối phương…

Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau, hai cây cầu nổi đã bị tháo dỡ vì không hiệu quả và bị nhiều người chê “xấu hoắc”, cảnh sát Sài Gòn lúc ấy than là không quản lý an ninh nổi.

Về sau, có người đặt tên cho hai cây cầu nổi này là Thị Kiều, vừa mang ý nghĩa là cầu trước chợ, vừa hàm ý cầu của tổng thống, phó tổng thống chế độ SG Nguyễn Văn Thiệu – Nguyễn Cao Kỳ nói lái.

Cầu nổi 1 nối cổng chính của chợ sang khu bùng binh Quách Thị Trang

Những lần sửa chữa chợ Bến Thành

Năm 1944, chợ Bến Thành bị máy bay đồng minh dội bom hư hại vật chất nặng nề. Mãi đến năm 1950 chợ mới được trùng tu lại.

Rồi trong kháng chiến 9 năm chống Pháp, chợ  cũng từng bị thiêu rụi một lần nữa.

Một góc chợ Bến Thành từng bị thiêu rụi  trước 1954 – Ảnh tư liệu

Sau 1975, chợ được chỉnh trang sửa chữa lớn chợ Bến Thành từ ngày 1-7 đến 25-8-1985.

Nhà lồng chợ và các gian hàng, sạp hàng được sửa chữa làm mới, duy chỉ có dáng vẻ phía trước với tháp đồng hồ được giữ lại như xưa.

Năm 1992, chợ Bến Thành cải tạo lại hệ thống điện và thay toàn bộ sạp cây bằng sạp sắt.

Năm 1999 chợ cải tạo sửa chữa hệ thống cống, thay toàn bộ máy chợ ngói bằng tôn, nền chợ được lót gạch ceramic.

Chuyện buôn bán ở chợ Bến Thành

Chợ Bến Thành hiện nay nằm ngay trung tâm quận 1 của Sài Gòn, tổng diện tích 13.056m2. Trong đó, có 5.276m2 kinh doanh, 6.116m2 lối đi và 1.664m2 hành lang, văn phòng, nhà vệ sinh.

Chợ hoạt động từ 4 – 19g tối (sau đó thì có chợ đêm hai bên hông chợ). Một năm chỉ nghỉ trưa 30 và mùng 1 Tết, 4 giờ sáng mùng 2 Tết đã bán lại.

Lúc mới khai thị 1914, chợ Bến Thành có 400 sạp nông sản thực phẩm, chủ yếu do người nông dân sản xuất bán. Ngày nay, riêng số lượng sạp hàng của tiểu thương đã lên đến gần 1.500 sạp.

Các tiểu thương ở chợ Bến Thành ngày nay không còn mang hình ảnh những phụ nữ cần cù, lam lũ, chịu thương chịu khó như trước đây nữa mà đều là những nhà kinh doanh thực thụ.

Họ trẻ trung, xinh đẹp, ăn mặc thời thượng và đặc biệt là nói ngoại ngữ rất lưu loát, từ Anh, Hoa, Nhật, Hàn, Pháp, Đức… và thậm chí cả tiếng Campuchia.

Chuyện người bán hàng nói hai, ba ngoại ngữ một cách thông thạo không còn là mới ở chợ Bến Thành. Theo một nhân viên ban quản lý chợ, có đến 80 – 90% nhân viên bán hàng của các quầy quần áo, mỹ phẩm, thổ cẩm, hàng lưu niệm… nói được ít nhất hai ngoại ngữ trở lên.

Có một hiện tượng vốn xuất hiện từ xưa ở chợ Bến Thành cho đến những năm gần đây: nói thách rất dữ. Ai không rành vô chợ dễ bị mua hớ.

Thậm chí, có lúc chính quyền Sài Gòn trước 1975 còn treo băng rôn trước chợ kết tội nặng nề hiện tượng này: Chỉ gian thương mới giấu hàng và không treo bảng giá.

Cửa đông chợ Bến Thành trước 1975 với băng rôn lên án nặng nề tệ nạn nói thách ở chợ Bến Thành – Ảnh tư liệu

Hiện nay Ban quản lý chợ kiểm soát rất gắt hiện tượng này với nhiều biện pháp và có hiệu quả rất rõ.

12 bức phù điêu gốm Biên Hòa

Chợ Bến Thành có bốn cửa chính là cửa Đông, cửa Tây, cửa Nam, cửa Bắc. Trên bốn cửa chính của chợ Bến Thành có các bức phù điêu bằng gốm nung, cho người đi biết bên trong cổng này.

Tác giả những bức phù điêu này là nhà điêu khắc Lê Văn Mậu (1917 – 2003), giảng viên Trường Mỹ nghệ Biên Hòa, thực hiện năm 1952

Phù điêu bò và cá ở cổng chính, cổng phía Nam chợ Bến Thành cho thấy lúc đó khu vực cổng chính bán thịt bò và các loại cá – Ảnh tư liệu

8 công trình đầu tiên của Sài Gòn xưa

Khách sạn Continental, nhà hát Thành phố, Bệnh viện Chợ Quán, Bưu điện trung tâm... là những công trình đầu tiên được xây tại vùng đất Sài Gòn Gia Định...

Đặc điểm của người đàn ông có năng lực

Trong tác phẩm “Hàn thi ngoại truyện” của danh sĩ Hàn Anh thời Tây Hán viết: “Mỹ ngọc thực sự dù bị chôn giấu dưới đất sâu chín nhận cũng không thể che...

Giai thoại về Con ma nhà Họ Hứa

Báo chí từng đưa ra kiến giải, chú Hỏa bí mật đưa con gái mình đến ngôi nhà nghỉ của gia đình gần nghĩa trang gia tộc khu vực ngã...

Nhà thờ Sài Gòn qua hồi ký của R.P.Parrel

Trong tác phẩm “Tôn giáo xứ Nam Kỳ” tập 2, P. Launay cho rằng trong số công trình tôn giáo tại thuộc địa, nhà thờ Sài Gòn chiếm vị trí...

Gia phả hoàn chỉnh có những mục gì?

Gia phả được coi là hoàn chỉnh trước hết phải là một gia phả được ghi chép rõ ràng, chữ nghĩa chân phương có ghi rõ tên người sao lục,...

Độc đáo giao thông ở miền Nam vào những năm 1960

Các phương tiện giao thông ở miền  Nam hồi những năm 1960 rất đa dạng với các loại xe đò, xe lam. Trong ảnh, một xe đò chở khách tuyến...

Thuốc đắng dã tật sự thật mất lòng – “Dã” hay “giã”?

Do nhầm lẫn về âm đọc, nhiều người không phân biệt được “dã” và “giã”, thậm chí còn cho rằng chúng là một, như trong trường hợp “thuốc đắng dã/giã...

Xứ Nam Kỳ giai đoạn 1921 – 1935

Trường nghề ở Gia Định, trẻ mồ côi tại nhà tế bần Cù Lao Giêng, chợ rổ rá Suối Sâu… là loạt ảnh tư liệu quý giá về xứ Nam...

Tài tử điện ảnh xinh đẹp của Sài Gòn xưa

Bên dưới đây là tấm hình quen thuộc mà người ta thường thấy trong bộ sưu tập những hình ảnh đẹp của Sài Gòn ngày xưa. Đó là một nữ...

Bạc Liêu: Vọng mãi khúc “Dạ cổ hoài lang”

“Bên nước ngọt, biển cho muối nhiều, bên nước ngọt, phù sa vun bồi; dưới sông cá chốt, trên bờ Triều Châu…”, câu hát về xứ Bạc Liêu trong bài...

Thần dược trị bá bệnh của một thời

Sau 1975, dầu Nhị Thiên Đường ngừng hoạt động. Dòng họ Vi ra định cư nước ngoài và nhãn hiệu Nhị Thiên Đường tuy không còn sản xuất ở Việt...

Nguồn gốc truyện tích Thánh Gióng

Truyện Thánh Gióng là một câu chuyện nổi tiếng trong kho tàng truyện cổ của người Việt, hầu như bất cứ người Việt nào, từ già đến trẻ, đều biết...

Exit mobile version