Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Ký ức của một sĩ quan Pháp trong cuộc xâm lược An Nam

Chúng tôi đã chôn họ xuống cát như những con chuột, những người đàn ông An Nam rất xấu xí, gầy gò, rách rưới, khốn khổ, chỉ được trang bị giáo, súng cũ gỉ….

Nhân vụ ám sát chỉ huy Francis Rivier gần Hà Nội vào ngày 19/5/1883, tướng Jules Ferry của Pháp đã quyết gửi quân ra đánh Bắc Kỳ và Trung Kỳ của Việt Nam. Viên sĩ quan Pierre Loti, bí danh Julien Viaud, đã khởi hành trên con tàu chiến mang tên Atalanta vào cuối tháng 5 để tham gia trong chiến dịch này.

Trong lúc hạm đội của Loti, dưới sự chỉ huy của Đô đốc Courbet, đang hành quân trên vùng biển Trung Quốc thì vua Tự Đức của Việt Nam qua đời, ngày 17/7. Một tháng sau đó,  hạm đội đến vịnh Đà Nẵng và tiến hành bắn phá các cứ điểm dọc theo bờ sông của Huế.

Cùng thời điểm đó, đội quân do Tướng Bouet chỉ huy đang đánh chiếm vùng đồng bằng sông Hồng. Những sự kiện này đã dẫn đến Hiệp ước Harmand và sự thiết lập quyền lực của thực dân Pháp ở Bắc Kỳ.

Pierre Loti đã ghi lại các diễn biến của ba ngày bắn phá Huế. Sau đó ít lâu, những ghi chép này đã được công bố trên báo Le Figaro dưới tiêu đề “Ba ngày kể từ khi bắt đầu cuộc chiến tranh ở An Nam”.

Vì bài báo này mà Loti bị trừng phạt vì tiết lộ câu chuyện về các cuộc tấn công bạo lực – và đôi khi tàn nhẫn – những thông tin khiến chính quyền Pháp khó chịu vì đã phơi bày sự thật trần trụi về cuộc chiến, trái ngược với những luận điệu tuyên truyền chính thức dành cho người dân.

Toàn bộ văn bản của Loti dài 60 trang, mô tả chi tiết các diễn biến của cuộc đụng độ lịch sử. Mặc dù chỉ giới hạn ở các cuộc tấn công vào một số pháo đài gần bờ biển, sức mạnh của câu chuyện nằm ở chỗ nó đã làm nổi bật sự phi lý và tàn bạo của cuộc chiến, khi những đội quân An Nam đông đảo nhưng trang bị cực kỳ lạc hậu đã bị tàn sát bởi hỏa lực vượt trội của vài trăm lính Pháp chỉ sau vài tiếng đồng hồ. Kết quả thắng bại là rất rõ ràng: Không có người lính Pháp nào bị thương, trong khi phía An Nam có hàng trăm xác chết…

Dưới đây là trích đoạn nội dung một số ghi chép của Pierre Loti:

Hạm đội đội đã đến vịnh Đà Nẵng. Cuộc tấn công vào các vị trí của Huế sẽ sẽ bắt đầu vào ngày mai…

Những người lính được trang bị kỹ lưỡng trước cuộc chiến với lương khô, súng, đạn, túi xách v..v. Thậm chí họ còn được thử giày để chọn cho mình chiếc phù hợp. Với tâm trạng hoàn toàn vui vẻ, họ háo hức như trẻ em trước trận đánh ngày mai. Tuy nhiên, nhiều người lính đã bị say nắng và sốt làm suy kiệt thể lực, họ bước đi với dáng điệu bơ phờ, khuôn mặt vàng vọt…


Lính Pháp trên một chiến hạm.

…Một thùng dầu cháy được phóng đi từ tàu Bayar làm tín hiệu khai hỏa. Cuộc tấn công bắt đầu. Các pháo thủ điềm tĩnh và nã đạn bài bản, chính xác vào những vị trí đã định. Một vài phút trôi qua, không có dấu hiều gì về sự phản kháng từ đất liền. Có lẽ người An Nam đã bỏ chạy.

Rồi chúng tôi thấy những cái bóng nhỏ xuất hiện với những tia sáng lóe lên cùng những làn khói trắng. Họ đã đáp trả. Có điều hỏa lực của họ yếu tới mức những viên đạn không thể chạm tới tàu chúng tôi mà chỉ để lại những gợn sóng khi rơi xuống mặt nước.

Lực lượng đổ bộ từ hai con tàu Bayard và Atalante bắt đầu xâm nhập vào bãi biển để dập tắt sự kháng cự. Mọi người đều lo lắng về những người lính An Nam có thể phục kích sau sau các cồn cát hoặc hầm hào. Con tàu Lynx ở gần bờ biển nhất, bắn xối xả để yểm trợ cho lực lượng đổ bộ.

Tuy nhiên, sự kháng cự của người An Nam là rất yếu kém. Lính Pháp tiến lên rất nhanh trong khi người An Nam chưa kịp nạp đạn cho các khẩu súng của mình. Họ bỏ chạy về phía Nam với tốc độ nhanh nhất có thể. Lính An Nam chết rất nhiều. Quân Pháp toàn thắng.

Bộ binh Pháp.

Trên mẫu hạm Bayard, những người lính mừng thắng lợi bằng cách hô “Hurrah!”. Họ sẽ được nghỉ ngơi tối nay với rượu vang.

…Một người lính An Nam trẻ, trên ngực bị thủng một lỗ sâu xuất hiện trước nơi đóng trại của các binh sĩ trên con tàu Atalanta. Anh ta chỉ dám xuất hiện ở đây để xin gạo sau khi nghe người lính An Nam khác nói về sự hào phóng của quân Pháp. Anh ta nằm phủ phục dưới chân của sĩ quan chỉ huy đội bảo vệ để cầu xin sự che chở, không chịu rời đi.

Có lẽ anh ta không nối dối vì vết thương quả là kinh tởm: Mỗi khi thở, không khí thoát qua lỗ thùng làm sủi lên các bọt bong bóng đỏ ngầu. Ở đây không có bác sĩ, tất cả những gì chúng tôi có thể làm trong tư thế của người chiến thắng là cho anh ta một ít gạo, nước, và để mặc anh ta chết vì vết thương của mình.

…Đêm xuống trên căn cứ vừa bị đánh chiếm của người An Nam. Một ngọn lửa nhỏ cháy trên mặt đất. Hai người lính của hạm đội đang ngồi trong ghế thiếp vàng kiểu châu Á, nằm sau bức tường bị phá hủy của pháo đài, giữa đống ngổn ngang gạch đá.

Những người thủy thủ đã đến và đi trong đêm tối, lấy đi tất cả những gì có vẻ quý giá. Tất cả những điều này mơ hồ gợi nhớ lại những cảnh cướp bóc trong quá khứ của những kẻ xâm lược Hung Nô đối với người châu Âu.

…Chúng tôi đã chôn họ xuống cát như những con chuột, những người đàn ông rất xấu xí, gầy gò, rách rưới, khốn khổ, chỉ được trang bị giáo, súng cũ gỉ. Họ không có cơ hội được nhìn trực diện những kẻ đã giết mình.

…Sau các chiến thắng chóng vánh, những người lính trở nên bận rộn với vũ khí và hành lý của mình. Những kẻ xâm lược trở về với đủ các thứ chiến lợi phẩm như những chiếc thắt lưng, mũ, giáo, các lá cờ màu vàng, ấm trà kiểu Trung Quốc, tượng Phật, và cả các bức tượng nhuốm màu sắc huyền bí.

Họ đem cả những chiếc rọ đầy gà, thậm chí là những con lợn sống đang kêu gào inh ỏi để chất vào nhà bếp. Các bữa ăn vì thế cũng trở nên phong phú hơn, với rất nhiều món chưa từng xuất hiện trong thực đơn của những người lính Pháp.

Đó chính là niềm vui trong những ngày đầu tiên của cuộc chiến này…

“Người em sầu mộng” của thi sĩ Lưu Trọng Lư là ai?

Bà là Phùng Thị Cúc, sinh năm 1920; một người con gái xứ Huế. Trong tập Hồi ký  có tựa Nửa đêm sực tỉnh (Nxb Thuận Hóa, 1989), nhà thơ...

Trương Vĩnh Ký – Người giữ lửa cho tiếng nói Nam Kỳ

Quyển Chuyện Đời Xưa của Trương Vĩnh Ký là quyển sách bán chạy nhứt và đi vào lòng dân chúng nhiều nhứt trong số hàng trăm tác phẩm của nhà văn nầy....

Nữ minh tinh Jane Fonda ở Hà Nội năm 1972

Tháng 7/1972, khi không quân Mỹ mở chiến dịch ném bom dữ dội vào Hà Nội bằng máy bay B-52, ngôi sao điện ảnh Mỹ Jane Fonda đã ghé thăm...

Trương Vĩnh Ký viết về việc người An Nam từ chối nhập quốc tịch Pháp

Bài này đăng phóng ảnh một bức thư 18 trang thủ bút của ông Trương Vĩnh Ký gửi cho đại biểu Blancsubé, về việc ông từ chối vào quốc tịch...

Ký ức về những bài học thuộc lòng thời Tiểu học VNCH

Dân miền Nam, những ai bây giờ chừng 55 tuổi trở lên, chắc đều nhớ rõ cách tổ chức độc đáo ở các lớp bậc tiểu học cách đây hơn...

Bạc sỉu, di sản Sài Gòn xưa

Cộng đồng người Hoa ở Sài Gòn có lẽ đi sớm hơn người Việt trong kinh doanh hàng quán, trong đó có cà phê. Cà phê cho giới bình dân...

Đôi nét về sự ra đời của cảng Cam Ranh

Cam Ranh nằm ở vị trí chiến lược cả về quân sự lẫn dân sự, tại khu vực vịnh nước sâu nhất Đông Nam Á. Cảng Cam Ranh ra đời...

Đông Dương 130 năm trước qua góc nhìn của nhà thám hiểm Pháp

Nhiều hình ảnh tư liệu quý giá về Đông Dương đã xuất hiện trên các số tạp chí Vòng quanh thế giới (Le Tour de Monde) xuất bản tại Pháp...

Hình độc về lễ hội làng ở Nam Định năm 1928

Người dân quây quanh sạp múa rối, trai tráng thi đấu vật, các diễn viên múa đao... là loạt ảnh đặc sắc về lễ hội làng Bình Cách ở Nam...

Những nguyên nhân dẫn đến sự suy tàn của vương quốc Champa

Cuộc xung đột nội bộ diễn ra liên tục nhiều thế kỷ là một nguyên nhân quan trọng đưa vương quốc Champa đến chỗ diệt vong. A – VẤN ĐỀ...

29 bản đồ cổ khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam

Những bản đồ cổ của các cá nhân, tổ chức trong nước và quốc tế hiến tặng Nhà nước Việt Nam, xác nhận hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa...

Về câu “Đất có lề, quê có thói”

Đi vào bất cứ vùng quê nào, điều cần quan tâm trước hết là tập tục, phép tắc ở nơi đó. Hiểu biết, tôn trọng luật tục, thói quen của...

Exit mobile version