Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Lịch sử hệ thống ký âm

1. Từ khi nào người ta biết viết nhạc?

Nhạc để nghe chớ không phải để đọc. Sáng tác nhạc thì đã có từ ngàn xưa. Viết nhạc thì mãi đến thời kỳ cổ điển bên châu Âu mới có người “viết” nhạc. Nhưng biết ” chép” nhạc, ghi lại những nét nhạc đã được đàn và hát biết ” ký âm ” thì lâu hơn. Bên phương Tây có hai nhà nhạc học Kurt Sachs và Galpin “phỏng đoán” mà chưa “xác nhận” rằng cách ký âm xưa nhứt có thể là cách chép tìm thấy ở các dân tộc vùng Tây Á (phương Tây gọi là Trung Đông) Sumer, Babylone, Assyrie là thế kỷ thứ IX trước Công nguyên, (theo Từ điển The New Grove Dictionary of Music and Musicians thì lối 3500 trưóc Công nguyên) có loại chữ góc (écriture cunéiforme) thí dụ như hình hai cây đinh họp lại như chữ Thập là dấu hiệu của một âm độ cao bằng nốt ” Sol “..

Những trang tải nhạc miễn phí, không bản quyền cho video YouTube ...

Ký âm dùng những tín hiệu để ghi lại độ cao của những âm trong một nhạc phẩm. Ghi lại bằng chữ nên trong thời đại Cổ Hy lạp nhạc sĩ đã dùng chữ viết để ký âm như chữ  “epsilon” là nốt “Do “. Cách ký âm bên phương Tây có trước cách ký âm trên ” khuông nhạc 5 dòng” (portée à 5 lignes) là cách dùng chữ A, B, C,…. theo phương pháp cùa Odon, ngày nay người Đức và Anh Mỹ còn dùng là A=La; B=Si, C=Do;D=Ré; E=Mi; F=Fa; G=Sol . Cách ký âm theo phuơngTây hiện nay là có từ thời Guy d’Arezzo (1032) với 7 notes Do, Ré, Mi, Fa, Sol, La, Si..

Nếu kể cả Đông Tây, thì bên Trung quốc đã có cách ký âm theo Luật lũ từ đời nhà Thương (Theo nhà nhạc học Maurice Courant Trong bài viết vê Nhạc Trung quốc đăng trong Bách khoa từ điển về âm nhạc do A. Lavignac chủ biên) tức là trên 1500 năm trước Công nguyên.

2. Tại sao….7 notes mà không có ghi những notes có thăng (dièse) giáng (bémol)?

Những âm thăng hay giáng theo hệ thống thang âm thiên nhiên hay các loại thang âm khác đều là âm bất thường. Có một tín hiệu #, và b là đủ.

Trong nhạc Ấn độ cũng vậy chỉ có tên cho những âm chánh Sa, Ri,Ga,Ma, Pa,Dha, Ni Sa, vì 7 âm đó liên hệ với 7 hành tinh trong vũ trụ. Nếu cần ghi những âm ca hơn nửa cung thì thêm hai dấu tivra (dièse) và komal (bémol)

3. Tại sao chỉ có 5 nốt chính?

Trong việc ký âm,Việt Nam cũng như Trung quốc, Nhựt bổn Triều Tiên, chỉ ký âm tên 5 âm chánh vì tuy trong Luật Lữ có 12 âm cách nhau một bán cung, (nhưng không phải thang âm 12 âm, vì 12 âm đó chỉ sắp theo thứ tự từ thấp lên cao, nhưng đó là 12 âm chuẩn) Chỉ chọn 5 âm chánh theo thứ tự Cung, Thương, Giốc, Chủy Vũ vì trong vũ trụ có ngũ hành Kim, Mộc Thủy Hoả Thổ. Con người có ngũ tạng:Tâm, Can, Tì, Phế Thận, Màu có Ngũ sắc Đen, trắng, vàng xanh, đỏ v.v..

Có 5 âm chánh nhưng thêm 2 âm phụ Biến chủy và Biến Cung thành 7 âm

4. Nguồn gốc của các cách ký âm 

Xem Bách khoa từ điển, The New Grove Dictionary of Music and Musicians Q.13 từ trang 333 đến trang 42O hay là Quyển La notation musicale của A. Machabey Paris 1952.

Muốn biết về Ký âm của phương Đông Đọc quyển Musical Notation of the Orient của Walter Kaufmann (Bloomington, Indiana, 1967)

Tín ngưỡng Sùng bái con người của Văn hoá Việt

Trong con người có cái vật chất và cái tinh thần. Cái tinh thần trừu tượng, khó nắm bắt, nên người xưa đã thần thánh hóa nó thành khái niệm...

Sài Gòn Tạp Pín Lù – Pháp thuộc

Tôi xin hỏi: phải chăng ngày xưa, ông bá hộ là ông nhà giàu cung cấp cho nhà nước được một trăm người lính hay là chỉ có mười người?...

Họ Hoàng – Huỳnh có phải là một?

Tôi đã đọc mục Chuyện Đông chuyện Tây của Kiến thức ngày nay, số 142 và có ý kiến như sau: Tôi nhất trí về cơ bản với lời giải...

Những bức ảnh về Sài Gòn thế kỷ 19

Sài Gòn năm 1893 khá hiện đại như miêu tả trong cuốn “Ký ức lịch sử về Sài Gòn và các vùng phụ cận” (1885) của Trương Vĩnh Ký. Qua...

Nhắc lại chuyện nhà Minh cướp sách của ta đem về Tàu

Trong Khởi Hành số 90, tháng 4 năm 2004, dưới nhan đề “Từ Lĩnh Nam Chích Quái Đến Các Tài Liệu Bị Quân Minh Tịch Thu Đem Về Tàu”, tôi đã viết...

Ngày Xuân – Nói chuyện áo dài

Tôi có cô bạn người Pháp, Monique Alia, rất yêu quý đất nước và văn hóa Việt Nam. Festival Huế tôi mời cô sang Huế chơi. Ngay khi đến Huế,...

Hương xưa bồ kết

Khi nói về vẻ đẹp bên ngoài của phụ nữ, người xưa có câu “Cái răng cái tóc là góc con người”. Hàng trăm năm trước, đối với phụ nữ...

Trần Thượng Xuyên – Vị tướng người Hoa và quá trình giúp người Việt khai khẩn vùng Đồng Nai – Gia Định

Trần Thượng Xuyên (chữ Hán: 陳上川, 1626-1720), tự là Thắng Tài (勝才), hiệu Nghĩa Lược (義略), quê ở ngôi làng Ngũ Giáp Điền Thủ, huyện Ngô Xuyên, phủ Cao Châu (Giao Châu), tỉnh Quảng Đông (Trung...

Catinat – Phiên y – Tự do… Dăm hồi ức

Đường Tự Do, xưa gọi là Catinat, nay có tên là Đồng Khởi. Nhưng có lẽ không mấy ai biết người Hoa trong Chợ Lớn từng gọi đường này là...

Bức tranh di truyền về nguồn gốc của người Việt

Các nghiên cứu di truyền được công bố trong khoảng 20 năm gần đây đang dần dần làm rõ bức tranh về nguồn gốc của nhân loại nói chung, cư...

Tháp Cói – Tòa bảo tháp 7 tầng thời Hậu Lê

Tháp Cói có tuổi đời gần 300 năm, từng được Viễn Đông Bác Cổ Pháp xếp hạng là một di sản văn hóa nổi bật của Việt Nam. Nằm trong...

4 cảnh giới của một người sống vui vẻ, tự tại

Đời người, nếu có thể đạt được đến cảnh giới “thanh tĩnh” thì liền sẽ thấy rõ được vạn vật và trong tâm sẽ luôn luôn vui mừng, thản đãng. Nhưng cuộc đời luôn có...

Exit mobile version