Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Mãnh tướng bất bại duy nhất trong chính sử Tam Quốc

Chính vì không được nhắc nhiều trên các tác phẩm văn học nên tên tuổi của đệ nhất mãnh tướng Tam Quốc này mới trở nên mờ nhạt trong suy nghĩ của độc giả.

Đông Hán vào những năm cuối bị chia làm ba nước, Tam Quốc là một giai đoạn lịch sử nằm giữa nhà Hán và nhà Tấn, kéo dài tới 60 năm. Trong tình thế chân vạc, mỗi một quốc gia đều có thể nói là nhân tài lớp lớp xuất hiện.

So sánh văn thần, võ tướng của thời kỳ Tam Quốc với nhau là một đề tài thú vị. Qua các tác phẩm văn học, phim ảnh hay tài liệu ghi chép lại, những nhân vật xuất sắc mà chúng ta biết rõ không hề ít, ví dụ như Lã Bố, Quan Vũ, Triệu Vân, Trương Phi, Điển Vi, Mã Siêu…

Tuy nhiên trên thực tế, vẫn còn một người mà theo chính sử, có năng lực vượt xa những người như Lã Bố, Quan Vũ. Người ấy chính là Nhạc Tiến.

Nhạc Tiến sinh ra tại quận Dương Bình, huyện Vệ Quốc, là một đại tướng dưới trướng Tào Tháo, có vẻ ngoài thấp bé.

Trong tiểu thuyết, mô tả về Nhạc Tiến không tới trăm chữ, thế nhưng trong lịch sử, Nhạc Tiến đi theo Tào Tháo đánh Nam dẹp Bắc, chiến tích của ông vô cùng đáng kể.

Trong “Tam quốc chí” có mô tả về chiến tích của Nhạc Tiến như sau: “theo đánh Trương Tú ở An Chúng”, “vây Lã Bố ở Hạ Bì”, “tấn công và hạ gục được Lưu Bị ở Tiểu Bái”, “theo đánh Viên Thiệu ở Quan Độ”, “tấn công và đánh thắng quân Khăn Vàng”, “theo đánh Viên Đàm ở Nam Bì, vào được thành sớm nhất”…

Hình ảnh nhân vật Nhạc Tiến trên phim.

Từ những ghi chép này có thể thấy, bất kể nhìn từ chiến dịch nào, gần như đều không thua trận. Lã Bố, Lưu Bị, Viên Thiệu đều nằm trong số những người thua trận trước Nhạc Tiến.

Nhạc Tiến giống như những người bình thường khác, ông không có xuất thân hiển hách, công trạng của ông đều có được nhờ chiến đấu thực tế, có thể nói là thần tượng của rất nhiều binh sĩ cấp thấp.

Nhạc Tiến là một người có kinh nghiệm chinh chiến phong phú và tư duy quân sự. Nếu phải kể tới chiến thần bất bại duy nhất trong Tam Quốc, vậy thì Lã Bố, Triệu Vân đều phải đứng sang một bên.

Chắc hẳn các bạn biết tới Ngũ tử lương tướng thời Tam Quốc. Nhạc Tiến cũng là một trong số đó, hơn nữa còn đứng đầu năm người. Liên quan đến việc này, trong “Tam quốc chí” có ghi chép như sau: “Thái tổ (Tào Tháo) lập nên chiến công này, là nhờ có những lương tướng, đứng đầu là năm người”, có thể thấy, trong số năm lương tướng được Tào Tháo khen thưởng khi ấy, xếp hạng của Nhạc Tiến trong quân đội đứng trước những người như Trương Liêu, Từ Hoảng.

Danh tiếng của Nhạc Tiến kém xa Quan Vũ, Lã Bố, Triệu Vân. Thật ra sự anh hũng của nhóm Lã Bố phần lớn được “Tam quốc diễn nghĩa” thổi phồng, suy cho cùng chỉ là tiểu thuyết, sẽ có chênh lệch nhất định với chính sử.

Ngũ Hổ tướng dưới trướng Lưu Bị được nhiều người biết đến thông qua tác phẩm “Tam Quốc diễn nghĩa”.

Trải qua những biến động của lịch sử, câu chuyện truyền từ người này sang người khác cho tới ngày nay, thậm chí Nhạc Tiến đã bị đẩy xuống hàng chiến tướng hạng hai, hạng ba. Đây quả là một điều đáng buồn. Sự mờ nhạt của Nhạc Tiến có lẽ không khỏi liên quan tới tướng mạo, dáng người và xuất thân của Nhạc Tiến.

Về tướng mạo của Nhạc Tiến, trong ghi chép chỉ có bốn chữ đơn giản: Vẻ ngoài thấp bé. Không khó để tưởng tượng, tướng mạo của Nhạc Tiến không hề xuất chúng.

Theo cách nói của ngày nay, thật ra là người lùn nghèo xấu. Suy cho cùng xuất thân của Nhạc Tiến cũng rất tầm thường, mà thời đó, để câu chuyện càng có sức hấp dẫn, đa số những người làm nghề kể chuyện đều sẽ không lựa chọn Nhạc Tiến.

Có lẽ hình tượng của Nhạc Tiến cũng không lọt vào mắt La Quán Trung, vậy nên chiến công của ông chỉ được nhắc đến sơ lược.

Cũng từ việc này, chúng ta có thể một lần nữa nhấn mạnh quan điểm, dù đứng trước bất cứ sự việc nào cũng đều cần mọi người giữ thái độ trung lập. Tiểu thuyết và chính sử hoàn toàn không thể nhập làm một để nói. Hiểu rõ lịch sử chính thống, không tuỳ tiện phán xét mỗi một nhân vật lịch sử mới là sự tôn trọng đối với mỗi một nhân vật lịch sử.

Bùi Viện – Người phát triển thủy quân dưới triều Nguyễn

Bùi Viện (1839 - 1878) là danh sĩ đời Tự Đức, hiệu Mạnh Dực, người làng Trình Phố, huyện Kiến Xương (nay thuộc xã An Ninh, huyện Tiền Hải, tỉnh...

Tục ăn trầu của người Việt xưa qua góc nhìn của người Pháp

Tập tục ăn trầu ở Việt Nam dần dần bị mai một vì lớp trẻ hiện nay không mặn mà với món “khoái khẩu” này của cha ông. Nhưng ít...

Hình ảnh về Đông Dương trước năm 1944

Phố cổ Nam Định, “thác Niagra của Đông Dương”, hoa khôi người dân tộc Lô Lô… là những hình ảnh độc đáo trong ấn phẩm “Cư dân Đông Dương thuộc...

Vỉa hè Sài Gòn những năm 1960 có gì? Chuyện ăn uống của Sài Gòn ngày xưa

Từ những quán ăn được trang trí và bày biện rất đơn giản và có phần tạm bợ trên dọc đường đi, trong các khu chợ đến các quán hàng...

Tìm hiểu ý nghĩa bức tranh Nụ hôn (The Kiss) của Gustav Klimt

Bức tranh Nụ hôn (The Kiss) của Gustav Klimt luôn được xếp trong top những bức tranh đẹp và nổi tiếng nhất thế giới. Cùng tìm hiểu ý nghĩa thú...

Minh tinh điện ảnh người Việt đầu tiên tại trời Tây

Ai là diễn viên điện ảnh người Việt đầu tiên? Minh tinh người Việt nào từng thành danh và nổi tiếng khắp nước Pháp đầu thế kỷ 20? Đây là...

Những lần người Trung Quốc nương nhờ người Việt

Trong lịch sử đã chứng kiến nhiều lần binh tướng của Trung Quốc phải sang nương nhờ Việt Nam, tham gia các cuộc chiến giúp người Việt chống ngoại bang,...

Nhân bất vi kỷ, thiên tru địa diệt

Có lẽ trong mỗi chúng ta, không ít người đã từng nghe qua câu nói: “Người không vì mình, trời tru đất diệt”. Tuy nhiên người nghe thì nhiều, người...

Những điều luật giáo hóa dưới triều đại nhà Lê

Trong lịch sử Việt Nam, triều đại nhà Lê (1533-1789) trị vì một thời gian khá dài, kéo dài 256 năm, bắt đầu từ khi tướng Nguyễn Kim lập tông...

5 điểm nhìn người để kết thâm giao

Con người có nhiều mặt, tự biết mình không dễ, muốn nhìn người lại càng khó thay. Các bậc trí giả từ xưa đến nay đều lưu lại cho chúng...

Tuổi thơ hồn nhiên và trong veo qua những tấm ảnh mộc mạc

Bạn sẽ được quay trở về với tuổi thơ hồn nhiên và trong veo qua bộ ảnh mang tên "Life is beautiful" – Cuộc đời tươi đẹp của nhiếp ảnh...

Rúng động và rung động là một?

Có sự khác biệt về nghĩa giữa "rúng động" và "rung động". Theo Phạm Văn Tình trong Từ điển Việt Nam của Thanh Nghị (Sài Gòn, 1958). Các từ "rung",...

Exit mobile version