Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Ngôn ngữ thay đổi trải nghiệm của chúng ta về thời gian

Trong bộ phim Arrival, nhà ngôn ngữ học Louise Banks (do Amy Adams thủ vai) cố gắng giải mã ngôn ngữ người ngoài hành tinh. Cô khám phá ra cách người ngoài hành tinh nói về thời gian đã cho họ năng lực nhìn thấy được tương lai, như thể ngôn ngữ đã kết cấu lại bộ não của họ.

Những người biết song ngữ thật ra có suy nghĩ khác biệt về thời gian, tùy thuộc vào ngữ cảnh ngôn ngữ mà họ ước tính sẽ xuất hiện trong thời gian diễn ra sự kiện. Nhưng không như Hollywood, họ không thể thấy được tương lai. Tuy nhiên, có nghiên cứu cho rằng biết cách nói về thời gian sẽ giúp kết cấu lại não bộ. Đây là bằng chứng tâm lý về tính linh hoạt nhận thức của những người biết hai ngôn ngữ trở lên. Họ có thể sử dụng linh hoạt các ngôn ngữ nhanh chóng và có khi vô thức – là hiệu ứng chuyển đổi ký hiệu. Nhưng những ngôn ngữ khác nhau lại thể hiện những quan điểm nhìn nhận và cách sắp xếp thế giới khác nhau. Vì thế, cách những người biết song ngữ xử lý tư duy khác biệt đã luôn là một bí ẩn đối với những nhà nghiên cứu ngôn ngữ.

Thời gian, trí tưởng tượng và ngôn ngữ

Thời gian là một vấn đề trọng điểm. Bản chất thời gian rất hấp dẫn vì vô cùng trừu tượng. Chúng ta không thể chạm hay thấy được nhưng lại sắp xếp cuộc sống dựa vào thời gian, và cách chúng ta thật sự trải nghiệm thời gian lại tùy thuộc vào trí tưởng tượng và ngôn ngữ. Vì thời gian là một khái nghiệm trừu tượng, cách duy nhất để nói về thời gian là dùng những thuật ngữ cụ thể. Chẳng hạn như, ở tiếng Thụy Điển, từ nói về tương lai là “framtid” nghĩa là “thời gian phía trước”, là hình dung tương lai như ở phía trước chúng ta (còn quá khứ ở phía). Chúng ta mong đợi đến khoảng thời gian tốt đẹp phía trước và để lại quá khứ sau lưng.

Nhưng với những người nói tiếng Aymara (ở Peru), nhìn về phía trước nghĩa là nhìn về quá khứ. Từ chỉ tương lai (qhipuru) nghĩa là “phía sau thời gian” – vì thế trục không gian bị đảo ngược: tương lai ở phía sau và quá khứ ở phía trước. Lý luận theo tiếng Aymara là thế này: chúng ta không thể nhìn thấy tương lai cũng như không thể thấy những gì ở phía sau. Chúng ta đã biết rõ quá khứ, chúng ta thấy được quá khứ như thể chúng ở trước mắt chúng ta.

Những khác biệt về cách hình dung thời gian trong suy nghĩ ảnh hưởng đến cách những người nói tiếng Aymara diễn đạt về các sự kiện. Những người biết song ngữ trong tiếng Tây Ban Nha (ngôn ngữ chỉ tương lai ở phía trước như tiếng Anh) có xu hướng diễn tả về trước, trong khi những người hầu như không biết về tiếng Tây Ban Nha lại chỉ ngược về sau (phù hợp với quan niệm tương lai ở phía sau theo tiếng Aymara), khi nói về tương lai. Tiếng Quan thoại sử dụng trục thời gian theo chiều dọc dọc theo trục ngang. Từ xià (xuống) được dùng để nói về các sự kiện trong tương lai, do đó, khi đề cập đến “tuần tới”, một người nói tiếng Quan Thoại sẽ nói là “tuần xuống”. Từ shàng (lên) được sử dụng để nói về quá khứ – vì vậy “tuần trước” trở thành “lên một tuần”.

Trong một nghiên cứu, những người nói tiếng Anh-Trung được yêu cầu sắp xếp hình ảnh của Brad Pitt và Jet Li lúc trẻ và lúc lớn tuổi. Họ sắp xếp theo chiều ngang, với Brad Pitt trẻ bên trái và Brad Pitt lớn tuổi bên phải. Nhưng đồng thời, họ cũng xếp theo chiều dọc, với Jet Li trẻ ở trên và Jet Li lớn tuổi phía dưới. Sự thay đổi hành vi phụ thuộc vào ngữ cảnh này đã cho thấy có sự liên kết giữa văn hóa và ý nghĩa về thời gian.

Điều này cho ta biết rằng những khác biệt ngôn ngữ này còn gây nên ảnh hưởng tâm lý trong tâm thức người nói song ngữ: chúng thay đổi cách trải nghiệm thời gian tùy thuộc vào ngữ cảnh ngôn ngữ được dùng. Chẳng hạn, người nói tiếng Thụy Điển và tiếng Anh thích đánh dấu thời gian của các sự kiện bằng cách tham chiếu theo khoảng cách vật lý – một khoảng nghỉ ngắn, một bữa tiệc dài. Nhưng những người nói tiếng Hy Lạp và Tây Ban Nha có xu hướng đánh dấu thời gian bằng cách đề cập đến số lượng vật lý – một khoảng nghỉ nhỏ, một bữa tiệc lớn. Những người nói tiếng Anh và Thụy Điển xem thời gian như một đường ngang, như quãng đường đi. Nhưng những người nói tiếng Tây Ban Nha và Hy Lạp xem nó như là số lượng, như khối lượng chiếm không gian.

Kết quả là, những người nói tiếng Anh và Thụy Điển ước tính khoảng thời gian cần thiết để kéo dài các dòng trên màn hình máy tính. Nếu hai dòng kéo dài đến các độ dài khác nhau trong cùng một khoảng thời gian, đường ngắn hơn sẽ tốn ít thời gian di chuyển hơn thực tế và đường dài hơn sẽ mất nhiều thời gian hơn. Mặt khác, những người nói tiếng Tây Ban Nha và tiếng Hy Lạp bị ảnh hưởng trong cách ước lượng thời gian theo số lượng vật lý – như một thùng chứa được bao nhiêu chất lỏng. Nếu trong cùng một khoảng thời gian, hai thùng có mức chứa khác nhau, thùng chứa ít hơn sẽ mất ít thời gian lấp đầy và ngược lại.

Tính linh hoạt của những người nói song ngữ

Tuy nhiên, những người nói tiếng Tây Ban Nha – Thụy Điển lại rất linh hoạt. Khi nói về khoảng thời gian trong tiếng Thụy Điển (tid), họ ước tính thời gian bằng chiều dài dòng và không bị ảnh hưởng bởi khối lượng. Khi nói về khoảng thời gian trong tiếng Tây Ban Nha (duración), họ ước tính thời gian dựa trên khối lượng thùng chứa và không bị ảnh hưởng bởi chiều dài dòng. Dường như bằng cách học một ngôn ngữ mới, bạn đột nhiên trở nên hài hòa với các cách cảm nhận khác nhau mà mình chưa từng biết.

Thực tế là những người nói song ngữ dùng nhiều cách ước tính thời gian khác nhau một cách dễ dàng và vô thức. Cả cơ thể, bao gồm cảm xúc, nhận thức thị giác, ý thức của họ dần dần quen thuộc với bản chất của các ngôn ngữ khác nhau. Vì thế, họ là những người suy nghĩ linh hoạt hơn và có thể luân phiên sử dụng các ngôn ngữ khác nhau hằng ngày, có tư duy đa nghiệm tốt hơn và thậm chí rèn luyện được sức bền tinh thần trong thời gian dài.

Suy cho cùng, không bao giờ là quá muộn để học một ngôn ngữ thứ hai. Có thể bạn sẽ không nhìn thấy tương lai, nhưng chắc chắn bạn sẽ thấy sự việc theo một chiều hướng khác.

Nguồn: Theconversation.com

Vài tấm ảnh về học sinh thời trước

Cùng nhìn lại những tấm ảnh kỷ yếu của giái dục miền Nam ngày trước Lớp một 3 niên khóa 1972-1973 Lớp 1/1 trường Lê Quí Đôn niên khóa 1972-1973...

Bạn thích kêu cha mẹ hay ba mẹ?

Người Nam Kỳ mình ngộ lắm,tỷ như dân Sài Gòn,Long An,Mỹ Tho hồn nhiên kể "Ba tao lóng rày khỏe" thì dân Vĩnh Long,Sa Đéc,Hậu Giang kể "Cha tao khỏe...

Những tác phẩm đầu tiên viết bằng chữ Quốc ngữ trong thế kỷ XIX

Tác giả của những tác phẩm văn học sử dụng chữ quốc ngữ đầu tiên là các ông Trương Vĩnh Ký (1837-1898), Huỳnh Tịnh Của (1834-1907) và Trương Minh Ký...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 23

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem.

Xứ Huế năm 1970 sống động qua ảnh

Đường Trần Hưng Đạo nhộn nhịp người xe, chợ An Cựu sầm uất, vẻ tráng lệ của nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế… là loạt ảnh đặc sắc về Huế...

Cầu Bông, một phần lịch sử của Sài Gòn thuở sơ khai.

Theo nhà văn Sơn Nam, Cầu Bông được xây dựng từ thế kỷ 18, lúc đầu đặt tên là cầu Cao Miên, một thời gian sau, cầu Cao Miên đổi...

Pilatus – tuyến đường sắt dốc nhất thế giới

Chạy từ chân lên đỉnh núi ở độ cao 2.072m, Pilatus ở Thụy Sĩ là tuyến đường sắt dốc nhất hành tinh - 48%, chạy trên đường ray đã 120...

Về các loại dấu triện kim bảo trên sắc phong thần 1428- 1945

Trong nhiều di tích lịch sử văn hóa đình, đền, miếu thờ ở nước ta còn lưu giữ nhiều đạo sắc phong thần do các triều vua Lê, Mạc, Tây...

Cảnh trảy hội chùa Hương năm 1990

Loạt ảnh chụp năm 1990 cho thấy cảnh trảy hội chùa Hương cách đây hơn 30 năm dường như không mang vẻ bon chen, xô bồ như những năm gần...

Những giá trị tích cực của Nho giáo trong Bộ luật Hồng Đức.

Quốc Triều Hình Luật thời Lê (hay còn được gọi là Bộ Luật Hồng Đức) là bộ luật được nhiều nhà khoa học trong nước và nước ngoài đánh giá...

Vì sao không chịu sửa việc phiên âm phi lý trong sách giáo khoa?

Nhìn vào sách giáo khoa (SGK) giờ đây vẫn không hiểu vì sao sau nhiều thập kỷ cả xã hội đổ tiền của cho con em học ngoại ngữ, học...

Hàng hải nước Việt xưa

1 – Trong những thành tích hiển hách của tiền nhân Ngày nay, trong những buổi lễ lạc, đa số các vị được lên diễn đàn để nói thì hầu...

Exit mobile version