Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Thời kỳ nào nước Việt “đêm không cần đóng cửa, ngoài đường không nhặt của rơi”?

“Trong vài năm, trộm cướp biệt tăm, súc vật nuôi tối đến không phải dồn vào chuồng, cứ mỗi tháng một lần kiểm điểm lại“. Sách “Đại Việt Sử ký toàn thư“ ghi lại thời đại này: “Đêm ngủ không cần đóng cửa, ngoài đường không nhặt của rơi“.

ảnh minh họa

Mạc Thái Tông là một trong những minh quân trong sử Việt. Đánh giá về thời kỳ của ông, sử gia Lê Quý Đôn viết trong sách “Đại Việt thông sử” rằng: “Trong vài năm, trộm cướp biệt tăm, súc vật nuôi tối đến không phải dồn vào chuồng, cứ mỗi tháng một lần kiểm điểm lại”. Sách “Đại Việt Sử ký toàn thư” ghi nhận thời thịnh trị của Mạc Thái Tông: “Đêm ngủ không cần đóng cửa, ngoài đường không nhặt của rơi”.

Khi mới lên ngôi, Mạc Thái Tông thấy trong nước nhiều trộm cướp, bèn ra lệnh cấm dân các xứ không được mang gươm giáo, dao nhọn và binh khí đi ngoài đường. Người trái lệnh sẽ bị trị tội. Từ đó, những người buôn bán chỉ đi tay không, không phải đem khí giới tự vệ. Trong khoảng mấy năm, trộm cướp biệt tăm, súc vật chăn nuôi, tối đến không phải dồn vào chuồng, cứ mỗi tháng một lần kiểm đếm. Mấy năm liền được mùa, nhân dân bốn trấn đều được yên ổn.

Nguyễn Bỉnh Khiêm là một trong những vị trạng giỏi nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Ông từng từ chối tham gia khoa cử, mãi tới thời vua Mạc Thái Tông trị vì, gặp xã hội hưng thịnh, Nguyễn Bỉnh Khiêm mới ra ứng thí, làm quan cho nhà Mạc.

Mạc Thái Tông tên thật là Mạc Đăng Doanh. Ông là vua thứ hai của triều Mạc, con trai của thái Tổ Mạc Đăng Dung. Họ Mạc của ông có gốc tích từ vùng đất Hải Phòng ngày nay. Hiện nay, Hải Phòng có khu tưởng niệm vương triều Mạc.

Đánh giá sự nghiệp chính trị cũng như đạo đức của Mạc Đăng Doanh, sử gia Phan Huy Chú viết: “Mạc Đăng Doanh tính khoan hậu giản dị. Ông giữ pháp độ, cấm hà khắc tàn bạo, ít việc tạp dịch, nhẹ thuế khóa. Bấy giờ được mùa, nhà no, người đủ, trong nước gọi thời ấy là trị bình…”.

Theo sách “Đại Việt thông sử”, Mạc Thái Tông được xem là ông vua có nhiều đóng góp to lớn trong việc trị nước. Là người chú trọng khoa cử, đều đặn 3 năm, ông mở một khoa thi để tuyển chọn người tài. Nguyễn Thiến, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Giáp Hải, Hoàng Sầm là 4 vị trạng nguyên thi đỗ dưới triều Mạc.

Thắc mắc cùng Táo Quân

Con thấy người miền Bắc cúng cá chép, người miền Trung cúng cỗ ngựa giấy, còn người miền Nam cúng “cò bay ngựa chạy”, cho con hỏi vậy Táo Quân...

Loan-Phụng chứ không phải Long-Phụng?

Tại đám cưới người ta hay trang trí hai con vật Long và Phụng và bảo là tượng trưng cho sự hoà hợp vợ chồng (?). Tại sao thế được,...

Học nói chỉ vài năm nhưng phải học cả đời để ngừng nói

Cổ nhân xưa vẫn có câu dạy chúng ta rằng “Nên uốn lưỡi 7 lần trước khi nói”. Quả thật, ngôn ngữ dùng để biểu đạt cảm xúc, là công...

Chợ Lớn bây giờ ở đâu?

Có lẽ với bất cứ ai đã từng cư ngụ tại Thành phố Hồ Chí Minh đều nghe qua danh xưng Chợ Lớn, hay một cụm từ thông dụng hơn...

Bán đảo Sơn Trà năm 1966-1967

Trong thời chiến tranh Việt Nam, bán đảo Sơn Trà là nơi tập trung nhiều căn cứ quân sự quan trọng của Mỹ ở Đà Nẵng. Cùng xem những hình...

Chuyện kể về Hồ Xuân Hương – Đà Lạt

Hồ nước lớn ở trung tâm thành phố Đà Lạt không phải là một hồ nước tự nhiên, mà là một hồ nhân tạo. 1. Nguồn gốc của Hồ Xuân...

Khoa Cử Việt Nam – Thi Hương: Chương 5 – Thi Khảo – Thi Hạch

Có học thì phải có thi mới biết được trình độ học trò. Thời nhà Nguyễn, ngoài thi Hương, thi Hội, còn tổ chức hai kỳ thi có tầm vóc...

Nhìn lại lịch sử Bách Việt

Khi đọc những câu hỏi “Vì sao đã thống trị Việt Nam hơn ngàn năm mà cuối cùng Trung Quốc vẫn không thể đồng hóa Việt Nam?”. Hoặc “Người Việt...

Kỷ niệm thời đi học , ký ức sữa Foremost

Hồi xưa ai đã từng qua thời Tiểu học ở Saigon vào thập niên 1960-70 chắc chắn không quên ..”sự kinh hoàng vì uống sữa” của học sinh thời đó...

Tống Thị Quyên – Một Bi Kịch Chốn Vương Triều Nhà Nguyễn

I - Mở đầu bi kịch Nguyễn Phúc Cảnh (NPC), 4 tuổi phải rời mẹ cha, rời quê hương, theo Giám mục Bá-đa-lộc sang Pháp. Rồi Cảnh ăn ở chung...

Tại sao không gọi cái “báo giờ” hay “chỉ giờ” mà gọi cái “đồng hồ”?

Tại sao không gọi cái “báo giờ” hay “chỉ giờ” mà gọi cái “đồng hồ”? Tại sao không nói “làm một giờ”, “làm hai giờ” mà nói "làm một tiếng”,...

Tản mạn về Xí Quách

Xí quách là gì?  Đơn giản xí quách là trư cốt, là xương heo đọc theo âm Quảng Đông. Hồi đầu mới du nhập Việt Nam, xí quách chỉ là...

Exit mobile version