Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa Ngày của Cha

Ngày của Cha là một dịp tôn vinh những người làm cha, mối quan hệ với cha và ảnh hưởng của người cha trong xã hội. Ngày này được tổ chức vào Chủ nhật thứ 3 của tháng 6 tại nhiều quốc gia.

Nguồn gốc Ngày của Cha

Ngày của Cha được ăn mừng phổ biến từ những năm đầu thế kỷ 20 để bổ sung cho Ngày của Mẹ trong những ngày lễ tôn vinh các bậc làm cha làm mẹ. Ngày của Cha được cử hành vào nhiều ngày khác nhau trên toàn thế giới và thường liên quan đến việc tặng quà, bữa tối đặc biệt cho ca, mẹ và các hoạt động gia đình.

Nhưng việc ăn mừng Ngày của Cha được biết đến sớm nhất diễn ra ở Fairmont, Tây Virginia vào ngày 5 tháng 7 năm 1908. Sự kiện được bà Grace Golden Clayton tổ chức, với mong muốn vinh danh cuộc đời của người cha bị mất vài tháng trước trong Thảm họa Monongah Mining ở Monongah, Tây Virginia, vào ngày 06/12/1907. Có thể Clayton chịu ảnh hưởng bởi việc ăn mừng Ngày của Mẹ lần đầu tiên trong năm đó, Clayton đã chọn ngày Chủ nhật gần nhất so với ngày sinh của người cha vừa mới qua đời của bà.

Tuy nhiên, sự kiện đó bị lu mờ bởi các sự kiện khác trong thành phố. Tiểu bang Tây Virginia không chính thức công nhận ngày lễ này, và nó không được tổ chức trở lại. Tất cả công lao trong việc giúp Ngày của Cha ra đời về sau lại được ghi nhận cho Sonora Dodd người Spokane, đã tổ chức Ngày của Cha một cách độc lập vào 2 năm sau đó. Sự kiện của bà cũng chịu ảnh hưởng từ Ngày của Mẹ.

Vào một ngày trong năm 1909, trong khi đang nghe bài thuyết giáo về Ngày của Mẹ, cô Sonora đã nghĩ đến một ngày để vinh danh các người cha. Sonora là con gái lớn nhất trong sáu chị em, mẹ cô qua đời trong lúc sinh nên cha cô là ông William Jackson Smart đã một mình nuôi sáu chị em khôn lớn. Sonora yêu quý và kính trọng cha vì hiểu những nỗi vất vả của ông. Người cha trong mắt cô là biểu tượng của sự hy sinh, vị tha, bao dung. Vì vậy, cô muốn có một ngày đặc biệt để tôn vinh cha mình. Sonora đã chọn ngày 19 tháng 6 là “Ngày của Cha” vì ngày đó là sinh nhật của cha cô.

Sau đó, vào năm 1966, tổng thống Mỹ Lyndon Johnson đã quyết định chính chức chọn ngày Chủ nhật thứ 3 trong tháng 6 hàng năm là Ngày của Cha trên toàn nước Mỹ. Ngày của Cha đã được tổ chức kỷ niệm hàng năm kể từ khi tổng thống Mỹ Richard Nixon ký luật công nhận Ngày của Cha có giá trị là một ngày lễ chính thống vĩnh viễn vào năm 1972.

Ý nghĩa Ngày của Cha

Ngày lễ tri ân người thân trong gia đình như Ngày của Cha là một món quà ý nghĩa, chứa đựng tấm lòng của con cái đối với cha mình. Đây vừa là nét đẹp trong cách đối nhân xử thế, vừa là ngày gắn kết tình cảm giữa những người thân trong gia đình với nhau, giúp gia đình thêm yêu thương và hiểu nhau hơn.

Mục đích của ngày này là cùng với Ngày của Mẹ, con cái có dịp thể hiện và bày tỏ tình yêu thương, kính trọng với những người cha của mình. Trên thế giới ngoài ngày Chủ nhật thứ 3 của tháng 6 thì còn có nhiều ngày kỷ niệm dành cho cha nhưng nói chung, trong bất kỳ ngày kỷ niệm nào đều có hoa, quà tặng, bữa tối ấm cúng cùng cha và những hoạt động gia đình thân mật.

Với những người không còn cha, đây cũng là một dịp để họ tưởng nhớ công ơn người đã sinh thành, nuôi dưỡng mình. Từ đây, họ giáo dục con cái và các thế hệ sau sự kính trọng, biết ơn các thế hệ đi trước.

Ngày của Cha được tổ chức rộn ràng nhất vẫn là ở Mỹ. Khắp các bang đều có lễ hội trong ngày này. Trẻ con xuống đường diễu hành, kèn trống tưng bừng trong ánh mắt hãnh diện của người lớn. Ở lễ hội chính của thành phố Kennewick (bang Washington), trẻ em sẽ tha hồ vui chơi như trong Ngày quốc tế thiếu nhi; tranh tài trong các trò chơi vận động…

Ở một số nước khác, Ngày của Cha không rầm rộ như ở Mỹ nhưng quà tặng cha cũng được bày bán khắp nơi và tinh thần của ngày này được các phương tiện truyền thông nhắc nhở.

Tại Nhật, một số cửa hàng rao bán các sản phẩm dành cho cha như gối ngủ trên máy bay, thẻ thể dục thể hình, túi đựng thuốc vitamin, CD nhạc nhẹ, giày thể thao, kính râm, cần câu, dụng cụ làm vườn…

Tại Canada, những tấm gương làm cha mẫu mực được tôn vinh trên báo…

Tại Đức, theo truyền thống, vào Ngày của Cha, các nhóm nam giới (già và trẻ, nhưng thường không bao gồm bé trai dưới tuổi vị thành niên) thực hiện một chuyến đi bộ đường dài với một toa xe nhỏ gọi là Bollerwagen và kéo bằng sức người. Trong toa xe là rượu hoặc bia (tùy theo vùng) kèm theo thực phẩm truyền thống của vùng (Hausmannskost). Nhưng ngày nay, ý nghĩa tôn giáo dần mất đi và nhiều người sử dụng bốn ngày nghỉ cuối tuần và lễ cho một kỳ nghỉ ngắn hoặc đi dã ngoại, nhiều người đàn ông lại dùng lễ này như một cơ hội để có được dịp uống rượu bia thỏa thích.

Tại Úc, vào ngày này, hầu hết trẻ em sẽ tặng cho cha hoa, cà vạt, chocolate… Mọi người thường kỷ niệm tại nhà, một vài câu lạc bộ và các tổ chức xã hội cũng tổ chức các chương trình đón mừng Ngày của Cha với nhiều tiết mục giải trí vui nhộn.

Bữa ăn sáng với sự có mặt của toàn bộ các thành viên trong gia đình rất quan trọng trong Ngày của Cha.

Tại Việt Nam, mặc dù Ngày của Cha chưa chính thức trở thành lễ kỷ niệm trên toàn quốc nhưng nhiều bạn trẻ đã hưởng ứng chào mừng. Nhiều người nghỉ phép về quê thăm gia đình và tỏ lòng tôn kính đến người cha thương yêu. Một số người đưa gia đình, cha đi ăn tối ở một nhà hàng hoặc mua những món quà nhỏ, ý nghĩa tặng cha như một cái cà vạt, cái áo, kính mát… Ở nhiều trường mẫu giáo, các em nhỏ được giáo viên hướng dẫn làm hoa giả, làm thiếp chúc mừng để làm quà về cho bố trong dịp kỷ niệm đặc biệt.

Không có niềm vui nào sánh được với nụ cười của cha mẹ khi con cái luôn ngoan ngoãn và thành đạt. Vậy thì, hãy biến bất cứ một ngày bình thường nào cũng trở thành Ngày của Cha. Hãy yêu thương, trân trọng những phút giây bên cha, bên gia đình, đừng để đến lúc nhận ra giá trị đích thực của cha, của gia đình trong cuộc sống thì mọi thứ đã muộn màng.

Dòng họ Lý ở Hàn Quốc

800 năm đã qua, giờ đây có quá ít tư liệu về sự kiện lịch sử này. Những tư liệu hiếm hoi tìm được lại ít nhiều khác nhau về...

Những chiếc khăn vấn của người Việt

Nét đặc trưng của An Nam thời Nguyễn chính là những chiếc khăn vấn, theo nhiều nhận định thì chỉ xuất hiện vào thời kỳ nhà Nguyễn kiểm soát toàn lãnh...

Nhà “đại thể” hay vẫn là nhà xác?

Ở gần nhà tôi có nhà đại thể. Tôi tra trên mạng thấy đó là nhà xác mà sao lại gọi là "đại thể" vậy? Vì bất cứ lý do...

Trần Văn Trạch (nhạc sĩ hài hước của làng tân nhạc Việt Nam 1924-1994)

Viết về cuộc đời của một nghệ sĩ danh tiếng là khó rồi. Viết về một nghệ sĩ " lập dị " đã chinh phục cảm tình của khán giả...

Sài Gòn Tạp Pín Lù – Sài gòn sinh hoạt

Tôi trải đến nay bảy tám chục năm, tai nghe mắt thấy, từ lúc ấu thơ đầu còn chửa chóp, lối 1910, học trường tỉnh ở Sốc trăng, tại chợ,...

Ai là tác giả sách Dã sử bổ di?

Sách Dã sử bổ di không ghi tên tác giả và năm soạn. Nguyên bản bằng chữ Hán, được Nguyễn Huy Thức dịch sang tiếng Việt (1). Sách được đánh...

Tại sao chúng ta phải tỏ ra quyền lực với người nghèo?

Tôi vẫn nghĩ giá trị của một người to lớn và khó đong đếm hơn bất cứ khối lượng tài sản nào họ sở hữu. Tôi cũng nghĩ hành động...

Giang hồ Sài Gòn Xưa – Kỳ 9/10 – Những ngày cuối của Lâm Chín ngón

Tôi quen Lâm Chín ngón đã lâu, viết về nhân vật này đã khá nhiều, nhưng chưa bao giờ viết về những ngày cuối đời của Lâm, cũng như cái...

Từ “kỵ húy” của người Nam bộ

Xưa nay, ở vùng đất miền Trung trở về trong hay xuất hiện những từ “kỵ húy” trong lời ăn tiếng nói hàng ngày mà ít người để ý đến....

Trương Vĩnh Ký – Nhà văn hóa lỗi lạc

Nhà bác học Trương Vĩnh Ký là một vì sao sáng của người trí thức Việt Nam. Nhắc đến Trương tiên sinh ai ai cũng biết ông là nhà tiền...

Di ngôn bất hủ của vua Lê Thánh Tông

“Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần. Nếu họ không nghe, còn...

Ca khúc “Tuổi Hồng Thơ Ngây” và tác giả khuyết danh

Những giai điệu quen thuộc của bài hát “Tuổi hồng thơ ngây” một thời đã làm xốn xang bao trái tim yêu âm nhạc, đặc biệt là giới học sinh...

Exit mobile version