Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vì sao Nhật Bản kiên quyết không tấn công Trân Châu Cảng đợt 3?

Ngày 7/12/1941, Nhật Bản bất ngờ tấn công căn cứ của Hạm đội Thái Bình Dương ở Hawaii. Trong trận chiến Trân Châu Cảng, Nhật Bản mở cuộc tấn công bao gồm 2 đợt không kích. Vì sao Nhật Bản không mở đợt không kích thứ 3 để giành thắng lợi lớn hơn?

 

7h40 Chủ nhật ngày 7/12/1941 trở thành dấu mốc lớn trong Thế chiến 2 khi Nhật Bản bất ngờ tấn công vào Trân Châu Cảng. Hậu quả là căn cứ của Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ ở Hawaii bị tổn thất lớn.

Cuộc tấn công Trân Châu Cảng của Nhật Bản bao gồm 2 đợt không kích với tổng cộng 353 máy bay xuất kích từ 6 tàu sân bay Nhật Bản. Do bị tấn công bất ngờ nên Mỹ có khoảng 2.400 binh sĩ và thủy thủ Mỹ thiệt mạng, hơn 1.000 người khác bị thương.

Cuộc tấn công của Nhật Bản cũng đánh chìm và gây hư hỏng toàn bộ 8 tàu chiến, 3 tàu tuần dương, 3 tàu khu trục và 1 tàu rải thủy lôi của hải quân Mỹ. Gần 200 chiến đấu cơ của Mỹ bị phá hủy trong 2 đợt không kích. Trong khi đó, Nhật Bản tổn thất rất nhỏ với việc mất 29 máy bay, 5 tàu ngầm nhỏ và 64 người thiệt mạng.

Sau khi sự kiện Trân Châu Cảng xảy ra, nhiều chuyên gia cho rằng dù Nhật Bản giáng một đòn mạnh vào Mỹ nhưng phần lớn cơ sở vật chất, kho bãi và cơ sở hạ tầng của xứ sở cờ hoa vẫn tồn tại. Vì sao Nhật Bản không mở đợt không kích thứ 3 khiến Mỹ tổn thất lớn hơn?

Trước câu hỏi này, giới chuyên gia đã đưa ra một số nhận định để lý giải vì sao Nhật Bản không mở đợt tấn công thứ 3. Theo các chuyên gia, do bị tấn công bất ngờ ở đợt thứ nhất nên Mỹ tổn thất không nhỏ. Đổi lại, Nhật Bản mất 9 máy bay.

Sang đến đợt tấn công thứ 2, dù khiến Mỹ tiếp tục tổn thất nhưng thiệt hại của Nhật Bản tăng lên với 20 máy bay bị bắn rơi và 74 chiếc khác bị hư hại. Điều này cho thấy lực lượng Mỹ tại Trân Châu Cảng đã có khả năng phòng thủ. Nếu Nhật Bản thực hiện đợt không kích thứ 3 thì nước này sẽ khó có thể đảm bảo giành thắng lợi trước Mỹ.

Một lý do khác khiến Nhật Bản không thể mở đợt tấn công thứ 3 là vì giới chức Tokyo biết được các tàu sân bay mạnh của Mỹ không có mặt ở Trân Châu Cảng vào thời điểm đó. Nếu trên đường trở về Nhật Bản mà các máy bay của họ gặp phải các tàu sân bay của Mỹ như USS Saratoga, Enterprise hoặc Lexington thì hậu quả khó lường.

Lý do tiếp theo là để chuẩn bị cho đợt tấn công thứ 3, Nhật Bản cần có thêm thời gian. Theo đó, khi sẵn sàng mở đợt tấn công tiếp theo thì cũng là lúc tối. Vào thời điểm trên, máy bay của Nhật Bản chưa có khả năng hạ cánh xuống các tàu sân bay lúc đêm tối sau khi làm nhiệm vụ đánh bom.

Nguyên nhân nữa khiến Nhật Bản không mở đợt tấn công thứ ba là vì nguồn cung cấp nhiên liệu của nước này không dồi dào. Do đó, nếu mạo hiểm thực hiện một đợt tấn công nữa thì nhiều tàu chiến, máy bay cạn kiệt nhiên liệu và không thể trở về căn cứ an toàn. Điều này sẽ gây ra ảnh hưởng lớn cho Nhật Bản trong các cuộc chiến tiếp theo.

Cuối cùng, quan chức Hải quân Nhật Bản tin rằng đã giành thắng lợi lớn trước Mỹ ở Trân Châu Cảng. Vì vậy, họ quyết định không mạo hiểm để hy sinh thêm binh sĩ, máy bay trong cuộc chiến tại đây.

Hải chiến Trường Sa 1988: Gorbachev đã bỏ mặc Việt Nam như thế nào?

Khi Trung Quốc đánh chiếm Trường Sa năm 1988, chính quyền Gorbachev đã dội vào Việt Nam một gáo nước lạnh. Họ đã đánh mất đi tất cả những gì...

Ý nghĩa và tục lệ Tết Nguyên Đán

I. Ý Nghĩa Tết Nguyên Đán  Đã từng có nhiều định nghĩa về Tết Nguyên Đán của Việt Nam, tìm hiểu từ nguyên nghĩa xem Tết là gì. Nguyên là...

Ngày Phụ Nữ 03/03/1960 Tại Sài Gòn Năm Xưa

Saigon 1960 - Nữ sinh Trưng Vương diễn hành trong ngày Phụ Nữ Xe hoa trường Nữ Trung Học Trưng Vương Nữ sinh Gia Long diễn hành trong ngày Phụ...

Câu cá còm – Nghề chơi cũng lắm công phu

Hằng năm, cứ đến độ tháng 9 tháng 10 lại có những cơn mưa đầu mùa bất ngờ ập xuống. Có một loại cá từ thượng nguồn theo dòng nước...

Tại sao nói ba hồn bảy vía

Cụm từ "ba hồn bảy vía" tương đương với "tam hồn thất phách" (三魂七魄). Đây là một quan niệm của Đạo Giáo có ảnh hưởng đến văn hóa Việt Nam....

Lái Thiêu Với Người Sài Gòn Xưa

1. Lái Thiêu với người Sài Gòn xưa Đêm rằm mười sáu trăng treo Anh đóng giường lèo, cưới vợ Lái Thiêu (Ca dao) Năm xưa, có bao chàng trai người...

Bên trong Dinh Độc Lập

 Nội thất tráng lệ của Dinh Độc Lập thập niên 1920 qua loạt ảnh tư liệu của người Pháp Dinh Toàn quyền hay Dinh Norodom tại Sài Gòn thập niên...

Các Giai Thoại Nam Kỳ Lục Tỉnh: Huỳnh Công Tấn (1837 – 1874)

Trước năm 1945, phía trước nhà lồng chợ Gò Công có một tấm bia đá lớn của Pháp dựng lên để kỷ niệm một người Việt có công tận tụy...

Không khí Giáng sinh ở Sài Gòn ngày trước

Hình ảnh đầy hoài niệm về bầu không khí Giáng sinh ở Sài Gòn ngày trước đã được nhiều phóng viên người Mỹ ghi lại. Đại lộ Nguyễn Huệ dịp...

Hoplite – Đội quân hùng mạnh nhất lịch sử Hy Lạp

Hoplite là một trong những đội quân huyền thoại trong lịch sử cổ đại với những chiến thắng lẫy lừng. Với đội quân bộ binh Phalanx hùng mạnh, chiến thuật...

Nghĩa của “vóc” trong “ăn vóc học hay”

Trên Hồn Việt số 65 (tháng 12/2012), ông Nguyễn Quảng Tuân có trả lời độc giả Ba Bụt (Cao Lãnh, Đồng Tháp) về câu “Ăn vóc học hay”. Thực ra...

“Xử dụng” hay “Sử dụng”?

Trong cuốn Ngữ Vựng Tiếng Việt đầu tiên (Westminster, CA, 2017). Nơi trang 6, Giáo Sư Trần Ngọc Ninh cho biết theo nhận xét của ông, “trong số các nhà...

Exit mobile version