Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Những kỹ năng đảm bảo an toàn khi “chạm trán” xe container

Không muốn những chiếc xe tải, container trở thành nỗi ám ảnh khi lưu thông trên đường, người lái cần trang bị cho mình những kỹ năng xử lý khi gặp các loại xe này.
Đặc trưng của xe container là trọng lượng quá khổ, vùng điểm mù rộng, dễ bị lật khi vào cua, bất kỳ phương tiện nào khi đi cạnh container đều tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Chính vì thế các tài xế, đặc biệt là tài xế mới nên chú ý những kỹ năng an toàn khi chạm trán “hung thần xa lộ” này. Bởi chỉ cần một bất cẩn rất nhỏ của người điều khiển xe cũng có thể dẫn đến sai lầm lớn, thậm chí phải trả giá bằng chính mạng sống của mình.
Những kỹ năng đảm bảo an toàn khi “chạm trán” xe container
(Ảnh minh họa)
Luôn luôn giữ khoảng cách nhất định với xe container
Xe đầu kéo và các loại xe tải cỡ lớn luôn cần khoảng cách khá dài để phanh đứng lại, vì vậy hãy đảm bảo bạn luôn giữ khoảng cách an toàn để tránh các tình huống bất ngờ phía trước. Càng lùi xa xe đầu kéo bao nhiêu thì càng ít có nguy cơ va chạm.
Luôn nhớ rằng: Đừng bao giờ làm người lái xe container “giật mình” bằng những cú thắng gấp, cắt mặt tạt đầu hay giành đường với họ. Cũng đừng chạy song song bên hông xe đầu kéo vì tài xế sẽ không nhìn thấy bạn. Việc này cũng để phòng xa trường hợp nổ lốp hay bị gió hút vào gầm xe.Tốt nhất hãy chạy cách xa những “ông khổng lồ” này ít nhất 20 mét.
Tránh rơi vào điểm mù
Xe đầu kéo thường có chiều dài ít nhất 20m, do đó có nhiều vị trí quanh xe mà người lái không thể quan sát bao quát được, dù có kính chiếu hậu. Vị trí khó quan sát nhất là hai bên hông, sau đuôi xe, sát trước đầu xe. Những vị trí khó quan sát này được gọi là “điểm mù”.
Những kỹ năng đảm bảo an toàn khi “chạm trán” xe container
Những điểm mù (màu xanh) của xe container – Ảnh: Wikihow
Khi đi gần xe đầu kéo, hãy chắc chắn rằng xe của bạn không lọt vào một trong những điểm mù của loại xe cỡ lớn này. Nếu xe máy hay xe con đi vào các vùng điểm mù ở trên, họ coi như không tồn tại trong mắt tài xế container. Do đó một cú phanh gấp, lùi hay chuyển hướng hoàn toàn có thể cuốn luôn người và xe khác vào gầm.
Những kỹ năng đảm bảo an toàn khi “chạm trán” xe container
Tránh các vùng “điểm mù” của xe container và bạn sẽ di chuyển an toàn hơn – Ảnh: Wikihow
Tuyệt đối không đi gần, bám sát, không tạt đầu xe tải, xe container. Ở khúc cua nên nhường xe tải, xe container đi trước, không cố chen vào làn cua bên trong vì tài xế sẽ không nhìn thấy bạn để tránh.

Không vượt lên khi xe đầu kéo chuẩn bị rẽ

Do xe đầu kéo dài và cồng kềnh nên cần ít nhất là 15m để có thể quẹo rẽ vào cua. Vì thế, nếu thấy xe đầu kéo bật đèn xi-nhan báo rẽ trái nhưng xe cứ bám lề bên phải, đừng vội chen lên vì họ phải đánh lái như thế thì cả chiếc xe dài ngoằng mới có thể lọt vào ngã rẽ được.
Do đó, khi xe đầu kéo bật đèn rẽ, ví dụ báo rẽ trái, bạn đừng vội chen luồn sang tay phải của xe vì tài xế phải lấy sát sang phải rồi mới rẽ trái được. Nhiều người không biết điều này nên bị đầu kéo ép văng xuống vệ đường hay phải “nhảy” lên vỉa hè.

Xe đầu kéo cần không gian khá rộng để có thể vượt khi rẽ  – Ảnh: Wikihow
Vượt xe dứt khoát, chỉ vượt khi thấy đủ an toàn
Muốn vượt, lái xe cần phải cân nhắc bởi khoảng cách để vượt là tương đối dài. Luôn luôn vượt bên trái xe và lưu ý rằng, luôn phải nhìn thấy gương chiếu hậu của xe đầu kéo, để cho lái xe nhìn thấy mình. Hãy “nháy” đèn mũi nhiều lần để gây sự chú ý cho tài xế đầu kéo thay vì chỉ bật xi-nhan để báo hiệu.
Khi chưa nhìn thấy đèn trước của xe đầu kéo qua gương chiếu hậu xe mình thì đừng trở về làn đường cũ.

Đừng vượt khi còn ngần ngại. Khi thấy có khoảng cách đủ rộng hãy vượt. Khoảng cách rộng trên đường sẽ giúp giảm được luồng không khí nhiễu do xe đầu kéo tạo ra. Nó cũng giúp tránh được các tình huống nếu xe đầu kéo đánh võng, nghiêng ngả hay chệch làn khi đang vượt.

Cẩn trọng khi vượt ngược chiều với xe đầu kéo

Khi muốn vượt xe nhưng có xe đầu kéo chạy ở chiều ngược lại. Bạn cần đảm bảo không gian phía trước đủ rộng và bạn có đủ thời gian tăng tốc để vượt hoàn toàn xe đầu kéo. Hãy xi-nhan xin đường nhưng đừng vội vàng, chú ý quan sát trước khi vượt xe đầu kéo. Khi cảm thấy thoáng hoặc tài xế xe đầu kéo ra hiệu, hãy vượt dứt khoát rồi trở về làn đường.
Gặp những khúc cua khuất tầm nhìn, hết sức cẩn thận, nhất là vào khi trời mưa. Cần nhanh chóng thoát ra khỏi đó. Bởi không may xe gặp xe đầu kéo đi tới, đột ngột phanh thì cũng không khác gì cây chổi quyét nhà. Xe phanh, nhưng không điều khiển được, sẽ quét qua một lượt, khiến nhiều ô tô, xe máy bay khỏi mặt đường.
Nên nhớ, “Tránh voi chẳng xấu mặt nào”, hãy cứ nhường nhịn họ để bảo đảm an toàn cho bạn và người thân.

Sự thật về “ông Kẹ” trong truyền thuyết

Sự thật về “ông Kẹ” trong truyền thuyết: Tên sát nhân bị biến thành xác ướp trưng bày và những hoài nghi về tội ác hơn 60 năm trước Ngày...

Thi cử bậc Phổ thông tại miền Nam ngày xưa

Sang xứ người đã vài thập kỷ, kỷ niệm thời học trò ngày càng lùi dần vào quá khứ. Bất chợt hôm nay có người nhắc lúc này đang là...

Chiếc ngai vàng của hoàng đế triều Nguyễn

Ngai vàng là biểu tượng quyền lực của triều đại. Chiếc ngai của hoàng đế triều Nguyễn do các nghệ nhân tài giỏi bậc nhất thời ấy thiết kế, hội...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 2

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem....

Sài Gòn Tạp Pín Lù – Lạc bước giang hồ

Trước khi lạc bước giang hồ, nhớ khi tôi vẫn là con nhà gia giáo, tía má tôi lấy nho phong, đạo đức làm nề. Có ngờ đâu khi trái...

Cảng Đà Nẵng xưa

Do vị trí địa lý cùng điều kiện tự nhiên thuận lợi, vấn đề quy hoạch cảng biển Đà Nẵng đã được chính quyền thuộc địa quan tâm ngay từ...

Chuyện đời của cầu Bình Lợi xưa

Thuở nhỏ tôi vẫn nghe vài câu chuyện về cầu Bình Lợi. Những câu chuyện đó không vui, toàn là chuyện tự vẫn vì thất tình, mang nợ ba`i bạc...

Thương em mùa hoa sữa

Em ơi, hoa sữa về rồi, về nằm lười biếng trên một góc phố nghèo, về làm mướt trắng những con đường đã bao lần tôi qua thuở ấy, về...

Cáo chết ba năm quay đầu về núi

Theo học giả An Chi: “Câu này bắt nguồn ở thành ngữ tiếng Hán “hồ tử thú khâu” [狐死首丘] (cáo chết hướng [về] gò), thường nói tắt thành “thú khâu”...

Năm hạng tang phục (Ngũ phục) là gì?

Theo "Thọ mai gia lễ", có năm hạng tang phục tuỳ theo quan hệ huyết thống và nghĩa tình phân biệt thân sơ: 1.Đại tang: Trảm thôi và tề thôi....

Những bức ảnh về Việt Nam thời Pháp thuộc

Những bức ảnh dưới đây là hình minh họa trong cuốn sách có tựa đề “Đông Dương sâu kín” (L’Indochine Profonde) của tác giả Pháp J. P. Dannaud xuất bản...

Cửu tuyền là gì? Vì sao gọi âm phủ là nơi chín suối?

Trong tiếng Việt, cửu tuyền nghĩa là nơi chín suối, tức âm phủ. Về từ nguyên, cửu tuyền là phiên âm của chữ Hán 九泉 (đọc là Jiǔquán). Chữ 九泉 trong tiếng Hán lại có nguồn...

Exit mobile version