Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Những khẩu súng phá vỡ mọi tiêu chuẩn trên thế giới

Kể từ khi loài người phát minh ra súng, hàng nghìn phiên bản sửa đổi khác nhau đã được tạo ra. Một số trong số đó đã phát triển thành các mô hình hiện đại, trong khi hầu hết đã bị lãng quên.

Trí tưởng tượng của các nhà sản xuất vũ khí chưa bao giờ giảm bớt và trong các thế kỷ qua các nhà phát triển đã tạo ra những vũ khí vô cùng độc đáo.

Dưới đây là những khẩu súng phá vỡ mọi tiêu chuẩn trên thế giới do trong Popmech tổng hợp:

Punt gun là loại súng shotgun được chế tạo với mục đích là đi săn thay vì các mục đích quân sự. Xuất hiện từ những năm 1800, và được sử dụng trong thế kỷ 19 cho tới đầu thế kỷ 20, súng punt được dùng để săn vịt trời với số lượng lớn. Do kích thước quá khổ mà súng này thường được gắn cố định trên thuyền, dẫn tới làm giảm tính cơ động, bên cạnh đó độ giật khi bắn của súng là rất lớn. Một phát bắn của nó có thể giết chết 50 con vịt trời cùng lúc.
Súng lục “chân vịt” mặc dù nó được đặt tên rất độc đáo vì hình dạng kỳ dị của nó, được sản xuất vào những năm 1800 với mục đích sát thương cùng lúc nhiều mục tiêu. Súng được các thuyền trưởng đánh giá cao trên các tàu quân sự và cướp biển khi cần phải đàn áp cuộc nổi loạn trên thuyền.
Súng trường hơi Girandoni là một trong những khẩu súng nổi bật nhất của Italy trong thế kỷ 18. Khẩu súng này bắn đạn thật và bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách 150 bước. Súng trường hơi Girardoni đã phục vụ cho quân đội Áo từ năm 1780 đến khoảng năm 1815.
Súng ổ quay Revolver LeMat là đứa con tinh thần của kỹ sư Jean Alexandre LeMat, được ông phát triển vào năm 1856. LeMat Revolver được phát triển và sử dụng trong Nội chiến Mỹ chủ yếu phục vụ trong Liên minh miền Nam trong giai đoạn từ năm 1861 – 1865. Ý tưởng thiết kế của LeMat Revolver khá tốt khi kết hợp giữa súng lục ổ quay và súng shotgun (súng bắn đạn ghém). Tuy nhiên khi đưa vào trang bị thì LeMat Revolver nảy sinh khá nhiều vấn đề, nhất là chế độ bắn của súng bên cạnh đó việc kết hợp cả hai loại súng khiến nó khó sử dụng hơn. Ưu điểm lớn nhất của LeMat Revolver vẫn là việc nó được trang bị ổ đạn 9 viên. Theo những người đã trải nghiệm, LeMat là một loại súng rất kém chất lượng và không thể sử dụng ổn định.
“Súng nghĩa địa” phổ biến trong thế kỷ 18 và 19 như một vũ khí chống lại những kẻ cướp mộ, được thiết kế với một sợi dây dăng ngang đặt trên lối đi. Súng được chôn trên những chiếc quan tài và tên cướp không may mắn trúng bẫy sẽ nhận một viên đạn.
Súng ngắn Gyrojet là một loại vũ khí bắn tên lửa thay vì đạn. Được công ty Mỹ MBAssociates phát triển vào thập niên 1960, súng Gyrojet bắn ra những viên rocket nhỏ gọi là Microjet, được trang bị hệ thống tên lửa đẩy loại nhỏ để chỉnh đạn. Tuy nhiên, Gyrojet có quá nhiều nhược điểm. Kẹt đạn thường xuyên và hầu như vô dụng ở cự ly gần và nhà sản xuất tại Mỹ buộc lòng phải hủy bỏ nó.
Súng Puckle là một khẩu súng lục ổ quay flintlock được vận hành thủ công và là một trong những tổ tiên đầu tiên của súng máy, được chế tạo vào năm 1718 bởi James Puckle, một nhà phát minh, luật sư và nhà văn người Anh. Đó là một khẩu súng trường flintlock thông thường với nòng hình trụ 11 viên, trong đó mỗi phát bắn mới được bắn như trong một khẩu súng lục ổ quay. Ban đầu, súng Puckle được tạo ra với ý đồ chống lại những kẻ thù của người Thiên chúa giáo, sau đó là những người Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ, tuy nhiên nó đã không bao giờ có cơ hội để thực hiện sứ mạng được kỳ vọng.
Borchardt K93 là khẩu súng ngắn tự động lên đạn đầu tiên trên thế giới do nhà phát minh người Mỹ Hugo Borchardt nghiên cứu chế tạo thành công vào năm 1890, được phát triển vào năm 1893 và được đưa vào sản xuất hàng loạt. Mặc dù có hình dạng cực kỳ khác thường, nó được đánh giá cao về độ tin cậy và đặc tính đạn đạo của đạn tốt. Khẩu súng ngắn này sử dụng hệ thống khóa nòng kiểu lẫy.
Một khẩu súng lục, được ngụy trang như một mặt thắt lưng thông thường, sản phẩm này được Đức quốc xã chế tạo nhằm trang bị cho các lực lượng an ninh và tình báo mật như SS và Gestapo nhằm mục đích trang bị vũ khí cho tình báo ngay cả khi đã được lục soát kỹ càng. Tuy chưa có thông tin nào về việc những chiếc mặt thắt lưng này được đưa vào sử dụng, tuy nhiên đã có những sản phẩm tìm được và cho rằng đó là bản nghiên cứu đầy đủ của người phát minh ra nó – nhà thiết kế quá cố Louis Marquis. Nếu bị bắt, họ có thể cố gắng trốn thoát hoặc tự sát với khẩu súng này. Mặc dù những chiếc khóa thắt lưng này đã không thể vượt qua giai đoạn phát triển và thử nghiệm, nhưng chúng vẫn là một kỷ vật đáng giá của Thế chiến II.
Súng lục Kolibri là khẩu súng lục được sản xuất từ năm 1914 (bởi Áo-Hung) đến 1938 (bởi Áo), một trong những vũ khí nhỏ nhất trên thế giới. Được phát triển vào năm 1910, tổng cộng có khoảng một nghìn bản được sản xuất. Khẩu súng thương mại có cỡ đạn nhỏ nhất từng được khai hỏa: 2,7 mm. Súng rất khó sử dụng, hỏa lực kém và không chính xác.

 

Ghi chép về một đám ma xưa

Sống dầu đèn, Chết kèn trống ( tục ngữ ). Tang ma cho người đã khuất vốn là quan trọng với người Việt cổ, nó thể hiện sự hiếu kính với ông...

Lam Thành qua lịch sử – địa – văn hóa

Ở bên bờ tả ngạn sông Lam, nơi ngã ba, ngay chỗ giáp lưu sông Lam với sông La có một dãy núi khá lớn gọi là Lam Thành Sơn....

Số lượng cống thuế hàng năm dưới thời nhà Minh đô hộ nước ta

Sách An Nam Chí Nguyên [安南志原] đời Minh, tại quyển 2, mục Cống phú [cống thuế] chép khá chi tiết về sản phẩm và tiền bạc phải nạp cho Trung...

Thanh kiếm của vua Gia Long

Dominique Rolland là giảng viên của Trường Đại học Ngôn ngữ và Văn minh Đông phương (Paris, Pháp) và là giảng viên thỉnh giảng tại Trường Đại học Hoa Sen...

Bánh chưng, bánh giầy là… bánh gì?

Truyện Bánh chưng (ngày nay thường gọi là Bánh chưng, bánh giầy) mà hầu hết người Việt đều biết, được chép trong sách Lĩnh Nam chích quái của Trần Thế...

Cuộc sống bụi đời Sài Gòn

Từ những đêm ngày lang thang cùng người sống bụi đời ở Sài Gòn, PV Thanh Niên ghi lại những góc khuất, mảnh đời chìm nổi, sống lây lất… Mỗi...

Tù binh chiến tranh là gì?

Các công ước Geneva bao gồm một loạt thỏa thuận quy định chuẩn mực về nhân quyền quốc tế, ra đời gần 150 năm nay. Công ước này đưa ra...

Mưa Huế

Mỗi lần Hà Nội đổ mưa, chị lại nhớ về Huế. Mưa Hà Nội khác mưa Huế lắm. Mưa Huế là thứ mưa thất thường, mưa dầm dề, mưa không...

Bàn về thói tùy tiện của người Việt

Thiếu tính kỷ luật, đi muộn về sớm, không đúng giờ hẹn, nói to chỗ đông người… là những biểu hiện của thói tùy tiện mà người ta có thể...

Vai trò của “hòa âm” trong âm nhạc và Những nhạc sĩ hòa âm nổi tiếng nhất Việt Nam

Nhiều người nghe nhạc phổ thông Việt Nam nói chung, thường không có thói quen để ý đến nhạc sĩ hòa âm cho ca khúc. Khi nghe một bài nhạc...

Cốm làng Vòng – Hương cốm gọi mùa thu

Nghề truyền thống gắn liền với lịch sử phát triển văn hóa của đất nước. Qua các thời kỳ, người làm nghề hun đúc và tập hợp kinh nghiệm để...

Nhà Tây Sơn sụp đổ và những câu sấm Trạng Trình

1. Bức tranh toàn cảnh nhà Tây Sơn Vào thời điểm vinh quang nhất của phong trào Tây Sơn trong công cuộc thống nhất đất nước 1786 – 1787 mà...

Exit mobile version