Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Chúng ta đang học để ngu

Một bộ phận dân chúng Việt Nam hiểu được quyền của mình, trách nhiệm của nhà nước trong xã hội nhưng số này còn ít lắm. Dân Việt Nam mình vẫn còn nhiều, nhiều người ngu ngơ về quyền lợi của mình trong xã hội, và vẫn mù quáng tin tưởng vào nhà nước như thời phong kiến dân tin vua là con thiên tử.

Ở cái thời đại này rồi mà nhiều người vẫn còn chấp nhận cái chân lý “yêu đảng là yêu nước”, nó giống như thời kì lạc hậu ngày xưa “yêu vua là yêu nước” vậy. Lòng yêu nước đã bị lợi dụng để duy trì quyền lực cho một dòng họ theo cái tục cha truyền con nối ở thời phong kiến, và nay nó dùng để duy trì sự cai trị vô lý của một đảng phái.

Các cụ ta ngày xưa đã mổ xé văn hoá Hán tộc ảnh hưởng như thế nào đối với xã hội Việt Nam, nhưng tưởng nó đã không còn mấy đậm nét trong sinh hoạt xã hội Việt Nam ngày hôm nay. Ơi thế mà nó có mất đi đâu, nó chỉ biến dạng theo một cách khác kể từ khi cộng sản nắm quyền mà thôi. Người Hán chấp nhận Vua là trung tâm của xã hội như vẫn từng hô hào họ là trung tâm của thiên hạ. Người Việt dù có kiến cường chống phương bắc tới đâu thì vẫn bị lệ thuộc họ trong nhiều cách khác nhau. Điều dễ nhận thấy là trong triết lý giáo dục của người Việt Nam từ xưa cho tới nay. Dân Việt tại sao dễ chấp nhận quyền cai trị độc tôn của đảng cộng sản như vậy? Tại sao thích kiểu yên ổn chuyên chính của chính quyền như vậy? Xét kỹ thì nhận ra rằng đó là do ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa, nó ngấm vào máu, vào tận xương tuý và được truyền lại từ vô thức của xã hội lên từng gia đình và cá nhân.

Dân trí thấp không phải là ở chỗ đất nước có bao nhiêu người biết đọc, biết viết mà là ở chỗ còn bao nhiêu người tôn thờ nền quân chủ. Có người đã nói Việt Nam bây giờ chỉ là sự phát triển của chế độ phong kiến theo máu mũ ngày xưa. Vẫn chỉ là chế độ lấy nhân trị, tức là xã hội dù có luật pháp thì tính nghiêm minh phù thuộc vào quyết định, cảm tình của con người.

Dân trộm dăm ba trăm ngàn thì bị tù mấy năm trời, thế mà quan tham nhũng trăm triệu, chục tỉ nặng thì cách chức, cho tù vài năm còn bình thường thì đứng lên nhận khuyết điểm, bị khiển trách rồi mọi việc đâu lại vào đó.

Dân có đánh chết người thì nhẹ cũng 10-20 năm tù nặng thì chung thân tử hình, ấy thế mà công an, quan chức làm chết người thì xét công trạng rồi thì nặng lắm cũng vài năm ba năm tù còn bình thường cứ mấy năm án treo, cách chức. Có người vi phạm luật pháp nghiêm trọng báo chí, nhà nước tung lên là bị kỷ luật, bị xử phạt nghiêm minh nhưng thực tế thì di chuyển công tác, có khi lại còn nhận chức vụ cao hơn trước khi phạm luật.

Nói ra để thấy, cái xã hội Việt Nam ngày hôm nay có khác mấy cái thời lạc hậu, man rỡ thời phong kiến ngày xưa đâu. Cụ Phan Châu Trinh ngày trước đã từng nói “chúng ta đã thua thế giới văn minh gần một thể kỷ về văn hoá, kinh tế, khao học kỷ thuật”, đó là cụ so sánh Việt Nam với Pháp, Anh, Nhật, Mỹ chứ bây giờ Việt Nam mình còn để cả Lào, Campuchia vượt mặt về nhiều mặt. Chả mấy chốc mà họ sẽ không để ta sau lưng mấy chục năm đâu.

Dân đen đã mù mờ về quyền công dân của mình trong xã hội đã đành, kể cả tầng lớp tri thức cũng đâu khá hơn là mấy. Ngày trước học là để thi khao cử với hi vọng kiếm chút công tước cho dòng họ nở mày nở mặt. Phục vụ đất nước cũng chỉ là trung thành tuyệt đối với vua, chứ đâu mấy ai nghĩ tới chuyện đem công bằng, bác ái đến cho tầng lớp dân đen đâu.

Cái câu “một người làm quan cả họ được nhờ” chả phải là lý tưởng và mục đích của tri thức Việt Nam ngày xưa sao. Cái thói học với mong muốn kiếm chút bổng lộc từ triều đình đã đưa đất nước tụt quá xa so với thế giới. Tri thức thay vi nâng cao hiểu biết cho dân thì lại xem những gì mình có, mình học như là cái quyền để cưỡi lên đầu lên cổ người khác. Ấy là tôi nói về thời phong kiến ngày xưa, còn bây giờ nền giáo dục có khác nhau là mấy so với trước đây đâu, có khi nó còn tệ hơn chứ nói gì tốt với đẹp.

Nhìn hàng trăm, hàng nghìn tiến sĩ, thạc sĩ bám đít lũ quan tham, nhóm lợi ích để cầu danh, cầu lợi, cầu nhà, cầu xe là nhận thấy cái gọi là tri thức Việt Nam cũng chỉ là một lũ cộng nô. Ngay xưa học mà không đi đôi với thực tế thì gọi là hũ nho, ngày nay học để làm tôi mọi cho lũ quan to, bụng phệ dù trong đầu bọn tham ô câu chữ viết chấm phẩy còn không xong, thì tri thức không là công nô, hũ bại là còn gì.

Dân đen là thế, tri thức cũng không nhờ cậy được gì, thế còn chính quyền thì sao?

Nói ra thì nói là phản động, là bôi xấu lãnh đạo nhưng thực tế thì bọn họ cũng đâu khá hơn là mấy. Cái bọn này còn tệ hơn đám tri thức rơm kia, vì bọn chúng có trong tay quyền lực, được đi đây đó, hiểu biết thực tế nhiều hơn dân đen, ấy thế mà tụi nó lại đi làm cho ngoại bang. Không đổ lội hết quan chức bây giờ là thân Trung Cộng, nhưng có mấy vị tại to mặt lớn mà không bám đít nhà Hán. Cái khác biệt lớn nhất của chính quyền hiện nay so với thời phong kiến là đây.

Quan chức phong kiến có thể vì lợi mà hà hiếp dân chúng, chứ ít khi vì lợi mà nhu nhược, bán đất, bán biển, bán rừng cho nhà Hán, ấy thế mà cái thời đại cộng sản bọn họ không chỉ tham lam, độc ác với dân mà còn nhu nhược, hèn nhát và đê tiện trước mặt ngoại bang. Bọn họ chơi chính trị theo kiểu đĩ điếm, sẵn sàng ăn nằm với bất kì ai nếu họ đem lại lợi ích cho mình.

Trước thì bám đít Liên Xô xem Trung Cộng là kẻ thù, gọi là phản động nên Trung Cộng nó xua quân đánh dọc các tỉnh biên giới bắc Việt Nam, đẩy hàng trăm nghìn con dân Việt chết vì mình. Đến khi Liên Xô sụp đổ thấy quyền lợi bị lung lay thì khúm núm, quỳ lại xin Trung Cộng chống lưng, và để thoả mản cái danh vọng quyền lực thì đi đến cái “hội nghị thành đô” chấp nhận nhường đất, nhường biển để làm chư hầu cho Trung Cộng.

Thử hỏi đât nước mình là cái gì đây?

Cả một chăng đường lịch sử dài gần mấy ngàn năm, có cả một nền văn hiến lâu đời nhưng thứ hỏi xem có mấy ai biết hình hài đất nước mình như thế nào? Dân đen thì nghĩ phục tùng chính quyền, tôn thờ lãnh tụ là yêu nước. Tri thức thì khôn ranh hơn, yêu nước là yêu cái chức vụ của mình, cố làm sao đừng để nó lung lay là coi như yêu nước. Còn chính quyền thì toàn một lũ vừa tham, vừa thâm, vừa ác nên yêu nước là phải nhất quyết duy trì chế độ đến tính mạng dân đen cuối cùng. Đất nước là vậy đó, chỉ là nồi cơm, cái ghế và danh vọng của từng người, từng nhóm nhỏ nào đó. Thế mà nhiều kẻ vẫn hô hào lòng yêu nước, giảng dạy về lòng yêu nước, và bỏ tù những ai dám thể hiện lòng yêu nước.

Có viết trăm bài viết, kể trăm câu chuyện thì cũng chỉ là lập lại lời của tiền nhân trước đây. Các bậc tiền nhân có tâm, có tài đã mổ xé rất chi tiết, đã chỉ ra đâu là nguyên nhân khiến Việt Nam mãi mãi chỉ lết theo đít những nước phát triển chậm. Phương pháp cũng đã được nêu ra làm thể nào để đưa đất nước thoát khỏi cảnh “không chịu phát triển”, trong đó người viết ấn tượng về chủ trương “Khai dân tri”, “Chấn dân khí” và “Hậu dân sinh” của cụ Phan Châu Trinh. Không gì bền vững và ổn định cho bằng sự thay đổi tận căn các nguồn lực của đất nước, và chỉ có một con đường duy nhất là “học”.

Theo Joseph Tuat – Triết Học Đường Phố – 11 Sep 2015

Đèn Hoa Kỳ của Việt Nam!

Ở xứ Việt có một loại đèn dầu được gọi tên là đèn Hoa Kỳ. Đèn Hoa Kỳ có phải của Mỹ hay không? Nếu không phải, tại sao nó...

Nghi thức về TANG LỄ của người Hoa tại Sài Gòn – Chợ Lớn.

Là một dân tộc vốn coi trọng huyết thống gia đình, thân tộc, tang lễ là một sự kiện rất quan trọng trong gia đình người Hoa, những tang phục...

Tòa tháp xưa độc đáo bị lãng quên của Sài Gòn

Rất ít người biết đến sự tồn tại của tòa tháp xưa này, dù công trình chỉ nằm cách hồ Con Rùa nổi tiếng khoảng 100m. Trong khuôn viên Tổng...

Tại sao lại gọi là Bến Tre, phải chăng nơi này có nhiều tre?

Có nhiều nguồn nói rằng địa danh Bến Tre là xuất phát từ tiếng Khmer Sóc Tre. Theo nhà văn hóa Vương Hồng Sển, thì Bến Tre vốn là xứ...

Giải mã lăng Hùng Vương

Trong bức ảnh đính kèm theo đây là kiến trúc gì, toạ lạc tại đâu và được xây cất vào niên đại nào? Ba chữ Hán ở giữa phần trên...

Khuôn mặt chính là phong thuỷ của bạn – Chuyện thú vị

“Tướng do tâm sinh” là câu nói xuất hiện cả trong Phật gia và Đạo gia. Thông thường chữ tướng ở đây là để chỉ hình thức biểu hiện của...

Điển tích Tầu trên xe mì

Có khi nào bạn ngồi ăn ở một xe mì hay hủ tíu của mấy người Hoa và để ý đến những hình ảnh đầy mầu sắc trên các tấm...

Bức tranh toàn cảnh về tiến trình lịch sử của vương quốc Champa

Dựa vào một số tư liệu cổ của Trung Quốc, Việt Nam, những bia đá tìm thấy ở Champa (mặc dù một số chưa được qui định rõ rệt ngày...

Ý nghĩa thật sự của nghi thức uống rượu giao bôi trong hôn lễ

Nhắc tới “rượu giao bôi”, mọi người thường sẽ nghĩ tới nghi thức trong hôn lễ, tân lang và tân nương mỗi người nâng một ly rượu, bắt chéo tay...

Các công trình ở Sài Gòn sau trăm năm vẫn còn sử dụng

Sau một thế kỷ, Nhà thờ Đức Bà, Nhà hát Thành phố, Hồ Con Rùa vẫn tồn tại và phục vụ nhiều công năng khác nhau. Chợ Bến Thành Chợ...

Lịch sử tà áo

Có phải em mang trên áo bay, Hai phần gió thổi một phần mây. Hay là em gói mây trong áo, Rồi thở cho làn áo trắng bay. Nguyên Sa...

Hà Nội năm 1993 qua ống kính của Bernard Bisson

Bên trong chợ Đồng Xuân, các cậu bé bán báo dạo ở phố cổ, người đẹp áo dài trong lớp đào tạo tin học… là loạt ảnh khó quên về...

Exit mobile version