Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Cuộc chiến kháng Nhật đã bị TQ tuyên truyền lừa dối trong suốt 70 năm

70 năm đã trôi qua nhưng vẫn không có mấy người Trung Quốc có thể biết được sự thật về cuộc chiến tranh kháng Nhật vào năm đó. Vì để duy trì ổn định và bảo vệ chính quyền mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã không ngừng tuyên truyền lừa dối để che đậy sự thật về cuộc chiến này.

Một cảnh trong một bộ phim truyền hình tuyên truyền chống Nhật của chính quyền ĐCSTQ. (Nguồn: ảnh chụp màn hình video)

Chúng ta không thể luôn luôn sống trong sự lừa dối. Chính trị là vô tình, thậm chí tàn nhẫn. Cơ quan ngôn luận cứng nhắc, không linh hoạt, thậm chí là tê liệt, và đôi khi không đưa ra được lời lẽ công bằng và khách quan.

Bảy mươi năm đã trôi qua, đã đến lúc để người dân Trung Quốc biết được một số sự thật về cuộc chiến này:

Tư lệnh tối cao của chiến khu Trung Quốc trong Khối Đồng Minh thời Chiến tranh thế giới thứ hai là Tưởng Giới Thạch.

Tư lệnh tối cao của chiến khu Trung Quốc trong Khối Đồng Minh thời Chiến tranh thế giới thứ hai lúc đó là Tưởng Giới Thạch. (Ảnh: Wiki)

Trận chiến có chiến tuyến dài nhất trong kháng chiến chống Nhật là trận quyết chiến Vũ Hán. Một số người Trung Quốc biết rằng tại Vũ Hán đã diễn ra một trận không chiến chỉ xếp sau trận không chiến Luân Đôn giữa Anh và Đức. Một số người Trung Quốc biết rằng bà Tống Mỹ Linh (phu nhân của Tưởng Giới Thạch) đã xông pha tới tiền tuyến Vũ Hán năm lần để khuyến khích tinh thần của các sĩ quan và binh sĩ, bà suýt nữa thì bị quân Nhật giết chết.

Mọi người đều biết đến cuốn “Luận trì cửu chiến” của Mao Trạch Đông, nhưng không biết rằng nhiều người đã đề xuất các lý thuyết tương tự trước đây, bao gồm cả Tưởng Giới Thạch (1931) và Tưởng Bách Lý (1936), sau đó Mao lấy làm mẫu và cải tiến thêm (1938).

Bảy mươi năm đã trôi qua, và có lẽ người Trung Quốc chưa bao giờ suy nghĩ nghiêm túc về lý do tại sao một nhà lãnh tụ cốt cán trong thời gian kháng chiến ngoài cuốn “Luận trì cửu chiến” và vài lần phát biểu ra thì không hề có bất kỳ một động thái nào khác. Ông ta chưa bao giờ xuất hiện trên tiền tuyến trong kháng chiến chống Nhật, chưa bao giờ trực tiếp hay gián tiếp chỉ đạo một trận chiến chống Nhật Bản? (thể hiện bằng hành động tốt hơn là chỉ nói lời hoa mỹ)

Trương Linh Phủ, người mang tội ác chồng chất trong các tác phẩm điện ảnh và truyền hình, là một anh hùng của cuộc Kháng chiến. Trong trận chiến Vũ Hán, ông đã lãnh đạo đội Cảm tử đi theo đường mòn, giành được Trương Cổ Phong vào ban đêm, lập công lớn trong việc giúp Quốc quân (Quân đội Trung Hoa Dân Quốc) ngăn chặn thành công quân đội Nhật Bản. Trương Linh Phủ cũng bị thương một chân trong cuộc kháng chiến.

Một số người Trung Quốc đã đưa ra sự hoài nghi như sau: Các tướng lĩnh của nước Cộng hòa được trao quân hàm vào năm 1955 có ít kinh nghiệm trong cuộc chiến kháng chiến. Còn hầu như tất cả các tướng lĩnh cấp cao của Quốc dân Đảng ai ai cũng đã từng bôn ba đụng độ với quân Nhật Bản.

Bảy mươi năm đã trôi qua, các phương tiện truyền thông và sách giáo khoa chính thống trên Đại Lục chưa giới thiệu đầy đủ tất cả các chiến dịch trong Chiến tranh kháng Nhật, và thậm chí ngay cả những sự kiện đáng nhớ nhất cũng không hề được ghi chép.

Suốt 70 năm qua, các phương tiện truyền thông và sách giáo khoa chính thống của ĐCSTQ chưa từng đề cập đến cuộc chiến tranh kháng Nhật và các sự kiện đáng nhớ khác của lịch sử Trung Hoa. (Ảnh: Wiki)

Tại sao Đảng Cộng sản chỉ tuyên truyền về cuộc xâm lược của quân Nhật vào ngày 18/9, chứ không tuyên truyền về sự kiện Nhật Bản đã đầu hàng vào ngày 15/8, không cho người dân xem thư đầu hàng của Nhật. Lẽ nào trong văn bản nhiều lần xuất hiện nội dung sau: Hải quân, Không quân và các lực lượng phụ trợ của quân đội Nhật Bản, đã đầu hàng Chủ tịch Tưởng Giới Thạch. Hoặc vì trên thư đầu hàng có ghi rằng: Tưởng Trung Chính (Tưởng Giới Thạch) thượng tướng đặc cấp thống soái tối cao chiến khu Trung Quốc đặc biệt cử thượng tướng Hà Ứng Khâm làm đại diện cho Lục quân.

Tưởng Giới Thạch đã sử dụng 700.000 Quốc quân để phát động trận chiến Thượng Hải. Trong trận chiến, Không quân Quốc quân đã ném bom phá hủy bộ tư lệnh của Hải quân Lục chiến Nhật Bản và đánh chìm hạm đội 3 của Hải quân Nhật Bản.

Lục quân Quốc quân đã ban hành 5 lệnh động viên để bổ sung thiệt hại chiến tranh, và hơn một nửa số sĩ quan cao cấp từ cấp trung đoàn trở lên đã bỏ mạng. Trận Thượng Hải đã thất bại trong việc ngăn chặn quân Nhật chiếm Thượng Hải, nhưng nó đã thay đổi việc triển khai chiến lược của quân đội Nhật Bản trên chiến trường Trung Quốc, và trì hoãn được khoảng 3 tháng để tư bản Thượng Hải di dời về phương Tây.

Điều ấn tượng nhất đối với người nước ngoài không phải là Tân Tứ Quân (lực lượng vũ trang cách mạng do ĐCSTQ lãnh đạo), mà là Tân Nhất Quân của Tôn Lập Nhân (tướng lĩnh Trung Hoa Dân quốc). Tân Nhất Quân viễn chinh đến Miến Điện (Myanmar), đã đánh đổi 17.000 binh lính thương vong để bắn chết và làm bị thương 109.000 quân Nhật.

Lý Hướng Dương và quân du kích của ông ta là hư cấu, và đội quân thực sự khiến quân đội Nhật Bản sợ hãi là đội Cảnh vệ Chủ tịch của Quốc quân. Quân đội này sử dụng thiết bị của Đức, thậm chí có cả sĩ quan huấn luyện người Đức đích thân hướng dẫn.

Ở Vũ Hoa Đài, Nam Kinh, hai tiểu đoàn của đội Cảnh vệ chủ tịch đã đánh bại một sư đoàn hạng A của quân đội Nhật (trong Thế chiến II, người Nhật chỉ có tổng cộng sáu sư đoàn hạng A). Trung bình, mỗi người lính phải trấn giữ một trận địa dài 25 mét, đối đầu với 50 binh sĩ của đội quân tinh nhuệ Nhật Bản, người chiến thắng vẫn là người Trung Quốc.

Trận không chiến Vũ Hán xảy ra tại Vũ Hán vào thời điểm đó chỉ đứng thứ hai sau trận không chiến của Anh. Trong trận không chiến đó, Không quân Quốc quân đã bắn hạ 78 máy bay Nhật Bản và làm nổ tung 23 tàu Nhật Bản. Vào thời điểm đó, bất cứ khi nào chuông báo động phòng không vang lên, nhiều người dân Vũ Hán không chui vào hầm để né tránh mà là trèo lên mái nhà để xem cảnh máy bay Nhật Bản bị bắn hạ.

Phải biết rằng, cuộc chiến tranh yêu nước vĩ đại của Trung Quốc là một trong bốn cuộc chiến chống phát xít lớn trên thế giới! Không thể áp dụng chiến tranh du kích, chiến tranh “chim sẻ”, chiến tranh địa đạo hoặc chiến tranh địa lôi là có thể dễ dàng giành chiến thắng.

Để có được chiến thắng này phải dùng binh chủng hạng nặng chiến đấu đẫm máu với kẻ thù! Trong chiến tranh, 3.211.418 sĩ quan và quân nhân Lục quân Quốc quân đã hy sinh anh dũng, bao gồm 8 thượng tướng, 41 trung tướng và 71 thiếu tướng. Không quân Quốc quân có 6.164 phi công hy sinh, 2.468 máy bay chiến đấu đã bị bắn hạ. Toàn bộ Hải quân Quốc quân đã bị thiệt mạng và tất cả các con tàu đã bị xóa sổ.

Trong một chương trình phỏng vấn kỷ niệm 60 năm Chiến tranh Kháng chiến chống Nhật Bản, CCTV đã mời mấy vị thuộc “Đội Phi hổ” đến tham gia, các lão phi công rõ ràng có chút “không nắm rõ thời cục”, họ cứ thao thao bất tuyệt kể lại năm xưa đã cùng hợp tác với chính phủ Quốc dân và Quốc quân kháng Nhật như thế nào, họ say mê hùng hồn liến thoắng, mà không quan tâm đến thể diện của Đảng.

Có lẽ là do họ nói quá nhiều, người dẫn chương trình phải chen ngang, hỏi họ lúc đó có từng nghe đến “Diêm an”, “Cộng sản Đảng” và “Mao Trạch Đông” không, các cựu chiến binh Mỹ nhất loạt lắc đầu, bầu không khí có chút khó xử. Chương trình này đã được phát sóng trên CCTV-9, ai đã từng xem chương trình ắt hẳn đều nhớ.

Tôi muốn hỏi một câu: Lẽ nào sự thật lịch sử của cuộc chiến tranh kháng Nhật thực sự khủng khiếp như vậy sao? Thực sự đe dọa đến sự ổn định của tình hình chính trị? Nếu quả thật như vậy, e rằng công tác tuyên truyền trong quá khứ của chúng ta thực sự có “vấn đề”.

Ngày nay, sau bảy mươi năm, hầu hết người dân Trung Quốc chỉ biết về Bình Hình Quan, đại chiến Bách Đoàn, cầu Lư Câu, Đài Nhi Trang và Vụ thảm sát Nam Kinh, phải biết rằng những trận chiến này là những trận chiến thứ yếu trong Chiến tranh Trung-Nhật, thậm chí còn chưa thể coi là một trận chạm trán, đụng độ.

Nếu Trung Quốc chỉ dựa vào “chiến tranh chim sẻ”, “chiến tranh địa đạo” và “chiến tranh địa lôi” để chiến đấu chống lại quân đội Nhật Bản, thì Trung Quốc làm sao có thể tham dự “Hội nghị Cairo”, đưa ra “Tuyên ngôn Potsdam”, trở thành “Bốn nước sáng lập Liên hiệp quốc”…

Điều gì làm cho chúng ta chồng chất mâu thuẫn giai cấp lên mâu thuẫn quốc gia hết lần này đến lần khác. Cái gọi là “ý thức hệ” có thể thực sự bóp méo tâm lý của người dân Trung Quốc đến mức như vậy không, mặc dù quá khứ không thể thay đổi, nhưng tương lai vẫn có thể được cứu vãn.

Những cựu chiến binh kháng Nhật của Quốc quân cần được tôn trọng, dù đó là sự tôn trọng muộn màng. Ký ức này thuộc về họ, thuộc về đất nước này, thuộc về quốc gia này và thuộc về cả các thế hệ tương lai. Nhưng chúng ta đã bỏ lỡ, và bỏ lỡ cả cơ hội cuối cùng để bù đắp cho sự hối tiếc. Có lẽ do xuất phát từ một áp lực hoặc tâm lý nào đó mà chúng ta đang lãng quên về cuộc chiến đó, hơn nữa còn là sự quên lãng tập thể có “tổ chức” và “có chọn lọc”.

Tác giả: Endofearth_2

Minh Huy (Theo Secretchina)

(Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, không nhất thiết thể hiện quan điểm của BBT Tinhhoa.net)

Kỹ thuật hàng hải của người Việt xưa

1 – Văn-minh và Hàng-hảiNgười khen nâng lên, kẻ chê đạp xuống; sự đánh giá văn-hóa Việt-Nam cổ thời rất là khác-biệt. Đã có nhiều người cho rằng căn-bản của...

Tranh dân gian Việt Nam – Lịch sử và các dòng tranh nổi tiếng

Tranh dân gian gồm hai loại, tranh Tết và tranh thờ. Tranh dân gian có nguồn gốc từ rất xa xưa được giữ gìn, bảo tồn và phát triển qua...

Rạp chiếu bóng thùng, tuổi thơ của dân Sài Gòn xưa.

“Chủ rạp” chiếu bóng thùng là chú Hai Ngon, khoảng chừng 40 tuổi, gương mặt trông hiền lành nhưng cũng không giấu được hết nét hằn sâu của cuộc đời...

Thiệu Trị – Nguyễn Phúc Miên Tông – Vị vua tài hoa, hiếu thảo của triều Nguyễn

Vua Minh Mạng băng hà, người con trưởng của vua là Hoàng Tử Nguyễn Phúc Tuyền, húy là Miên Tông sinh năm Ðinh Mão (1807) được di mệnh nối ngôi...

Người đẹp Việt năm 1966 trong ảnh của Rick Paker

Trong thời gian đóng quân tại miền Nam Việt Nam, chàng lính Mỹ Rick Paker đã không bỏ lỡ cơ hội thực hiện loạt ảnh ấn tượng về các người...

Khám phá hệ thống ma thuật, tín ngưỡng ở chợ Việt

Trong ba không gian công quan trọng hơn cả của làng Bắc Bộ truyền thống thì hai không gian công thuộc về tôn giáo: đình và chùa, không gian công...

Ba vụ án hối lộ, tham nhũng kinh động cổ sử Việt

Dưới thời kỳ phong kiến Đại Việt, nhiều vụ án tham nhũng, nhận hối lộ của quan lại đã để lại hậu quả nghiêm trọng. Trong số những vụ án...

Cái nghĩa của bậc liệt nữ

Tình với nghĩa cùng là quí, không quyết hẳn được bên nào nặng hơn bên nào. Cho nên ta phải cân nhắc cho cẩn thận, lúc tình nặng hơn nghĩa,...

Kim hoàn Kế Môn

Ở nước ta, nói đến nghề kim hoàn với bề dày phát triển và những người thợ tài ba thì không thể không nhắc đến Huế. Huế là kinh đô,...

A Di Đà Phật nghĩa là gì?

Trong tiếng Việt, A Di Đà Phật có 2 nghĩa: 1. Tên của Phật A Di Đà - vị giáo chủ cõi Tây phương Cực lạc và là vị Phật được tôn...

Tâm trạng hoài hương trong Thuyền Viễn Xứ của Phạm Duy

Trong những ca khúc đầy tâm trạng hoài hương, mang nỗi buồn man mác như: Làng tôi (Chung Quân), Hướng về Hà Nội(Hoàng Dương), Quê mẹ (Thu Hồ), Làng tôi (Văn Cao), Ngày về (Hoàng Giác)… thì Thuyền viễn...

Lịch Sử Tàu Thủy

Từ cuối thế kỷ 18 trở về trước, các thuyền buồm đều vận chuyển nhờ gió biển trong khi các cơn gió lại thổi thất thường. Người ta đã nghĩ...

Exit mobile version