Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Điều gì khiến Cam Ranh đặc biệt trong chiến tranh Việt Nam

Được đánh giá là cảng quân sự có giá trị nhất trên Biển Đông, Quân cảng Cam Ranh là một trong những cảng quân sự quan trọng nhất trong chiến tranh Việt Nam.

Có một vị trí “không thể đẹp hơn” với núi bao xung quanh cả trên bộ và trên biển, chỉ có một cửa ngõ duy nhất để ra vào, căn cứ quân sự Cam Ranh hay còn được gọi với cái tên Quân cảng Cam Ranh là một trong những căn cứ quân sự có vị thế “đẹp” nhất biển Đông. Nguồn ảnh: Googlemaps.

Trong lịch sử, Cảng quân sự Cam Ranh được ghi nhận sử dụng lần đầu tiên từ cuối thế kỷ 19 bởi người Pháp. Trong suốt thời gian sử dụng, cảng Cam Ranh đã đón tiếp rất nhiều loại tàu chiến khác nhau ghé qua đây để sửa chữa “thuê” sau khi trải qua các trận hải chiến “bầm dập” trên Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: Asiatimes.

Tới khi Quân đội Mỹ đặt chân tới Việt Nam, cảng quân sự Cam Ranh được nâng tầm với việc được xây dựng và nâng cấp thành một tổ hợp quân sự khổng lồ, bao gồm các cụm hải cảng và sân bay quân sự chuyên dụng, cho phép các tàu chở vũ khí cỡ lớn của Mỹ có thể vào cảng dễ dàng hơn. Nguồn ảnh: PCF.

Trong giai đoạn từ năm 1965 tới năm 1975, cảng Cam Ranh là nơi tiếp nhận vũ khí chính của Sài Gòn. Những vũ khí và hàng viện trợ của Mỹ cùng Đồng Minh phần lớn đều được chuyên chở bằng đường biển tới cảng này trước khi được phân phối về các tổng kho. Nguồn ảnh: Pinterest.

Nằm giữa Phan Rang và Nha Trang, Quân cảng Cam Ranh cách Sài Gòn chỉ 290 km về hướng Đông Bắc, cảng Cam Ranh là một trong những quân cảng mang tính chiến lược khi những tàu chiến Mỹ ở từ đây có thể triển khai về phía vĩ tuyến 17 hoặc về Đông Nam Bộ với thời gian ngắn. Nguồn ảnh: Pinterest.

Bên trong Quân cảng còn được bố trí các khu phức hợp liên hoàn dành cho các nhân viên dân sự lẫn quân sự Mỹ làm việc tại Cam Ranh, dĩ nhiên là bao gồm cả gia đình của họ. Nguồn ảnh: Pinterest.

Đường băng khổng lồ với hai đường băng chính bên trong căn cứ quân sự Cam Ranh chỉ dành riêng cho các loại máy bay quân sự. Nguồn ảnh: Robert.

Sở liên lạc Hải quân Mỹ được đặt tại Cam Ranh-nơi được cho là an toàn nhất trong chiến tranh Việt Nam. Trong suốt chiến tranh Việt Nam, Cam Ranh chưa từng bị tấn công cho tới khi chiến dịch Hồ Chí Minh diễn ra. Nguồn ảnh: Vietnamwar.

Căn cứ sân bay Cam Ranh là nơi đóng quân chính của Không Đoàn vận tải chiến thuật số 483 của Không quân Mỹ. Nguồn ảnh: Watch.

Đường ra và vào Cam Ranh được bao xung quanh gồm toàn là núi với địa thế “dễ phòng thủ, khó tấn công” cực kỳ an toàn. Nguồn ảnh: Ibli.

Các máy bay F-4C của Không quân Hải quân Mỹ chuẩn bị hạ cánh xuống Cam Ranh. Dù an toàn với lực lượng đóng quân ở dưới mặt đất và hải quân, Sân bay Cam Ranh lại cực kỳ nguy hiểm với không quân do địa thế nhiều núi ở cự ly rất gần, dẫn tới khó khăn trong việc cất-hạ cánh, nhất là trong điều kiện thời tiết xấu. Nguồn ảnh: Pinterest.

Sau chiến tranh, Việt Nam đã từng cho Liên Xô thuê đóng quân tại Cam Ranh. Ngày nay, Cam Ranh vẫn được coi là căn cứ quân sự chiến lược bậc nhất của Hải quân Việt Nam. Nguồn ảnh: TTXVN.

Rất nhiều cường quốc trên thế giới từng muốn thuê đóng quân tại cảng Cam Ranh, bao gồm cả Mỹ. Tuy nhiên, với vai trò “then chốt cửa Biển Đông”, Việt Nam vẫn chưa đồng ý với bất cứ lời đề nghị cho thuê nào. Nguồn ảnh: Viettimes.

Những ghi chép đầu tiên về nghề làm giấy tại Việt Nam

Bài nói của tác giả (TG) được giới hạn ở một vài suy xét có tính chất giai thoại về lịch sử nghề làm giấy, cụ thể hơn, là về...

Ông ba mươi… coi hát cọp

Hổ được nhiều bàn tay khéo léo, nhiều khối óc thông minh, thi nhau đánh bóng, phết sơn, tô màu. Xanh, vàng, trắng, đỏ, đen. Hoa cả mắt. Chắc nhờ...

Hồi nhỏ sợ Ông Kẹ , ổng là ai?

Hễ đứa trẻ nào không ngoan, khóc nhè hoài là bị dọa : “Ông Kẹ tới …. bắt bỏ bỏ dzô nồi nước sôi !” ….. Trẻ nhỏ Saigon mà...

Đàn ông phải uống được rượu?

Đâu phải giá trị của thằng đàn ông được chứng minh thông qua số lít rượu anh ta uống, số lon bia anh ta có thể cho vào bụng mà...

Điểm khác biệt lớn nhất giữa người quân tử và kẻ tiểu nhân

Người xưa có câu: “Gần son thì đỏ, gần mực thì đen”, nên họ rất coi trọng việc nhìn người để kết giao. Vô luận là kết giao bạn bè, tìm kiếm bạn...

Tìm căn nguyên của cuộc khủng hoảng trí tuệ ở Việt Nam

Người giỏi bỏ nước ra đi, ai muốn phát triển tài năng đều tìm cách ra nước ngoài. May ra còn một số ít có tâm có tài thì làm...

Tìm hiểu về nguồn gốc của tộc người Hoa Hạ

Nguồn gốc của người Hoa Hạ là một vấn đề mà đa phần người Việt yêu thích lịch sử thời cổ đại của dân tộc quan tâm và mong muốn...

Việt Nam – quốc gia thiếu ngủ?

Học sinh Việt Nam đang kêu cứu vì thiếu ngủ, khi mà tinh thần “thức khuya dậy sớm” vẫn được ngợi ca. Đầu năm nay, một nhóm học sinh phổ...

Người đặt tên cho đường phố Saigon trước 1975

Từ lâu, tôi đã khâm phục cách đặt tên cho đường phố ở Saigon và vẫn đinh ninh rằng đó là một công trình có sự đóng góp trí tuệ...

Ngắm Sài Gòn năm 1972 qua bộ ảnh độc đáo

Trong sách ảnh L’adieu a Sài Gòn (Tạm biệt Sài Gòn) của phóng viên ảnh Pháp Raymond Depardon, nhiều hình ảnh đặc sắc, lạ lùng về Sài Gòn năm 1972...

Có 16 hay 18 vị La Hán?

Mục Chuyện Đông chuyện Tây trên Kiến thức ngày nay, số 105 đã khẳng định là chỉ có 16 vị La Hán. Nhưng gần đây, Nhà xuất bản Đồng Nai...

Vài dấu vết lịch sử ở vài miền xa khuất

Những dấu vết lịch sử hữu danh thì đã có nhiều tài liệu. Những dấu vết lịch sử ở vài miền xa khuất, tầm vóc không lớn, ít người lưu...

Exit mobile version