Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Không phải Nga và Mỹ, đỉnh cao chế tạo xe tăng là Israel

Mặc dù không phải là mẫu xe tăng được xuất khẩu rộng rãi và có tính phổ biến, nhưng Merkava là mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực gần như hoàn hảo, được chế tạo bởi quốc gia Israel nhỏ bé nhưng đầy tham vọng.

Trong bốn mươi năm qua, chỉ một số ít quốc gia đã chứng tỏ được khả năng tự chế tạo xe tăng chiến đấu chủ lực. Một trong những quốc gia có diện tích và quy mô dân số rất nhỏ, nhưng vẫn chế tạo được xe tăng, đó là Israel.

Xe tăng chủ lực Merkava của Israel, là một trong những loại xe tăng có thiết kế tốt nhất từng được sản xuất. Các cuộc chiến tranh thường xuyên của Israel, đã tạo ra một nguồn kinh nghiệm chiến đấu phong phú, dẫn đến các phiên bản Merkava ngày càng được cải tiến.

Sau khi nhà nước Israel được thành lập vào năm 1948, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) cũng ra đời, để bảo vệ nhà nước Do Thái non trẻ. Lúc này lực lượng tăng, thiết giáp của IDF được chắp vá từ nhiều nguồn, nhưng đã góp phần quan trọng vào việc giữ vững nhà nước Do Thái.

Đến cuộc chiến năm 1956, lực lượng tăng, thiết giáp của Israel đã được cải thiện đáng kể; đến năm 1967, lực lượng tăng, thiết giáp của Israel về cơ bản đã góp phần quan trọng giành chiến thắng trong Chiến tranh 6 ngày, bằng một trận chiến chớp nhoáng qua Bán đảo Sinai và vào Cao nguyên Golan.

Những chiếc xe tăng chủ lực M48 (do Mỹ sản xuất) và xe tăng Centurion (do Anh sản xuất) có trong biên chế IDF, đã góp phần đè bẹp lực lượng liên quân Arab và kết thúc nhanh chóng cuộc chiến.

Cuộc tấn công phủ đầu của Israel vào các nước láng giềng không được một số đồng minh châu Âu ủng hộ. Anh đã hủy bỏ một dự án phát triển xe tăng chung với Israel. Pháp cấm giao thêm máy bay chiến đấu Mirage và tàu tên lửa.

Bài học rút ra cho Israel là giảm sự phụ thuộc vào các cường quốc nước ngoài về trang bị vũ khí của mình, và vào năm 1970, IDF bắt đầu phát triển một loại xe tăng của riêng mình.

Công việc thiết kế một mẫu MBT của người Israel, được giao cho Thiếu tướng Tal, cựu chỉ huy lực lượng tăng, thiết giáp IDF và là người đã chỉ huy Sư đoàn thiết giáp 84, tiến công ở bán đảo Sinai.

Dự án chế tạo xe tăng của Israel là một thách thức lớn, vì các tổ hợp công nghiệp quốc phòng của Israel đang ở giai đoạn sơ khai và nước này chưa từng chế tạo xe bọc thép cỡ lớn. Trong khi đó, những tài liệu cũng như công nghệ chế tạo xe tăng tại Israel đều bắt đầu từ con số 0.

Tuy nhiên Tal cũng có thuận lợi đó là kinh nghiệm phong phú trong sử dụng lực lượng tăng thiết giáp của IDF; đồng thời Israel có nhiều mẫu xe tăng của cả Liên Xô (chiến lợi phẩm của quân Arab), cũng như phương Tây, để tham khảo vê công nghệ.

Ba thuộc tính xác định một chiếc xe tăng hiện đại gồm hỏa lực (pháo chính), tính cơ động và khả năng bảo vệ (giáp xe). Bất cứ mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực nào cũng không thể hoàn hảo cả ba thuộc tính trên, mà chỉ chú trọng vào một đến hai thuộc tính.

Liên Xô khi phát triển xe tăng, thường chú trọng đến hỏa lực và khả năng cơ động hơn là yếu tố bảo vệ, nên xe tăng chủ lực của Liên Xô thường nhỏ và có trọng lượng nhẹ. Mỹ thường chú trọng đến hỏa lực và khả năng bảo vệ, nên xe tăng Mỹ thường có giáp dày, trọng lượng lớn, khả năng cơ động hạn chế.

Trong trường hợp của Israel, Tal ưu tiên yếu tố bảo vệ hơn tất cả những thuộc tính khác. Đất nước Israel nhỏ, quy mô dân số hạn chế, thường xuyên phải đối mặt với các cuộc chiến tranh; việc chú trọng bảo vệ sẽ giúp giảm thiểu tổn thất về nhân lực.

Việc bảo vệ cũng có nghĩa là các kíp xe tăng có thể sống sót, để tiếp tục chiến đấu; những người lính tăng còn sống sót, khi huấn luyện sẽ truyền thụ kinh nghiệm của họ cho lớp sau.

Tiếp theo, xe tăng Israel sẽ ưu tiên hỏa lực, vì ngoài sự sống còn, cách duy nhất để giành chiến thắng trong một cuộc chiến, là phải tiêu diệt được đối phương.

Là một quốc gia nhỏ, Israel không có khả năng chiến đấu trong các chiến dịch dài hơi, trên những chiến trường xa và rộng lớn, nên tính cơ động được xếp cuối cùng. Nguồn ảnh: Pinterest.

Học thuyết chiến tranh của Israel ưu tiên khả năng bảo vệ kíp xe trong mọi cuộc giao tranh, nên thuộc tính bảo vệ của xe tăng Merkava được đề cao như giáp xe, hệ thống bảo vệ chủ động, thiết kế động cơ phía trước…

Xe tăng Merkava của Israel chú trọng đến khả năng bảo vệ, thể hiện ở thiết kế bố trí giáp xe; thân xe và tháp pháo chế tạo có nhiều góc nghiêng, nhằm tăng độ dày; đặc biệt là bố trí động cơ của Merkava ở phía trước, đi ngược với các mẫu thiết kế xe tăng của phương Tây và Liên Xô.

Việc bố trí động cơ phía trước khiến thiết kế của xe tăng Merkava giống một chiếc xe chiến đấu bộ binh nhiều hơn; thiết kế này cũng giúp xe tăng thêm một “bức tường” để bảo vệ kíp xe ở bán cầu trước.

Việc bố trí khoang động cơ phía trước, cũng có lợi thế là phía sau có thể bố trí cửa ra vào, để kíp xe có thể ra vào xe nhanh chóng từ cửa phía sau. Khi cần thiết, xe tăng chủ lực Merkava có thể biến thành một công sự bằng thép cho cả lực lượng bộ binh tháp tùng xe trú ẩn.

Hệ thống điều khiển tháp pháo bằng thủy lực, sử dụng chất lỏng dễ cháy của các loại xe tăng Liên Xô hay Mỹ, đã được thay thế bằng hệ thống điều khiển bằng điện; số đạn pháo được chứa trong các hộp chống cháy, cho đến khi sử dụng, để giảm thiểu khả năng nổ đạn, khi xe bị trúng đạn của đối phương.

Vũ khí chính trang bị trên xe tăng Merkava là khẩu pháo tăng M68 105 mm, loại pháo này trước đó đã được lắp trên các xe tăng Centurion, M-48 và M60 của IDF; cơ số đạn pháo của xe là 62 viên, cao hơn các xe tăng của phương Tây.

Vũ khí phụ gồm ba khẩu súng máy bao gồm, một súng máy 7,62 mm đồng trục với pháo chính, khẩu súng máy 12,7 và 7,62 mm trên nóc xe, dùng cho trưởng xe và pháo thủ nạp đạn.

Những vũ khí phụ này rất hữu ích để giao chiến với bộ binh, xe bọc thép và các đội tên lửa chống tăng của đối phương. Một loạt súng máy chỉ cần bắn qua đầu của kíp trắc thủ điều khiển tên lửa chống tăng, cũng làm trắc thủ “run tay”, lái tên lửa chệch mục tiêu, giúp cứu được cả chiếc xe và kíp xe.

Khả năng cơ động là thuộc tính được chú ý thấp nhất, xe tăng Merkava chỉ sử dụng động cơ diesel 900 mã lực, để cung cấp động lực cho chiếc xe nặng 63 tấn. Do vậy, xe tăng chủ lực Merkava có tốc độ tương đối chậm, tốc độ tối đa chỉ là 45 km/giờ, kém xa xe tăng Mỹ đến 70 km/giờ.

Xe tăng Merkava của Israel ra mắt vào tháng 5/1979 và tham gia chiến đấu lần đầu tiên vào năm 1982, khi nó chiến đấu với xe tăng T-72 của Quân đội Syria (do Liên Xô sản xuất) ở Thung lũng Bekaa. Merkavas đã tiêu diệt 8 chiếc T-72, tuy nhiên nguồn tin này được cho là thổi phồng và chưa được kiểm chứng.

Các cuộc chiến thường xuyên của Israel, đã tạo ra một nguồn kinh nghiệm chiến đấu phong phú, dó đó các phiên bản mới của xe tăng Merkava ngày càng được cải tiến bằng những kinh nghiệm rút ra từ chiến đấu.

Phiên bản mới nhất của Merkava là Merkava IV, vẫn giữ các ưu tiên thiết kế từ Merkava I và kết hợp tháp pháo được thiết kế mới; giáp phản ứng nổ và giáp thụ động kiểu mô-đun, để thay thế nhanh hơn trong chiến đấu.

Merkava IV sử dụng pháo tăng 120 mm với cơ số đạn 58 viên, nhiều hơn 18 viên so với xe tăng M1A2 Abrams (sử dụng pháo tương tự); xe cũng có thể phóng tên lửa chống tăng có điều khiển LAHAT qua nòng, giống như tính năng của xe tăng Nga; cho kíp xe nhiều lựa chọn hơn trong tiêu diệt mục tiêu.

Về khả năng cơ động, Merkava IV sử dụng động cơ 1.500 mã lực, nên khả năng cơ động cũng được cải thiện hơn các phiên bản Merkava trước. Tuy nhiên thuộc tính này không bằng xe tăng của Nga hoặc Mỹ.

Merkava IV được bảo vệ bởi hệ thống bảo vệ chủ động Trophy, sử dụng sự kết hợp của các cảm biến gắn trên tháp pháo và lựu đạn để đánh chặn đạn pháo xe tăng, rocket và tên lửa chống tăng dẫn đường của đối phương.

Hệ thống Trophy đã chứng minh về khả năng phòng thủ, khi đã cứu một số xe tăng Merkava IV khỏi bị phá hủy bởi vũ khí chống tăng do Hamas sử dụng, trong cuộc chiến ở Dải Gaza năm 2014.

Là một chiếc xe tăng hạng nặng nổi tiếng, Merkava đã cùng các lực lượng khác của IDF giành chiến thắng trong các cuộc chiến và có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an ninh quốc gia của Israel. Nguồn ảnh: Pinterest.

Bài viết 100 năm trước: Chữ Nho, nên để hay là nên bỏ?

Dẫu ra như thế rồi, thì muốn giải cái vấn đề: nên để hay nên bỏ chữ nho? cứ việc xem bên nước Đại Pháp đãi chữ La-tinh thế nào,...

Đất nước thời Đông Dương qua ảnh

Nữ phu kiệu ở Đồ Sơn, ngư dân quăng lưới tại Sầm Sơn hay khung cảnh Sài Gòn, Chợ Lớn... thời Đông Dương được lưu giữ qua ảnh đen trắng....

Sông, hồ ở Hà Nội xưa và nay

Thủ đô Hà Nội là vùng đất có rất nhiều sông, hồ tự nhiên. Chính hệ thống sông, hồ này đã tạo cho Hà Nội có nhiều cảnh quan thiên...

Tết xưa của người Việt

Một cái Tết nữa sắp đến. Trẻ con vẫn háo hức vì đứa nào đứa ấy đều chờ đợi để được diện quần áo mới, được lì xì. Còn những...

Đôi Guốc Sài Gòn

Cho đến năm 1912, hơn trăm năm trước, đôi guốc đóng theo kiểu Sài Gòn đã có tiếng tăm lan ra tới tận Hà Nội. Theo ông Hoàng Đạo Thúy...

Những cách gỡ bí cho bạn trẻ khi lo đám cưới

Đáng lẽ mừng đám cưới như tục lệ trói buộc thành ra lo đám cưới. Tục cũ đã truyền nhiễm lâu không dễ một mai đổi ngay được. Vậy phải...

Mưa bay trên tầng tháp cổ

Chắc rằng nhiều người biết đến những giai điệu tha thiết, lãng mạn trong ca khúc Diễm xưa của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Giai điệu thì biết nhưng có...

Nguồn gốc của danh xưng “tài tử” trong “tài tử điện ảnh” và “đờn ca tài tử”

Từ lâu nay đa số thiên hạ đều nghĩ rằng danh từ “tài tử” là của chiếu bóng, là người đóng phim của nghệ thuật điện ảnh, chứ ít ai...

Lễ Gia Tiên không thể thiếu trong bộ nghi thức đón dâu Ngày Cưới

Lễ Gia Tiên luôn là phần không thể thiếu trong bộ nghi thức đón dâu Ngày Cưới. Lễ Gia Tiên được hiểu như sau: “gia” là gia đình, gia tộc...

Những hình ảnh khó quên về lễ hội chùa Hương năm 1927

Bầu không khí nhộn nhịp ở bến Đục, cảnh đẹp như tranh thủy mặc trên suối Yến, nét trầm mặc của chùa Thiên Trù… là loạt ảnh hiếm có về...

Tên thật của vua Gia Long là Nguyễn Anh hay Nguyễn Ánh?

Trên Thế giới mới, số 193, trong bài “Một số sai lệch về tên thật các vua, chúa Nguyễn” (tr. 12 - 14), tác giả Nguyễn Tâm đã đính chính...

Quan hệ giữa họ hàng và làng xã như thế nào

Phục hồi việc họ lợi hay hại? Phục hồi việc họ là một cách đúng đắn, vô tư, tức là phát huy được thuần phong mỹ tục. Nếu cán bộ...

Exit mobile version