Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Mầu sắc với truyền thống văn hóa dân tộc

ở mỗi dân tộc việc vận dụng mầu sắc có tập quán khác nhau. Thí dụ ở các nước phươgn Tây, mầu đen là mầu tang tóc, còn ở Việt Nam và các nước phương Đông thì phổ biến màu tang là mầu trắng.

Mầu sắc còn mang đặc trưng sắc thái của các tầng lớp xã hội khác nhau: Thí dụ mầu vàng là của vua, từ các quan đại thần cho đến thường dân, cấm không ai được mặc quần áo hoặc xây dựng nhà cửa màu vàng. Mầu tím là sắc phục của các quan đại thần. Mầu điều, mầu đỏ dành riêng để tế thần và làm sắc phục cho các cụ thượng thọ. Mầu nâu sòng là của cửa Thiền dành cho những kẻ quy y Phật tổ, cũng như mầu đen là sắc phục của linh mục đạo Ky-Tô. Mầu xanh là của những người còn theo đòi Cửa Khổng sân Trình, của học trò chưa đậu đạt:

Image result for văn hóa việt

Trong bài thơ La-sơn phu-tử Nguyễn Thiếp gửi Tiến sĩ Nguyễn Khản có câu:

Quân kim bào hốt trung triều sĩ,
Cố ngã lâm tuyền khâm thượng thanh….

(Có nghĩa là: Nay ngài đã là khanh tướng trong triều, mà còn nhớ đến bạn học ngày xưa áo vẫn xanh). “áo vẫn xanh” tức là chưa hiển đạt, vẫn còn là bộ quần áo của người hàn sĩ. Mầu đào tức mầu hoa đào là của các nàng ca sĩ, cho nên mới có danh từ “Hát ả đào”.

Mầu đen, mầu nâu là trang phục rẻ tiền nhất của quần chúng nông dân. Mầu xanh nhập nội từ đất nước Trung hoa sau giải phóng gọi là xanh công nhân.

ở Việt Nam, từ xưa tới nay, mầu đỏ, màu vàng, màu hồng, dùng trong trướng đối chỉ dành để chúc tụng, khao lão, mừng rỡ, còn trong lễ tang chỉ có thể dùng mầu trắng, mầu xanh, mầu đen, mầu tím…. không hiểu vì sao, gần đây nhan nhản ở các cửa hàng, trướng điếu (lễ tang) cùng dùng mầu đỏ, mầu vàng rực rỡ, phải chăng các cụ già chết là đáng mừng, không cần phải an ủi, lưu luyến, nên chẳng cần dùng mầu đen, trắng, xanh, tím như ngày xưa. Vì thế mới xẩy ra câu chuyện oái oăm: Có người đi mừng ông ban 70 tuổi lại mua một bức trướng điếu mầu đỏ thêu 4 chữ vàng “Tiên cảnh nhàn du”, có khác gì chúc cho bạn mình mau chết để chóng được lên dạo chơi trên cảnh Bồng Lai. Nguyên “Tiên cảnh nhàn du”, (Nghĩa là thanh nhàm dạo chơi trên cảnh tiên) là để an ủi người mới mất từ nay hết nợ trần gian lên hưởng cảnh tiên.

Kỷ niệm của cậu học trò ăn cắp sách ở nhà Khai Trí xưa để học

Nếu tôi nhớ không lầm, đó là vào khoảng giữa năm 1959 hay 1960, báo chí đăng tin về một cậu học sinh khoảng chừng 14 -15 tuổi, gương mặt...

Câu nói của người đánh cá

Vua Văn Công(1) nước Tấn(2) đi săn ham đuổi một con thú mải theo quá chân, thành lạc vào trong cái chầm(3) lớn không biết lối ra. Vua gặp một...

Những trò chơi điện tử “4 nút” một thuở

Với các trò chơi “huyền thoại”, “điện tử 4 nút” (tên quốc tế là NES – Nintendo Entertainment System) đã làm mê mẩn rất nhiều học trò Việt Nam những...

Giả đò là gì?

Đò dọc là đò chạy dọc theo sông, từ địa phương này tới địa phương khác. Đò ngang là đò chở khách từ bờ bên này qua bờ bên kia sông....

Vì sao người Việt thích đi xe ôm, xe ôm có từ bao giờ?

Dù ở thành thị hay nông thôn, mỗi khi cần đi đâu, muốn nhanh, gọn, và rẻ, ai cũng nghĩ ngay đến "xe ôm". Dù không được công nhận chính...

Áo dài Việt Nam thay đổi thế nào trong hơn 100 năm qua?

Áo dài tân thời Lemur do họa sĩ Nguyễn Cát Tường (1912-1946) khởi xướng. Thập kỷ 1950-1960, áo nịt ngực ngày càng phổ biến nên áo dài được may chít...

Quảng Trị năm 1992 trong ảnh của Hans-Peter Grumpe

Những chứng tích của cuộc chiến tranh khốc liệt vẫn ngổn ngang ở mảnh đất Quảng Trị năm 1992. Những hình ảnh do nhiếp ảnh gia Đức Hans-Peter Grumpe thực...

Tranh ảnh đen trắng về Hà Nội

Những mẫu tranh về Hà Nội được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau cả trong và ngoài nước. Một số bức tranh được mua bản quyền, số khác là...

Tảo tần có nghĩa là gì?

Thực ra, câu thành ngữ chính xác phải là "buôn tảo bán tần" (Hoặc "buôn tần bán tảo").  Ca dao xưa có câu: "Cô Hai buôn tảo bán tần Cô...

Giọng Nói Người Sài Gòn

Giọng nói người Sài Gòn không sang trọng, điệu đà như giọng người dân đất Bắc, cũng chẳng trầm lắng, thanh thanh như tiếng Huế Thần Kinh, cái giọng Sài...

Vỉa hè Sài Gòn cuối thập niên 1940

Khám phá nét độc đáo của vỉa hè Sài Gòn cuối thập niên 1940 qua loạt ảnh do người Pháp thực hiện. Xe bán bánh của người Hoa trên đường...

Trường Lycée Yersin ở Đà Lạt xưa

Với những du khách Đà Lạt, người Đà Lạt, hay là những ai yêu quý xứ sở sương mù đều quen thuộc với tòa nhà màu gạch đỏ với tháp...

Exit mobile version