Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tại sao chúng ta thường thấy cuộn thép đặt như thế này khi được chở trên xe?

Chắc hẳn khi đường, có đôi lần bạn đã nhìn thấy hình ảnh một chiếc xe chở trên mình những cuộn thép (như hình) và nếu là một người tò mò, có thể bạn còn tự hỏi tại sao lại để cuộn thép chông chênh như vậy? Tại sao lại đặt thẳng đứng (hai lỗ tròn hướng ra hai bên) mà không phải nằm ngang cho an toàn?

Tại sao vậy?

Thắc mắc của bạn thực ra rất hợp lý. Thứ nhất, khi đặt cuộn thép đứng, diện tích tiếp xúc với sàn xe càng nhỏ và dẫn đến áp lực tác động lên sàn càng lớn. Điều này sẽ gây nguy hiểm nếu như vượt quá tải trọng tối đa cho phép trên sàn container.

Thứ hai, việc đặt đứng sẽ khiến lõi thép dễ lăn về phía trước do quán tính hay lực li tâm (khi xe dừng đột ngột hay ôm cua), gây nguy hiểm cho tài xế cũng như người tham gia giao thông, mà thực tế đã nhiều lần xảy ra.

Dựa vào suy luận thông thường, có thể thấy nếu để lõi thép nằm ngang thì hai vấn đề trên coi như được giải quyết vì lúc đó diện tích mặt tiếp xúc với sàn xe sẽ lớn nhất khiến lực ép lên sàn là nhỏ nhất, đồng thời lõi sắt nằm ngang cũng không thể lăn xa khi gặp trục trặc trên đường hay quá trình vận chuyển.

Tuy nhiên, đặt cuộn thép nằm ngang lại xuất hiện nhược điểm khác, đó chính là khó di chuyển!

Tại sao chúng ta thường thấy cuộn thép đặt như thế này khi được chở trên xe? - Ảnh 1.

Các cuộn thép được đặt thẳng đứng để dễ vận chuyển. Ảnh: Thành Luân

Lý do là ngay từ khâu sản xuất, các cuộn thép đã được cuộn lại và đặt thẳng đứng. Có một hệ thống cơ học ngay tại xưởng sản xuất để cẩu những cuộn thép này lên xe vận tải. Hệ thống này tương thích với cách đặt cuộn thép thẳng đứng. Vì vậy, việc đặt thẳng cuộn thép sẽ tiết kiệm được công sức, thời gian vận chuyển.

Tóm lại, việc đặt cuộn thép thẳng đứng (hai lỗ tròn hướng ra hai bên) không chỉ giúp cho việc vận chuyển từ xưởng sản xuất hay tại các tàu chở hàng lên xe trung chuyển mà còn thuận lợi cho khâu bốc dỡ cuộn thép xuống nên rất thường được sử dụng.

Khuyến cáo của Cục An toàn vận tải Hoa Kỳ

Trên thực tế, việc vận chuyển những lõi thép nặng hàng chục tấn đã được Cục An toàn vận tải Hoa Kỳ (Federal Motor Carrier Safety Administration – FMCSA) khuyến cáo một cách khá kỹ lưỡng mà theo đó có cả hai cách vận chuyển như trên (đặt đứng và nằm ngang).

Hai cách vận chuyển cuộn thép. Ảnh: Fmcsa

Mỗi cách đều sẽ có ưu nhược điểm riêng và phụ thuộc vào lựa chọn của đơn vị vận chuyển, miễn là tuân thủ các quy tắc an toàn khi ràng buộc cuộn thép hay lót phía dưới cuộn thép.

Những vụ tai nạn đã diễn ra thực chất không liên quan đến việc cho cuộn thép nằm ngang hay đứng mà là do việc không tuân thủ các quy tắc an toàn trong quá trình vận chuyển (đơn vị vận chuyển làm việc cẩu thả, tài xế lái xe quá tốc độ an toàn…)

Cụ thể hơn các vấn đề liên quan đến việc ràng buộc, gia cố, chèn cuộn thép cũng như không tuân thủ trọng tải tối đa cho phép trên sàn container.

Để đảm bảo an toàn, cần giữ cho cuộn thép được cố định và không di chuyển khi đang chuyên chở trên xe. Người ta sẽ sử dụng dây xích sắt để chằng buộc và pallet ở phía dưới để giữ cho cuộn thép không xê dịch (thậm chí chằng thêm gỗ vào chỗ trống).

Vị trí đặt các cuộn thép cũng rất quan trọng (tránh việc đặt một bên xe), sàn xe cần phải phẳng và đảm bảo chịu được trọng tải của cuộn thép. Nếu là cuộn thép nhẹ có thể sử dụng các thanh gỗ để kê bên dưới, nếu là cuộn thép nặng thì cần các thanh sắt cứng cáp.

Trong trường hợp vận chuyển bằng thùng xe container và vận chuyển nhiều cuộn thép một lúc thì phải phân phối các cuộn thép đều khắp khu vực sàn để cho trọng lực tập trung ở phần giữa container, từ đó tránh áp lực lên vách của xe.

Hoàng tử Miến Điện ở Sài Gòn Xưa

Rất ít người Việt để ý đến một sự kiện ở Sài Gòn có liên quan đến lịch sử Miến Điện (Myanmar) ở giai đoạn vào cuối thế kỷ 19...

Phát âm sai phương ngữ

Gần đây, chúng tôi có nhận được câu hỏi từ một độc giả, nội dung đại khái như sau: “Người miền Nam nói từ “vào” là “dào”, vậy học sinh...

Nguồn gốc nhà thờ Cha Tam

Vào năm 1898, Đức Cha Jean Dépierre (Đễ, 1895-1899), Giám Mục Sài Gòn, thấy rằng họ đạo người Hoa mỗi ngày một suy giảm, từ 100 người giảm còn khoảng...

Tại sao có tên cầu “Nhị Thiên Đường ” ?

Ít ai biết tại sao gọi là Cầu Nhị Thiên đường do ông chủ hãng dầu nóng Nhị Thiên Đường xây cho người làm công của ông ở bờ phía...

Địa chính trị (Geopolitics)

Địa chính trị là lĩnh vực nghiên cứu về tác động của các yếu tố địa lý tới hành vi của các quốc gia và quan hệ quốc tế. Cụ thể,...

Những bức chân dung độc đáo của văn nghệ sĩ miền Nam trước 1975

Năm 2018, thời điểm đội tuyển bóng đá Việt Nam giành HCV AFF Cup, bức tranh vẽ chân dung huấn luyện viên Park Hang Seo của họa sĩ Trần Thế...

Vài nét về Nho giáo và Phật giáo Việt Nam (Kỳ 2)

II. Phật giáo nhập thế Phật giáo Việt Nam từ thời Lý Trần trở về sau chủ yếu là Thiền tông hoặc là kết hợp Thiền tông, Tịnh độ tông...

Sự tích chiếc khăn tang

Chúng ta đã nhiều lần dự các đám ma của người thân bạn bè hoặc chịu tang Ông Bà cha mẹ anh chị em họ hàng, hình ảnh chiếc khăn...

“Đại Cồ Việt” là quốc hiệu có thật

Trên Trang Việt Hán Nôm (fanzung.tk), tác giả Phan Anh Dũng có bài “Góp thêm một ý về quốc hiệu Đại Cù Việt”, cho rằng “Cù Việt" cũng có thể...

Những Bức Ảnh Quý Về Sài Gòn Hơn 150 Năm Trước

Trong lịch sử phát triển của thành phố Sài Gòn vào thời Pháp thuộc, Émile Gsell là một trong những người đầu tiên để lại một di sản nghệ thuật...

Đường Catinat và nếp sống Sài Gòn xưa

Trong số hàng trăm con đường của Sài Gòn, đường Đồng Khởi (xưa là đường Catinat) là một trong số rất ít những con đường kỳ cựu nhất. Nó hiện...

Ảnh hưởng của Phật giáo trong pháp luật thời Lý

Đạo Phật đã ảnh hưởng trong pháp luật thời Lý không những về lòng từ bi, lòng khoan dung mà còn ảnh hưởng về cách đối xử với phạm nhân...

Exit mobile version