Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tại sao người ta lại rải đá dọc theo đường ray xe lửa?

Hẳn không ít người trong chúng ta thắc mắc tại sao đường ray xe lửa lại luôn có một lớp đá dăm trải đều bên dưới đường ray. Thiết kế đường ray như đã biết gồm 2 thanh ray được đặt song song nhau và được gắn cố định trên các thanh tà vẹt (Traverse) và tất cả đều được đặt trên một lớp đá ba lát (ballast). Lớp đá này quan trọng như thế nào và tại sao phải có?


Một lớp đá dằn được dải dọc theo đường ray xe lửa.

Thuật ngữ ba lát (ballast) kì thực bắt nguồn từ việc sử dụng đá để dằn những con thuyền buồm và chức năng của nó trên đường ray cũng tương tự. Khi một đoàn tàu đi qua, đường ray sẽ chịu ứng suất lực rất lớn. Cần lưu ý rằng 99% thời gian đường ray chỉ nằm im không chịu áp lực nhưng 1% thời gian còn lại là lúc nó phải “cõng” cả một đoàn tàu. Thử lấy ví dụ như đoàn tàu chở quặng sắt của BHP Iron Ore tại miền Tây nước Úc, nó dài 7,353 km, gồm 682 toa trần, 8 đầu máy GE AC6000 và nặng đến gần 100.000 tấn với 82.262 tấn quặng và đây cũng là đoàn tàu dài nhất và nặng nhất thế giới theo sách kỷ lục Guinness. Thanh tà vẹt bên dưới giúp cố định đường ray tạo nên khổ ray đồng thời có chức năng truyền áp lực từ ray xuống mặt đất bên dưới. Để đảm bảo áp lực được truyền đều xuống bên dưới trong khi vẫn giữ cho đường ray ổn định dưới tải trọng động của một con tàu đang chạy, các thanh tà vẹt được đặt trên một lớp đá dằn. Thêm vào đó, đường ray thường nằm lộ thiên vì vậy chúng phải đối mặt với các yếu tố thời tiết như co giãn nhiệt, chuyển động của mặt đất, địa chấn, mưa và nhiều yếu tố thiên nhiên khác như cỏ dại, cây dại mọc lên từ bên dưới.

Đoàn tàu dài nhất và nặng nhất thế giới BHP Iron Ore.​

Từ 200 năm trước, các kỹ sư ngành đường sắt đã bắt đầu sử dụng nhiều vật liệu nhằm giải quyết tất cả vấn đề vừa nêu. Trước đây xỉ sắt và than vụn đã từng được dùng làm lớp nền cho đường ray. Tuy nhiên, kể từ những năm 1840 thì đá ba lát đã bắt đầu được sử dụng rộng rãi và trở thành một yếu tố tối quan trọng trong cấu trúc đường ray. Đá ba lát là những viên đá nghiền có kích thước dưới 40 mm. Chúng được rải dưới và xung quanh tà vẹt và sở hữu một đặc tính gọi là “nội ma sát của tập hợp đá“. Nội ma sát này phụ thuộc vào cách sắp đặt, hình dạng và kích thước của một tập hợp những viên đá nhỏ. Những loại đá cứng thường được dùng là đá granite, thạch anh, đá trap, v.v… Nếu những loại đá này không có, người ta có thể sử dụng đá cát kết, đá vôi. Nội ma sát này quan trọng như thế nào? Để dễ hình dung, bạn hãy nghĩ tới một đụn cát và một đống đá với độ cao như nhau. Nếu bạn dùng tay đẩy đụn cát đi, bạn sẽ thấy nó dễ dàng di chuyển. Ngược lại, nếu bạn dùng tay đẩy đống đá đi, bạn sẽ cảm nhận được lực cản. Thật không dễ dàng để di chuyển đống đá và thậm chí nó vẫn trơ trơ cho dù bạn cố hết sức. Tương tự khi bạn đứng trên đụn cát, nó dễ dàng bị bẹp xuống và khi bạn đứng lên đống đá, nó vẫn không hề suy suyễn. Đây chính là nội ma sát.

Với đặc tính trên, đá ba lát mang lại một nền tảng hỗ trợ, giúp tăng độ cứng, độ bềnđộ linh hoạt cho đường ray khi có tàu đi qua. Ngoài ra, đá ba lát còn giúp dẫn nước mưa và tuyết ra khỏi đường ray, ngăn sự xuất hiện của nước trên bề mặt, ngăn cỏ, cây dại mọc trên đường ray, tăng tính đàn hồi cho đường ray trước tác động nhiệt.


Đá ba lát có độ cứng bền và khả năng linh hoạt cao.

Trong quá trình xây dựng, độ dày của lớp đá ba lát phụ thuộc vào kích thước và khoảng cách giữa 2 ray (khổ ray), lưu lượng tàu lưu thông trên tuyến đường và nhiều yếu tố khác. Tuy nhiên, lớp đá ba lát không được mỏng hơn 150 mm và các đường ray dành cho tàu cao tốc có thể yêu cầu lớp đá dày đến nửa mét. Nếu lớp đá không đủ dày gây quá tải cho lớp đất bên dưới, trường hợp tệ nhất là đường ray sẽ bị chìm. Lớp đá ba lát thường nằm trên một lớp ba lát phụ (sub-ballast) (hình trên). Lớp đá này đóng vai trò ngăn nước và hỗ trợ cho cấu trúc đường ray phía trên. Nếu đường ray không có lớp dằn phụ, ray và tà vẹt có thể bị ngập ngước, hư hỏng và dẫn đến tai nạn cho tàu.

Một hệ thống làm sạch, nghiền rải đá ba lát và bảo trì đường ray của Balfour Beatty Inc.​

Đóng vai trò rất quan trọng, lớp đá ba lát đường ray thường xuyên được bảo trì. Nếu lớp đá này bị bẩn, hiệu quả thoát nước sẽ giảm đi khiến rác, cáu bẩn bị hút từ lớp dằn phụ lên trên khiến lớp đá này càng bẩn hơn. Vì vậy, lớp đá ba lát luôn cần được giữ sạch, dầm chắc hoặc thay mới bằng nhiều phương pháp xử lý như sinh học, bằng lao động hoặc dùng các máy móc chuyên dụng.


Hình ảnh đường sắt không cần dùng đá ba lát.

Trước sự tàn phá của thiên nhiên, con người và sự hao mòn trong quá trình sử dụng, công tác bảo trì lớp đá ba lát tiêu tốn rất nhiều nhân lực, chi phí và thời gian. Vì vậy, ngành công nghiệp đường sắt cũng đã phát triển và áp dụng những loại đường sắt không cần dùng đá ba lát (ballastless track). Thay vì sử dụng lớp đá ba lát trợ lực, người ta dùng các phiến bê tông đặt liên tiếp nhau và đường ray được đặt trực tiếp lên mặt trên của phiến bê tông. Tuy nhiên, do chi phí ban đầu cao hơn và mất nhiều thời gian để thay thế trên các tuyến đường sắt sẵn có, loại đường ray không dùng đá ba lát thường được dành cho các tuyến đường sắt cao tốc hoặc vận tải nặng.

Qua chuyên mục lần này, chúng ta đã phần nào hiểu được vai trò của lớp đá ba lát trên đường sắt. Trong các chuyên mục tới, chúng ta sẽ tìm hiểu nhiều hơn về cấu trúc đường sắt, phân loại khổ ray, thiết kế ray và tà vẹt.

Nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn: Những vấn đề không cần bàn cãi nhiều

Sự tranh chấp giữa hai nhà họ Nguyễn Tây Sơn và Nguyễn Gia Miêu hẳn không gây thành một vấn đề lịch sử gay gắt nếu nó xuất hiện vào...

Nghề Quay Ronéo nay còn đâu !

Kỹ thuật ronéo là một kỹ thuật in đã lâu Người ta lắp 1 tờ giấy Stencil vào máy đánh chữ (còn gọi là giấy sáp). Giấy này có 3...

Ruộng hương hỏa có ý nghĩa gì?

"Ruộng hương hoả " là ruộng dành riêng giao cho tộc trưởng lo việc phụng thờ hương khói cho cha ông, tổ tiên. Ruộng hương hoả lưu truyền từ đời...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 11

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem....

Ngô Vũ Vương – Ngô Quyền – Và trận Bạch Đằng lừng danh thiên hạ

Ngô Quyền (chữ Hán: 吳權; 12 tháng 3 năm 898 – 14 tháng 2 năm 944), còn được biết đến với tên gọi Tiền Ngô Vương (前吳王) hoặc Ngô Vũ...

Tết nguyên đán có từ bao giờ?

Nguồn gốc Tết Nguyên Đán, hay nói ngắn hơn là Tết có từ đời Ngũ Đế, Tam Vương. Đời Tam Vương, nhà Hạ, chuộng mẫu đen, nên chọn tháng đầu...

Lễ cưới đã chuẩn bị sẵn vấp phải lễ tang, tính sao đây?

Đó là trường hợp "Ưu hỷ trùng phùng". Vui và buồn dồn vào một lúc. "Sinh hữu hạn, tử vô kỳ", cuộc đời thì có hạn nhưng ai biết trước...

Kiến thiết quốc gia, giúp đồng bào ta

Kiến thiết quốc gia Giúp đồng bào ta Xây đắp muôn người Ðược nên cửa nhà Tô điểm giang san Qua bao lầm than Ta thề kiến thiết Trong giấc...

Ngai vàng của các vua nhà Nguyễn

Suốt hàng trăm năm, ngai vàng trong điện Thái Hòa đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử lớn của nhà Nguyễn và cả dân tộc. Điều kỳ lạ là...

Chữ “Việt cổ” của ông Đỗ Văn Xuyền

Trong bài “Chữ Việt cổ đã được giải mã?”, VTC News ngày 29/1/2013 đã đưa tin: “Chiều 29/1/2013, tại 80 Lý Thường Kiệt, Hà Nội, nhà nghiên cứu Đỗ Văn...

Những loại pháo Tết từng khiến trẻ em Việt xưa mê mẩn

Dù đã bị cấm nhiều năm, tên các loại pháo như pháo đùng, pháo tép, pháo dây, pháo chuột… vẫn in dấu trong tâm trí thế hệ 8X trở về...

Đá Gà – Thú vui lâu đời của người Việt

Kê kinh là một quyển sách rất cổ của người Hán, vẫn còn được lưu truyền tới ngày nay ở nhiều nước, trong đó có VN. Tuy nhiên, nội dung...

Exit mobile version