Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tại sao nước Nhật hiện đại vẫn sử dụng bồn cầu ngồi xổm?

Phương pháp ngồi xí xổm gần như đã bị thay thế bằng ngồi xí bệt ở nhiều nước trên thế giới. Nhưng tại Nhật Bản, kiểu nhà vệ sinh xí xổm tưởng chừng đã lạc hậu vẫn được lắp đặt và sử dụng ở nhiều khu vực công cộng và một số gia đình?

Dưới đây là các lý do khiến người Nhật ưa thích sử dụng nhà vệ sinh kiểu ngồi xổm hơn.

1. Có ích cho sức khỏe

Squat là một trong những động tác phổ biến khi tập luyện thể dục giúp cho đôi chân của bạn khỏe hơn, săn chắc hơn. Và tư thế khi ngồi xí xổm có nét tương tự như động tác tập squat. Bởi vậy, nhà vệ sinh xí xổm còn được gọi là squat toilet.

Tư thế ngồi xí xổm gần giống động tác tập squat.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu 3 tư thế “đại tiện” phổ biến là ngồi xổm, ngồi bệ xí thấp, ngồi bệ xí cao. Kết quả cho thấy ngồi xổm là tư thế ngồi tốt nhất, đem lại nhiều lợi ích cho con người. Ngồi xổm là tư thế ngồi tự nhiên, có thể giúp chúng ta tránh các bệnh trĩ, viêm ruột thừa.

Khi bạn ngồi bồn cầu dạng xổm, trực tràng được mở hoàn toàn đồng thời giảm áp lực cho bàn tọa, tránh xảy ra hiện tượng tê chân. Ngược lại, khi bạn ngồi bồn cầu dạng bệt, trực tràng không mở ra hoàn toàn, mà giống như một ống bị thắt nút khiến chất thải trong ruột không được xả sạch hoàn toàn.

Tóm lại, cách đi vệ sinh đúng, khoa học, tốt cho sức khỏe là ngồi xổm.

2. Không phải ngồi chung bồn cầu với ai

Sử dụng xí bệt tức là bạn sẽ phải ngồi trên một bề mặt đã được sử dụng bởi nhiều người khác. Điều này khiến bạn dễ bị dính bẩn, nước, thậm chí còn có thể mắc các bệnh ngoài da.


Thiết bị vệ sinh được coi là lạc hậu đang dần bị thay thế.

Ngay cả bạn có lót giấy lên chỗ ngồi thì giải pháp này thực tế không hiệu quả, thậm chí còn tăng diện tích tiếp xúc của vi khuẩn theo cấp số nhân, tăng nguy cơ nhiễm bẩn.

Nhưng với nhà vệ sinh kiểu xí xổm, bạn không phải lo lắng về việc bị dính bẩn của người khác.

3. Thiết kế đơn giản, tẩy rửa dễ dàng

Việc vệ sinh bồn cầu là một công việc chán nản nhất khi dọn dẹp nhà cửa. Bạn sẽ phải “đánh vật” với những vết bẩn khó ưa, bám dai trong nhiều góc nhỏ ở bồn cầu, nắp vệ sinh, bình nước.

Nhưng với bồn xí xổm thì khác, với thiết kế đơn giản bạn không lo tốn thời gian và công sức để làm vệ sinh.

Dấu ấn của kiến trúc thuộc địa trong bản sắc đô thị Huế

So với các đô thị lớn, kiến trúc thuộc địa tại Huế ít về số lượng, nhỏ về quy mô, và kém cầu kì trong trang trí. Vậy nên quan...

Mục sở thị Ấn vàng và Chiếu vua ngày trước

Ấn vàng "Sắc mệnh chi bảo" Tháng 10, năm Minh Mệnh thứ 8, 1827. Theo các kết quả nghiên cứu, ấn Sắc mệnh chi bảo có từ triều Trần được...

Hưng miếu – Nơi thờ song thân của Vua Gia Long

Hưng Miếu là một trong những miếu thờ của hoàng gia nhà Nguyễn, vị trí ở Tây Nam Hoàng thành, thành phố Huế. Đây là miếu thờ ông Nguyễn Phúc...

50 nhà soạn nhạc cổ điển vĩ đại trong lịch sử âm nhạc thế giới

Danh sách 50 nhà soạn nhạc bậc thầy của nền âm nhạc cổ điển được chia làm 4 nhóm: Bất tử – Kiệt xuất – Thiên tài – Ưu tú....

Đừng lầm tưởng dùng thủ đoạn mưu lợi là thông minh hơn người

Người xưa giảng rằng, làm người không có công thì không nhận lộc, nhất định phải thành thật, không được lười biếng mà dùng thủ đoạn để mưu lợi. Bởi...

Nguyên Sa – Từ thơ qua nhạc

Khi những người yêu thơ Nguyên Sa thì không một ai không biết đến tên Ngô Thụy Miên, một nhạc sĩ phổ thơ của Nguyên Sa đạt đến đỉnh điểm...

Từ “Lễ cầu khéo tay” biến thành “Ngày lễ tình nhân”

Hồi nhỏ, cứ vào ngày Lễ Thất tịch thì ai cũng có dịp được nghe mẹ và bà kể câu chuyện thần thoại về Ngưu Lang và Chức Nữ. Tuy...

Kỳ thi tốt nghiệp thời Pháp diễn ra như thế nào

Cuối mỗi cấp học đều có những kỳ thi được tổ chức quy củ, tốt nghiệp học sinh có thể mang bằng đi xin việc tùy theo trình độ. Cuối...

Phố Hà Nội thập niên 90 trong ảnh của Đại sứ Nhật

Năm 1994, chàng thanh niên Fukada Hiroshi với máy ảnh trên tay đã dạo bước khắp Hà Nội để ghi lại những khoảnh khắc của "36 phố phường". Về sau...

Hoài vọng Tân Định – Đa Kao

Chỉ cách nhau một chiếc cầu thôi, Phú Nhuận của tôi lúc nào cũng là khu đô thị hiền hòa, an phận so với vùng Tân Định – Đa Kao...

Con trâu và người dân quê Việt Nam

"Ai bảo chăn trâu là khổ? Không, chăn trâu sướng lắm chứ..." (Quốc văn giáo khoa thư) Với trẻ em thôn quê, có con vật nào gần gũi, thân thiết...

Quê hương ngày trở lại – Kỳ 1 – Sài Gòn-Châu Đốc-Hà Tiên

Về Sài Gòn tôi bị lạc. Tình trạng lạc hướng kéo dài trên taxi, xe ôm, đi một mình hay cùng gia đình, bè bạn, tôi thường lẩm nhẩm trong...

Exit mobile version