Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tại sao quần áo của tù nhân lại kẻ sọc đen trắng

Đã bao giờ bạn thắc mắc tại sao trang phục của tù nhân lại có họa tiết sọc đen trắng chưa? Nó được áp dụng với mục đích gì đó hay chỉ đơn thuần là một sự ngẫu nhiên nhỉ?

Nếu bạn đang tìm kiếm một sự liên quan nào đó giữa trang phục của tù nhân với bộ lông của ngựa vằn thì hãy tạm gác liên tưởng đó qua một bên đi. Các nhà chức trách không ví tù nhân với… ngựa vằn đâu. Họ hoàn toàn có dụng ý cả đó.


Một số nơi trên thế giới sử dụng sọc đen trắng kẻ ngang cho quần áo tù nhân.

Theo nhà nghiên cứu Juliet Ash, mẫu thiết kế quần áo tù nhân với sọc đen trắng lần đầu tiên xuất hiện tại nhà tù New Gate, New York (Mỹ). Đây là một trong những họa tiết phổ biến vào thời kì ấy, cũng như tiêu tốn chi phí sản xuất khá thấp. Mục đích ban đầu của họa tiết này là nhằm phân biệt tù nhân với dân thường, theo cách đơn giản và ít tốn kém nhất.

Bên cạnh đó, áo tù sọc đen trắng có thể gây hiệu ứng tâm lí tới tù nhân. Bạn có thấy nó rất giống hình ảnh song sắt nhà tù không? Các nhà chức trách tin rằng việc để cho biểu tượng “giam cầm” được xuất hiện đồng bộ trong khắp nhà tù sẽ khiến các phạm nhân nhận thức rõ nhất về tội lỗi cũng như hình phạt của mình.

Họ không chỉ phải chịu sự quản thúc về thể xác khi bị bó hẹp trong một không gian mà còn bị cầm tù trên chính cơ thể. Đây là hình thức trừng phạt thiên về tâm lý, với mục đích nhắc nhở các tù nhân nên thấy xấu hổ với hành vi của mình trong quá khứ. Nếu muốn thoát khỏi cảnh này, họ cần phải sám hối và cải tạo cho thật tốt.

Ngày nay, ở một số quốc gia trên thế giới, tù nhân được mặc áo kẻ sọc, kết hợp giữa màu trắng và màu sắc dễ tương phản khác như đỏ, cam, xanh da trời. Điều này sẽ giúp cai tù dễ nhận ra phạm nhân và báo động lại nếu phát giác người đó đang chạy trốn, kể cả từ khoảng cách ở xa.


Một số nhà tù trên thế giới sử dụng sọc trắng – cam nhằm tạo hiệu ứng tương phản.

Riêng tại Mỹ, một số nhà tù đã bỏ họa tiết sọc này từ giữa thế kỉ 20. Các nhà chức trách cho rằng đây là hình thức tra tấn tinh thần phi lý và vô nhân đạo. Áo sọc kẻ đen trắng vô tình trở thành biểu tượng cho cái xấu xa, tồi tệ của các tù nhân và đẩy họ vào vòng xoáy của sự kì thị. Nó khiến nhiều người tù mặc cảm, căm ghét mọi điều xung quanh hơn là hướng họ tới suy nghĩ lương thiện.

Hơn nữa, rất nhiều nhà tù đang hướng tới hình thức cải tạo nhân đạo với tù nhân để tỷ lệ hoàn lương được đẩy cao lên. Khía cạnh giáo dục được đẩy mạnh, thay vì đơn thuần trừng phạt như trước. Trang phục tù nhân được chuyển thành các bộ quần áo liền thân, kaki với màu sắc sặc sỡ như đỏ, da cam nhằm dễ phân biệt trong đám đông.


Một nhà tù tại bang California dùng màu cam cho trang phục tù nhân.

Một số nhà tù khác lại tù sử dụng màu trầm như xám, xanh lục để thể hiện quan điểm và thái độ trung lập. Ngoài ra, họ tránh dùng màu tiêu biểu như cam, đỏ để phân biệt với một số ngành nghề ngoài xã hội như công nhân làm đường…

Hình ảnh độc đáo về các giấy tờ, thủ tục ngày trước

Trái phiếu cải cách điền địa, séc ngân hàng, chứng chỉ học trình, phiếu thâu tiền của chú Hoả... là những hình ảnh đầy hoài niệm một thuở do độc...

Khoan sức dân nghĩa là gì?

Cách nay 4 năm, bà Thứ trưởng Tài chánh có nói về “mức giảm trừ gia cảnh”:  - Mức giảm trừ như thế là khoan sức dân rồi. Một cô...

Những lần người Trung Quốc nương nhờ người Việt

Trong lịch sử đã chứng kiến nhiều lần binh tướng của Trung Quốc phải sang nương nhờ Việt Nam, tham gia các cuộc chiến giúp người Việt chống ngoại bang,...

Chế độ Y quan triều Nguyễn

Triển lãm CHẾ ĐỘ Y QUAN TRIỀU NGUYỄN trưng bày hơn 100 phiên bản tài liệu, hình ảnh, hiện vật đặc sắc về chế độ y quan (áo mũ, nghĩa...

Giang hồ Sài Gòn Xưa – Kỳ 8/10 – Mối thù giữa Năm Cam và Lâm Chín ngón

Báo chí đã đăng nhiều bài nói về mối thù giữa hai tay giang hồ cộm cán này. Theo đó, Lâm Chín ngón luôn tỏ vẻ "khi dễ" Năm Cam...

Dấu tích ngôn ngữ Nam Việt trong cổ thư Trung Quốc

Sách Thông điển của Đỗ Hữu 杜佑(1) thời Đường (801) 通典卷第一百八十四 – 州郡十四, có ghi chép như sau: “Tự Lĩnh nhi nam đương Đường Ngu Tam Đại vi man di chi quốc, thị Bách...

Những kết hợp bất thường trong ca từ nhạc Trịnh Công Sơn dưới góc độ ngữ pháp

Đã gần 20 năm nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trở về với “cát bụi”. Bao năm qua, ở mọi miền trên đất nước Việt Nam, người ta vẫn xao xuyến...

Nghĩa của từ “phố” trong câu “Gác mái ngư ông về viễn phố”

Trên Kiến thức ngày nay, số 214, ông có trả lời câu hỏi “gác mái lúc nào?” và khẳng định rằng trong thực tế chẳng làm gì có chuyện “gác...

Bánh chưng, bánh giày; bánh tày, bánh tét

Trước và sau Tết Tân Mão, chúng tôi đã nhận được thư của một số bạn đọc tập trung hỏi các khía cạnh sau đây: Bánh chưng là một loại...

Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Trúc Phương tên thật là Nguyễn Thiện Lộc, sinh tại xã Mỹ Hoà, quận Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh (Vĩnh Bình), một xứ chùa tháp ở hạ lưu sông Cửu...

Nguyên văn ít biết của câu “hậu sinh khả úy”

“Hậu sinh khả úy” là một câu thành ngữ dùng để chỉ tài năng của lớp trẻ, cho rằng họ đáng được tôn trọng, vì họ thông minh, dễ thích...

Các Vua Hùng dựng nước Văn Lang

Đã từ lâu, tôi có ý định viết về đề tài “Các Vua Hùng dựng nước”. Nhưng mỗi lần cầm bút lại một lần gác bút dù đã trải qua...

Exit mobile version