Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vì sao Cương thi luôn mặc đồ nhà Thanh?

Cương thi – những con ma mặc trang phục nhà Thanh với 2 tay duỗi thẳng nhảy tưng tưng, hút máu người đã trở thành “thương hiệu” cho thể loại phim kinh dị Hồng Kông.

Nguồn gốc của cương thi

Các khán giả Việt Nam, đặc biệt là những fan phim Hồng Kông chính hiệu đều không còn lạ lẫm gì với hình tượng cương thi. Chúng được dùng để chỉ những cái xác tứ chi cứng nhắc, đầu luôn ngẩng cao, mắt luôn nhìn thẳng, hai chân khép chặt vào nhau và thi thể không bị phân hủy.

Thuở trời đất còn hỗn mang, có bốn cương thi được coi là thủy tổ, tên gọi Thiên Địa Cương Tổ, trong đó, Hàn Bạt là nhân vật được biết đến nhiều nhất. Ba cương thi thủy tổ còn lại có tên: Doanh Câu, Hậu Khanh và Tương Thần.

Tương truyền, nếu người chết mang theo oán hận thì oán khí sẽ tích tụ tại cổ họng, không có cách nào tiêu tán, vì thế mà biến thành cương thi.

Tại sao cương thi mặc trang phục truyền thống nhà Thanh?

Quan phục triều Thanh thường có hình dáng thẳng và rộng, màu xanh đen sẫm, cộng thêm chiếc nón trên đầu. Ngay cả khi cương thi nhảy múa thì quần áo vẫn cứng đờ, chính vì thế rất thích hợp để quay phim.

Ngoài ra, trang phục biểu diễn thời nhà Thanh rất đa dạng phong phú, giá thành lại rẻ. Những bộ phim chủ đề cương thi thường có ít kinh phí, để có lãi, các nhà chế tác đều cho cương thi mặc trang phục triều Thanh. Những bộ phim nổi tiếng như Cương thi tiên sinh, Cương thi diệt ma, Cương thi vật cương thi … đều sử dụng hình tượng này.

Những cấp độ tiến hóa của cương thi

Khi mới trở thành cương thi các xác chết được gọi là “Bạch Cương Thi” chúng sợ mọi thứ như nước,ánh nắng mặt trời, gà, chó và người… Chúng gần như vô hại.

Đọc thêm :  Thất Kinh Trước Ảnh Chụp X-Quang Về “Người Gạo” Xung Quanh Chúng Ta

Nhưng khi, các bạch cương thi hút được máu cừu và gà chúng sẽ trở thành những hắc cương thi, chúng sẽ tấn công và hút máu con người khi ngủ. Sau khi hút máu được nhiều người, các hắc cương thi tiến hóa thành những cương thi nhảy như chúng ta thường thấy trong phim.

Tuy nhìn điệu bộ của chúng khá hài hước nhưng chúng cũng giống như các nhân vật Ma Cà Rồng trong các bộ phim điện ảnh phương tây.Những cương thi này sẽ giết người để hút sinh khí duy trì sự sống, biến con người trở thành cương thi qua một vết cắn.

Sau 100 năm Cương Thi Nhảy tiến hóa thành Cương Thi Bay chúng di chuyển với tốc độ của gió, có thể trèo cây và các công trình cao một cách dễ dàng. Chúng hút tinh khí của con người và động vật mà không để lại bất cứ dấu vết nào.

Cương Thi Bay sau 100 năm sẽ tiến hóa thành những Hạn Bạt có sức mạnh khủng khiếp, có khả năng biến hình và gây hạn hán. Thời xưa, khi hạn hán người dân đều nghĩ là do Hạn Bạt gây ra.

Sau hàng ngàn năm hay chục ngàn năm những Hạn Bạt sẽ trở thành một sinh vật có sức mạnh vô biên, không ai có thể đối phó được với chúng. Nếu muốn diệt cương thi hãy dùng pháp kiếm để đâm vào tim. Khi phát hiện xác cương thi, cách đơn giản nhất chỉ có là hỏa táng.

Các đạo sĩ ngày trước thường biến xác chết thành cương thi sau đó dùng bùa chú để dẫn dắt cương thi trở về quê quán theo ý của người nhà. Họ thường đi vào ban đêm, tránh để người dân nhìn thấy sẽ mất linh nghiệm. Muốn làm điều này họ phải có một Pháp Đăng dẫn đường.

Blogkhoahoc.net

Chữ “Cà” trong tiếng Việt

Trong tiếng Việt, chữ “cà” là một trong những chữ thuộc loại đa dạng vì có nhiều tiếng đôi. Vì có một số độc giả thuộc giới trẻ lớn lên...

Yêu nên tốt, ghét nên xấu

Cái thói thường: yêu thì nên tốt, ghét thì nên xấu, khen chanh thì chanh ngọt, chê hồng thì hồng chua. Trong bụng đã thế, thì cư xử chắc cũng...

Ông Đạo – một hiện tượng tôn giáo lý thú ở Nam Bộ

Trong những chuyến khảo sát điều tra điền dã dân tộc học ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, tôi đã được nghe nhiều chuyện về ông Đạo. Đọc một...

Kỷ niệm với nhạc sĩ Minh Kỳ

“Chiều mưa phố xưa u buồn, có ai mong đợi Một người biền biệt nơi mô, Để nhớ với thương một người…” Bài hát như những giọt mưa ngắn dài...

Vì sao ông bà ta thường kiêng kỵ cho con cháu xuất hành vào ngày mùng 5 – 14 – 23?

Sáng sớm vừa xin ba mẹ đi chơi xa đã không được duyệt mà phải khăn gói quay trở lại phòng ngủ vì ngày hôm ấy là mùng 5, vậy...

Sài Gòn Xưa In Ít

Để minh họa cho một mục kia, nhiều báo đã dùng một bức tranh vẽ cảnh trước chợ Bến Thành. Thật ra thì tranh đó chỉ vẽ lại một bức...

Về ngôn ngữ “chát”

Trên báo Sài Gòn tiếp thị số 38 (11-4-2011), nhân chuyện Ban Biên tập của Oxford English Dictionary (OED) vừa thông báo đã bổ sung vào quyển từ điển một...

Nghệ thuật thư pháp – Từ phương Tây sang phương Đông

Thư Pháp – Calligraphy, xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ đại gồm κάλλος – kallos nghĩa là “vẻ đẹp” và γραφή graphẽ “văn bản”. Nói cách khác, Calligraphy là...

Lòng người như nước là cốt lõi của thành công

Trước kia có một vị thương nhân trẻ tuổi, vì bị người hợp tác bán đứng mà cả tiền của đều mất hết. Anh ta quá thống khổ nên muốn nhảy xuống hồ...

Vì sao có tục bán mở hàng? bán mở hàng thế nào cho đắt khách ?

Trong phong tục ngày Tết, chúng tôi đã trình bày: đầu năm ai cũng muốn vận hội hanh thông, làm ăn suôi sẻ, làm quan có ngày khai ấn, kẻ...

Nguồn gốc của địa danh Cochinchine

Chuyện Đông chuyện Tây trên một kỳ Kiến thức ngày nay có giải thích về nguồn gốc của địa danh “Cochinchine” nhưng không thấy ông An Chi đề cập gì...

Cầu Bông, một phần lịch sử của Sài Gòn thuở sơ khai.

Theo nhà văn Sơn Nam, Cầu Bông được xây dựng từ thế kỷ 18, lúc đầu đặt tên là cầu Cao Miên, một thời gian sau, cầu Cao Miên đổi...

Exit mobile version