Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vì sao người Nhật đi đâu cũng phải… cởi giày?

Ở Nhật Bản, chỉ cần là những nơi có sàn nhà thì có nghĩa là bạn phải cởi giày hoặc mang dép. Nhà ở Nhật có lối vào thấp hơn khoảng 15 cm, bạn phải cởi giày và thay dép ở đây. Nếu sàn nhà có trải tatami thì không được mang cả dép.

1. Cởi giày khi vào nhà, vào bằng cửa khác cũng phải cởi

Trước khi bước vào bất cứ ngôi nhà nào ở Nhật Bản, bạn phải cởi bỏ giày dép để ở ngoài cửa. Ở trong nhà, thường có dép đi riêng.

Đối với những phòng có nền được trải bằng chiếu tatami, thì bạn cần bỏ cả dép ở ngoài phòng.

Trong nhà của người Nhật, đa số nhà vệ sinh và nhà tắm tách biệt nhau. Khi vào nhà vệ sinh thì phải thay giày, bên trong có để sẵn dép, chỉ được dùng trong nhà vệ sinh, ai không quen có thể sẽ rất dễ quên mất và mang dép này ra ngoài.

2. Học sinh từ mẫu giáo đến trung học, khi vào trường đều phải cởi giày

Ở Nhật, học sinh từ mẫu giáo cho đến trung học, khi vào trường thì đều phải thay đôi giày mang ở nhà ra và đeo đôi giày được mua chung ở trường để trong tủ giày, đa phần là giày màu trắng. Nhưng đến đại học thì có thể trực tiếp mang giày của mình khi vào trường.

Khi học thể dục thì lại phải thay sang đôi giày thể thao giống nhau, thay giày ở bên ngoài nhà thi đấu để tránh mang nhầm giày của người khác khi tan học. Màu đặc trưng của từng năm không giống nhau, thường học sinh sẽ dùng bút lông để viết tên và lớp vào giày.

Việc cởi giày khi đến trường không chỉ để giữ sạch sẽ mà quan trọng nhất đó là muốn các em học sinh hiểu rằng, trong trường dù cho hoàn cảnh gia đình như thế nào thì mọi người đều bình đẳng, đồng phục và giày giống nhau chính là để bình đẳng hóa mọi người, không phân biệt giàu nghèo.

3. Ở nơi công cộng cũng phải cởi giày

Chúng ta đã quen với việc thay giày khi vào nhà, nhưng tại Nhật Bản, ở những nơi công cộng như trung tâm xã hội, phòng gym, chùa chiền, nhà vệ sinh, bệnh viện, quán ăn v.v… cũng phải thay giày. Ở Nhật, khi đi tham quan chùa chiền, nếu bạn muốn vào những nơi thờ Phật để xem thì nhất định phải cởi giày và không được đi chân đất. Ở những nơi này sẽ có một tấm bảng “cấm đi chân đất”.

Văn hóa “cởi giày” đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người Nhật, vì thế trong các bộ phim của Nhật thường hay có những cảnh kẻ trộm vào nhà trộm đồ phải cởi giày ra rất hài hước.

Ngày Xuân – Nói chuyện áo dài

Tôi có cô bạn người Pháp, Monique Alia, rất yêu quý đất nước và văn hóa Việt Nam. Festival Huế tôi mời cô sang Huế chơi. Ngay khi đến Huế,...

Sài Gòn ân tình

Sài Gòn, vào đầu thập niên 70, lứa thiếu niên "choai choai" chúng tôi rất mê các "thần tượng" điện ảnh Mỹ, Pháp, Tàu.. có thể kể vanh vách tên tuổi các tài tử...

Chuyện về kiến trúc sư tài ba Ngô Viết Thụ

Dinh Độc Lập, Chợ Đà Lạt, Trường Đại học Nông Lâm Sài Gòn, Viện Đại học Huế, Trường Đại học Y khoa Sài Gòn, Viện Hạt nhân Đà Lạt… đều...

Sài Gòn năm xưa – Kỳ 1/9 – Cuộc Nam tiến vĩ đại của dân Việt

Nối dõi tổ tiên, trong cuộc Nam tiến vĩ đại Đến bây giờ, còn phân phân bất nhứt: các học giả vẫn bàn cãi không thôi chung quanh hai tiếng...

Michiko với một thuở diễm xưa

Lời người dịch: Michiko là tên một phụ nữ người nước ngoài nhưng có lẽ đã không còn là xa lạ với chúng ta, cùng với những tên tuổi khác...

Linh thú nghìn tuổi của chùa Phật Tích

Hệ thống tượng linh thú đá thời Lý kết hợp với nhiều tác phẩm điêu khắc đá cổ cùng thời đã tạo nên nét cổ kính, độc đáo hiếm có...

5 ngôi biệt thự hoành tráng của vua Bảo Đại ở Nha Trang

5 tòa biệt thự tuyệt đẹp ở khu di tích lầu Bảo Đại là nơi vị vua cuối cùng của Việt Nam cùng hoàng hậu Nam Phương ‘đón gió’, ‘ngắm...

Ngũ Vị Hương

Các đầu bếp cũng như các bà nội trợ Việt Nam không ai không biết ngũ vị hương. Đó là một loại bột tổng hợp của năm (05) loại hương...

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp được miêu tả là con của Kronos và Rhea. Vị thần này là người em út trong số các anh chị em. Thần...

Vĩnh Long Xưa – Một địa chí văn hóa thu nhỏ của đất Nam Bộ

1. Vài nét về địa lý hành chính của Vĩnh Long xưa: Cũng như bao tỉnh miền Tây khác, Vĩnh Long vốn do đất phù sa cấu tạo, phì nhiêu...

Hoài niệm về chợ thiệp Sài Gòn xưa

Hồi những năm 1970-1980, Sài Gòn từng có một “chợ” bán thiệp quanh năm nhưng từ khoảng đầu tháng 11 mới trở nên tấp nập, rộn ràng và tươi vui...

Nhớ những kỷ niệm về cây ăng-ten và chuyện nghe nhìn ngày trước

“Quay qua trái chút xíu. Chưa trong ba ơi, qua phải chút xíu đi!” Đó là những câu nói quen thuộc thân thương ngày trước… Đi trên đường bây giờ,...

Exit mobile version