Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vì sao phải mở màn cửa sổ khi máy bay cất cánh và hạ cánh?

Tiếp viên hàng không luôn yêu cầu hành khách phải mở màn cửa sổ khi máy bay cất cánh và hạ cánh. Liệu có phải để hành khách ngắm khung cảnh không? Sự thật không phải vậy!

Thông thường khi máy bay chuẩn bị cất cánh và hạ cánh, tiếp viên sẽ yêu cầu hành khách mở hết tất cả các màn cửa sổ hai bên thân máy bay.

Nhiều người cho rằng việc này là để hành khách được chuẩn bị tâm lí cho khoảnh khắc khó chịu khi máy bay bay lên cao hoặc khi bánh xe va chạm với đường băng. Tuy nhiên sự thật lại không phải như vậy.

– Thời điểm máy bay chuẩn bị cất cánh và hạ cánh là vô cùng quan trọng, rất nhiều sự cố có thể xảy ra vào lúc này, và hầu hết các vụ tai nạn máy bay đều diễn trong thời điểm này.

– Trong trường hợp khẩn cấp, phi hành đoàn chỉ có 90 giây để sơ tản hành khách, bất chấp kích cỡ khoang máy bay và số lượng hành khách. Chính vì thế họ cần phải chuẩn bị trước tất cả mọi tình huống có thể xảy ra, trong đó có việc yêu cầu hành khách kéo màn cửa máy bay lên.

– Phi hành đoàn cần phải biết tất cả những gì đang xảy ra bên ngoài máy bay để nhanh chóng đưa ra quyết định, chẳng hạn nên cho hành khách di tản ở cửa thoát hiểm nào, ở phần nào của máy bay…

– Đội ngũ cứu hộ trên mặt đất cũng cần phải biết trong khoang máy bay đang xảy ra chuyện gì để có biện pháp hỗ trợ chính xác và kịp thời.

– Hành khách cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc thoát hiểm. Nếu màn cửa được kéo lên, họ sẽ giúp phát hiện sự cố bên ngoài máy bay, chẳng hạn có gì trục trặc trên cánh hay động cơ máy bay hay không, có vật thể lạ nào đang áp sát máy bay không…

– Vào ban ngày, kéo mở màn cửa và bật tất cả các đèn trong khoang máy bay sẽ giúp mắt hành khách quen với ánh sáng mạnh bên ngoài. Nếu phải di tản, mắt họ sẽ không bị mờ vì thay đổi ánh sáng đột ngột.

– Tương tự như thế đối với các chuyến bay vào ban đêm, màn cửa phải được kéo lên và đèn để mờ để không tạo ra sự tương phản về ánh sáng giữa bên trong và bên ngoài máy bay.

– Ngoài ra, hành khách cũng được yêu cầu phải gấp bàn lại và dựng thẳng ghế ngồi trong thời gian cất cánh và hạ cánh để nếu có sự cố xảy ra thì việc di tản được thực hiện nhanh chóng.

– Đối với ghế ngồi ở cửa thoát hiểm, chỉ có những hành khách trưởng thành và khỏe mạnh mới được sử dụng ghế này. Họ cũng được yêu cầu đọc chỉ dẫn an toàn và thoát hiểm để chuẩn bị cho trường hợp khẩn cấp và cũng để phụ giúp phi hành đoàn.

Bài học lịch sử về “lòng dân” vẫn còn nguyên giá trị

Trong lịch sử đã chứng kiến nhiều chiến công lẫy lừng bảo vệ Giang Sơn Xã Tắc là nhờ biết dựa vào lòng dân, được dân giúp sức. Cũng có...

Chiếc ngai vàng của hoàng đế triều Nguyễn

Ngai vàng là biểu tượng quyền lực của triều đại. Chiếc ngai của hoàng đế triều Nguyễn do các nghệ nhân tài giỏi bậc nhất thời ấy thiết kế, hội...

Gọi là bánh hay là mứt đều được !

Nói đến bánh mứt Huế là nói đến cả kho tàng văn hóa ẩm thực ở đất Cố đô. Có quá nhiều loại bánh mứt được chế biến từ bàn...

Đài phun nước con cóc bên hồ Gươm

Trên đỉnh đài phun nước trăm tuổi này có tiểu sành đựng di hài cùa một người Pháp. Đây cũng là nơi ghi dấu kỷ niệm của vua hề Charlie...

Xích Lô Hà Nội

Trong tâm khảm của người dân Việt Nam, đâu đó vẫn còn hình dáng chiếc xe xích lô, một thời đưa đi đón về những thực khách nội địa và...

Thư Viện Quốc Gia ngày xưa

Thư viện Quốc gia khánh thành vào cuối năm 1971 ở số 34 đường Gia Long (nay là Thư viện Tổng hợp số 69 Lý Tự Trọng). Thư viện có...

Mặt trái của nền nho học Việt Nam

"Cái lối thơ phú ca ngâm, nắn một chữ cho hay, dùng những điển cho lạ, rung đùi lắc gối như lối học ngày xưa đã vì thế mà làm...

Hà Nội xưa: Leng keng tiếng tàu điện

Âm thanh leng keng thân thuộc của tàu điện đã từng là một biểu tượng của Hà Nội. Hình ảnh phố phường Hà Nội xưa với những chuyến tàu điện...

Giang hồ Sài Gòn Xưa – Kỳ 1/10 – Giang hồ đại chiến

Giang Hồ Đại Chiến Hơn 50 năm trước - quãng đầu thập niên 1960 - Trương Văn Cam, tức Năm Cam, còn đứng gác cửa và lắc tài xỉu cho...

Đi đường gặp đám tang nên như thế nào?

Hồi mới tiếp quản thủ đô (1954) chúng tôi đã chứng kiến nhiều đám tang rất nghiêm túc, trật tự. Mọi người đi đường đều tự giác tuân thủ kỷ...

Ngẫm chuyện hồi xưa

Tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chánh Pháp. Tháng 6 năm đó vua Bảo Đại ban hành chương trình cải cách giáo dục. Chương trình này do giáo sư Hoàng...

Giáo dục Việt Nam cổ (1075-1919) và việc kế thừa tinh hoa nền giáo dục ấy

1. Nếu xét giáo dục theo nghĩa rộng nhất của từ ngữ này, thì phải khẳng định rằng, nền giáo dục Việt Nam bắt đầu từ thời các vua Hùng....

Exit mobile version