Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Bà chằn nghĩa là gì?

Trong các truyện cổ, ta thường nghe tới con chằn (Thạch Sanh chém chằn tinh). Có lẽ vì “chằn” gần âm với “trăn” nên người ta cho rằng chằn thuộc họ rắn, và nhiều nơi vẽ minh hoạ chằn tinh thành mãng xà. Tuy nhiên Nam Bộ có câu “chằn ăn trăn quấn”, hàm ý rõ ràng “chằn” khác hẳn họ với “trăn” dù cùng là thú dữ. Vậy “chằn” là con gì?

Về vấn đề này, học giả An Chi đã đưa ra ba giả thuyết, tất cả đều khẳng định “chằn” đúng ra phải là con cọp. Trong đó thuyết phục nhất là cách giải thích “chằn” vốn là biến âm của “dần”, tức con giáp thứ ba để chỉ cọp.

Việc biến âm từ “ân” sang “ăn thực ra rất phổ biến trong tiếng Việt, như:

Hận (oán giận) → hằn (thù hằn)
Thân (thân mình) → thăn (thịt thăn)
Trấn (đè ép, canh giữ) → chắn (che chắn), chặn (chặn họng)

Bà chằn đanh đánh, Đọc tin Bà chằn đanh đánh mới nhất

Cũng thế, “dần” biến âm thành “dằn”. Chữ này đã xuất hiện trong “dữ dằn”, tức “dữ như dằn” hay “dữ như cọp”. Việc xây dựng từ theo cấu trúc “A như B” thành “A B” rất dễ thấy, như “đỏ hoét” là “đỏ như hoét” (“hoét” là âm xưa của “huyết”, tức máu), “trắng toát” là “trắng như toát” (“toát” là âm xưa của “tuyết”)…
Trở lại với “dằn”, ta thấy trong tiếng Việt còn có một sự biến âm dễ thấy nữa là “d” thành “ch”. Đơn cử như:

Dằng dịt → Chằng chịt
Doãi ra → Choãi ra
Dẩu môi→ Chẩu môi

Tương tự thế, “dằn” đã biến âm thành “chằn”. Tóm lại, “chằn” có nghĩa là “cọp” theo cách biến đổi “dần” → “dằn” → “chằn”.

Còn “bà chằn” thì sao? Nếu để ý, ta thấy từ này chủ yếu dùng rộng rãi trong miền Nam, người miền Bắc bắt đầu sử dụng là do sự giao thoa sau này. Giả thuyết hợp ý nhất là “bà chằn” bắt nguồn từ tiếng Mã Lai machan (matjan) có nghĩa là con cọp. Người Việt đang có chữ “chằn” chỉ cọp, khi khai khẩn Đàng Trong lại gặp thêm người Mã Lai với từ “machan” có âm na ná, thì Việt Hoá thành “bà chằn”. Từ “m” đổi thành “b” cũng có một vài trường hợp khác, như người Nam Bộ xưa thường gọi “Mã Lai” là “Bà Lai”.

Như thế, “bà chằn” cũng chỉ có nghĩa là con cọp mà thôi. Sau này do hiểu sai mà nhiều tài liệu đã giải thích thành “quái vật hình đàn bà”, và cách cắt nghĩa này được lưu hành rộng rãi đến ngày nay.

Dấu ấn phố cổ

Mùa đông ở Hà Nội đã đến, lạnh giá và sương mù phủ kín khắp phố phường. Minh - một cô gái trẻ vừa mới tốt nghiệp đại học, và...

Lăng Ông và Mả Ngụy

Hàng năm, trong ba ngày Tết, lăng Ông Bà Chiểu tràn ngập rừng người đi lễ, một số lớn là người Hoa trong Chợ Lớn. Bên trong khói nhang mù...

Mặc Thế Nhân và sự ra đời của ca khúc “Trả Tôi Về”

Phải nói tôi là một trường hợp khá may mắn khi được gặp gỡ quen biết với nhạc sĩ Mặc Thế Nhân từ rất sớm. Thuở đầu thập niên 2010,...

Vua Lê Thánh Tông và thời kỳ Hồng Đức thịnh trị

Thiên hạ thái bình, ngủ đêm không phải đóng cửa, lân bang e sợ phải thần phục và cống nạp, đó chính là thời kỳ Hồng Đức thịnh trị của...

Chữ “Đường” trong tiệm thuốc

Từ Đường ở các tiệm thuốc Bắc hay các nơi bắt mạch, hốt thuốc của người Hoa như Ích Sanh Đường, Hạnh Lâm Đường, Tế Sinh Đường… Chữ Đường vốn trong tiếng Hán...

Dùng Nho làm người, dùng Đạo dưỡng sinh, dùng Thiền dưỡng tâm

Học cách làm người, học cách dưỡng sinh và dưỡng tâm là ba việc mà cổ nhân vô cùng coi trọng. Một người trước tiên phải hiểu biết lễ nghĩa, đạo đức...

Nếu được Trần Cung phò tá tới cùng, Tào Tháo liệu có đủ khả năng đánh bại Đổng Trác?

Trần Cung (? – 199), tự Công Đài, từng là mưu sĩ nổi bật dưới trướng của Lã Bố vào đầu thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Hoa. Trên...

Tìm hiểu xe của Tổng thống Mỹ

Xe tổng thống Mỹ nặng bao nhiêu tấn? Xe tổng thống Mỹ nặng bao nhiêu tấn là câu hỏi nhiều người đặt ra khi biết được sự trang bị tối...

Áo bà ba,  nón lá khăn rằn

Trên các con đường đất Việt, nếu ở thành Huế miền Trung các chàng trai chạy thẻo các tà áo dài trắng hay tím thướt tha phấp phới dưới mái...

Những điều thú vị về cầu Ba Cẳng ở Sài Gòn xưa

Không chỉ có hình dáng lạ lùng, cầu Ba Cẳng còn gắn liền với những câu chuyện về giang hồ Sài Gòn trước 1975. Tọa lạc ở góc đường Bãi...

Âu Lạc và Giao Chỉ – một số vấn đề ngữ âm học lịch sử

Văn tự Hoa Hạ được xem xét hệ thống từ văn giáp cốt (khắc chữ trên xương) đời Ân Thương. Trước đó, trên gốm màu thời đại đá mới Ngưỡng...

Hà Nội cổ xưa qua ống kính Toàn quyền Đông Dương

200 bức ảnh của Toàn quyền Đông Dương Armand Rousseau. Trong thời gian đương nhiệm, ông Rousseau chụp khá nhiều ảnh về Hà Nội. Bức ảnh này chụp toàn cảnh...

Exit mobile version