Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Bổng là gì? Đả cẩu bổng pháp là gì?

Bổng có lẽ là một trong những binh khí cơ bản nhất của Trung Hoa cổ đại. Nó là cây gậy dài được làm bằng gỗ hoặc thép, được sử dụng trong võ thuật Trung Hoa và khi sử dụng thành thạo nó có thể là một loại vũ khí sát thương.

Trong tiểu thuyết kinh điển Thủy Hử, một trong tứ đại danh tác của Trung Quốc, Võ Tòng sử dụng gậy đánh hổ, nhưng không may gậy của Võ Tòng bị gẫy và anh phải dùng tay không đối mặt với con hổ hung dữ. Nhưng không hề sợ hãi, Võ Tòng đã giết chết con hổ với hai tay không.

Trong Tây Du Ký, chiếc gậy Như Ý Kim Cô của Tôn Ngộ Không, vốn là cột trụ chống biển; Tôn Ngộ Không đã tới Long cung của Đông Hải Long Vương để đoạt lấy binh khí này. Tương truyền gậy Như Ý Kim Cô nặng một vạn ba nghìn năm trăm cân, có thể biến lớn thu nhỏ. Bình thường Tôn Ngộ Không biến cây gậy nhỏ như cây kim và giấu vào tai, khi gặp kẻ địch mới lấy từ trong tai ra, nó lập tức biến thành cây gậy sắt. Đó là pháp khí giúp Tôn Ngộ Không tiêu diệt yêu ma, bảo vệ Đường Tăng đi Tây Thiên lấy kinh.

Trong tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung, Đả cẩu bổng pháp là một trong hai bí kíp trấn phái của Cái Bang cùng với Hàng long thập bát chưởng.
Đả cẩu bổng pháp có nghĩa là dùng gậy trúc để đánh ác cẩu, cho nên lúc đi hành khất các nhân vật trong Cái Bang thường mang theo một cây đả cẩu bổng để phòng khi chó dữ tấn công. Đả cẩu bổng pháp thường rất nhanh nhẹn, linh động, tùy cơ ứng biến. Bổng pháp này là do kinh nghiệm thực tế đánh ác cẩu mà đúc kết thành bí kiếp.

Tham tri Phạm Thế Hiển (…1861)

Vào cuối xuân năm Tân Dậu (1861) tức là năm thứ mười bốn triều vua Tự Đức, cách đây chín mươi bảy năm Tham tri Bộ Binh Phạm Thế Hiển...

Xứ Đàng Ngoài và lối đặt tên kỳ lạ

Vì họ cho tà ma hay ghen ghét và xảo quyệt gây hết các thứ bệnh và tai họa xảy đến cho con cái họ, nên họ thường lấy những...

Kẹo mạch nha – món quà của ngày thơ ấu

Kẹo mạch nha tuy chỉ là món quà quê dân dã nhưng bất cứ ai, nếu đã từng được nếm dù chỉ một lần đều thấy vô cùng khó quên....

Mày ngài và mày tằm

Nhân Dân báo số vừa rồi có bài của cô Mộng Tuyết bắt bẻ hai chữ “mày ngài” của báo Tri tân [a] mà tôi kéo dài ra thành câu...

Tiên lễ hậu binh của người xưa

Cổ nhân có câu: “Tiên lễ hậu binh”, khi phát động chiến tranh cũng phải coi trọng lễ nghĩa. Điều này ứng dụng vào thực tế chiến tranh thời cổ...

Chùa Từ Đàm – Ngôi chùa cổ danh tiếng ở Huế

Chùa Từ Đàm ở Huế là ngôi chùa cổ in đậm các diễn biến lớn của lịch sử Phật giáo Việt Nam Tọa lạc tại số 1 đường Sư Liễu...

Sài Gòn Tạp Pín Lù – Sài gòn sinh hoạt

Tôi trải đến nay bảy tám chục năm, tai nghe mắt thấy, từ lúc ấu thơ đầu còn chửa chóp, lối 1910, học trường tỉnh ở Sốc trăng, tại chợ,...

Loạt ảnh thú vị về đời sống ở Sài Gòn năm 1961

Cùng xem loạt ảnh đặc sắc về Sài Gòn năm 1961 do người Mỹ thực hiện, mới đây được một nhà sưu tầm rao bán trên trang mạng mua bán...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 14

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem....

Câu cá còm – Nghề chơi cũng lắm công phu

Hằng năm, cứ đến độ tháng 9 tháng 10 lại có những cơn mưa đầu mùa bất ngờ ập xuống. Có một loại cá từ thượng nguồn theo dòng nước...

Hương xuân ngày cũ, Sài Gòn trước năm 1975

Gần đây cư dân mạng truyền nhau những tấm hình, những video clip phim xưa có ghi lại những hình ảnh quê hương Việt Nam ngày cũ, đã làm sống...

Lý Thường Kiệt Ứng dụng binh pháp như thế nào khi tập kích sang Trung Quốc

Dùng chính binh pháp của Trung Hoa để cầm quân tập kích bất ngờ nhà Tống, Lý Thường Kiệt đã làm nên chiến công thơm danh muôn thuở. Người đầu...

Exit mobile version