Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Cái “gia gia” chẳng là… cái gì cả!

Hai câu 5 và 6 trong bài “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan vẫn được các nhà nghiên cứu và các nhà biên soạn có uy tín ghi là:

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

Nhưng gần đây ở trên mạng, có nhiều trang lại ghi chữ thứ sáu và chữ thứ bảy của câu 6 thành “da da”. Vì vậy nên đã phát sinh vấn đề: phải viết hai chữ này với D (“da da”) hay GI (“gia gia”) thì mới đúng?

Xin khẳng định ngay một cách dứt khoát rằng nếu viết với GI thành “gia gia” thì “cái gia gia” sẽ là một cấu trúc hoàn toàn vô nghĩa. Các nhà có uy tín kia đã không biết, hoặc ít nhất cũng không để ý, rằng ba tiếng cuối của câu 5 (con XX) và ba tiếng cuối của câu 6 (cái Y Y) trong bài thơ tạo thành hai ngữ danh từ chỉ hai giống chim chứ hai tiếng cuối của mỗi câu (mà họ viết thành “quốc quốc” và “gia gia”) tuyệt đối không phải là những từ tượng thanh (onomatopoeia). Ở đây Bà Huyện nói về hai giống chim, như ai nấy đều có thể biết một cách hoàn toàn dễ dàng và tự nhiên: con trong câu 5 thì đau lòng vì nhớ nước còn con trong câu 6 thì mỏi miệng vì thương nhà. Vậy thì con trong câu 6 là con gì? Thưa đó là con đa đa và chính vì đây là con đa đa nên chúng tôi xin trả lời rằng nếu bất đắc dĩ phải chọn lựa giữa “gia gia” và “da da” thì chúng tôi sẽ chọn cách viết thứ hai vì những lý do sau đây:

Ngữ âm học lịch sử đã cho phép khẳng định rằng trong một số trường hợp nhất định thì Đ [d] và D[z] từng có chung một nguồn gốc (Xin xem, chẳng hạn, Nguyễn Tài Cẩn, Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt, Nxb. Giáo dục, 1995, tr. 63; hoặc Lê Văn Quán, Nghiên cứu về chữ Nôm, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1987, tr.105). Chính vì thế nên cho đến hiện nay, ta vẫn còn thấy được những lưu tích về mối tương ứng “Đ → D” giữa phương ngữ miền Bắc với phương ngữ miền Nam hoặc giữa phương ngữ Bắc Trung bộ với ngôn ngữ toàn dân. Cái “đĩa” ở miền Bắc là cái “dĩa” ở trong Nam; còn cây “da ở trong Nam thì miền Bắc lại gọi là cây “đa”. Đặc biệt, cái “bánh đa” ở ngoài Bắc đã từng được gọi là “bánh da” ở trong Nam (còn bây giờ đã được thay bằng “bánh tráng”). Bằng chứng sớm nhất mà ta có thể có được về cách gọi này ở trong Nam là mục từ “bánh da trong Dictionarium Anamitico Latinum (1772 – 1773) của Pierre Pigneaux de Béhaine, rồi sau đó là mục từ cùng tên, trong quyển từ điển cũng cùng tên (1838) của J.L. Taberd. Nhưng có lẽ lại càng đầy tính thuyết phục hơn nữa là cho đến 1895, Huỳnh- Tịnh Paulus Của vẫn còn giảng trong Đại Nam quốc âm tự vị, tome I: “Bánh da: Bánh tráng”

Trở lên là nói về mối quan hệ “Đ (Bắc)→D (Nam)”. Còn về quan hệ giữa Đ của Bắc Trung bộ với D của tiếng Việt toàn dân thì ta cũng có thể tìm thấy trong Phương ngữ Bình Trị Thiên của Võ Xuân Trang (Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1997) rất nhiều dẫn chứng: – đa đẻ + da dẻ, – (màu) đà →→ (màu) dà, – đạ đày → dạ dày, – đám → dám (trong dám nghĩ dám làm), – đạo → (con) dao, – đày → dày (trong dày mỏng) v.v…

Trở lại với mối tương ứng “Đ (Bắc) ~ D (Nam)”, ta đã có “đa (Bắc) ~ da (Nam)” đến hai lần, một lần với tên của một giống thực vật, một lần với tên của một loại thực phẩm. Nguồn gốc chung của hai cách phát âm này đã tồn tại trong Từ điển Việt – Bồ – La (Roma, 1651) của Alexandre de Rhodes. Trong quyển từ điển lấy tiếng Đàng Ngoài làm nền tảng này, cả “dạ” trong “da thịt” lẫn “đa” trong “cây đả” (của miền Bắc) đều được ghi là “dea. Vậy nếu mượn cách ghi của A. de Rhodes làm ký hiệu, ta có thể nói rằng trước 1651 thì, đối với những từ đang xét, tiền thân của Đ và D đều là *DE. Chính vì mối quan hệ này giữa Đ và D nên chúng tôi mới chủ trương viết “da da” (chứ không phải “gia gia”) để ghi tên con đa đa, nếu bất đắc dĩ phải lựa chọn. Nhưng với chúng tôi thì chữ của Bà Huyện Thanh Quan cũng không phải “da da” mà hẳn hoi là “đa đa”. Và hai câu thơ đang xét trong bài “Qua Đèo Ngang là:

Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc

Thương nhà mỏi miệng cái đa đa.

Chúng tôi chủ trương như trên còn bà Nguyễn Thị Chân Quỳnh thì không tán thành nên đã viết trên Hồn Việt số 18 (12 – 2008) như sau:

“Tôi không đồng ý vì tuy bà (Huyện Thanh Quan – AC) người miền Bắc nhưng chắc gì bà biết hết tên các loài chim để mà đổi “da da” thành “đa đa”, theo phát âm của người miền Bắc? Bà đi qua Đèo Ngang nghe tiếng chim hót thì hỏi dân địa phương, người ta bảo là “da da” thì bà gọi theo là “da da” chứ bà không biết quốc ngữ cũng không học ngôn ngữ học nên không thể biết “d” và “d” cùng một gốc. Mặt khác, bà thành thạo làm thơ thất ngôn bát cú có đối chọi nên có thể đã “chơi chữ” với cách phát âm tên hai loài chim, “quốc” hay “cuốc”, “da” hay “gia” bà không phân biệt được” (tr.61),

Xin trân trọng thưa lại với bà Chân Quỳnh như sau. Xưa nay, khắp nước Việt Nam, không có địa phương nào gọi con đa đa, còn có tên là gà gô, bằng cái tên “da da” cả. Từ điển Việt – Bồ – La (1651) của A. de Rhodes lấy tiếng miền Bắc làm nên tång, Dictionarium Anamitico Latinum (1772 – 1773) của Pierre Pigneaux de Béhaine lấy tiếng miền Nam làm nền tảng, rồi phương ngữ Bắc Trung bộ là nơi còn lưu giữ nhiều yếu tố cổ xưa, đều ghi hoặc gọi là “đa đa”. Tiếng Nguồn ở Quảng Bình, một ngôn ngữ cùng gốc (Việt – Mường) với tiếng Việt (Kinh), cũng gọi giống chim này là “đa đa. Đây là một bằng chứng chắc chắn để phủ nhận hai tiếng/chữ “da da”. Đó là điểm thứ nhất. Điểm thứ hai là ai cũng biết, tuy về hình thức, bài “Qua Đèo Ngang” có những câu thơ tả cảnh nhưng thực chất đây là một bài thơ trữ tình. Làm thơ trữ tình thì “rút gan rút ruột” ra mà làm chứ còn đợi đi hỏi ai. Điểm thứ ba là, không riêng gì Bà Huyện, mà cả ông bà ta ngày xưa nữa, tuy không biết chữ quốc ngữ, cũng không học “ngôn ngữ học”, nhưng vẫn có cách để phân biệt D với GI, D với R, CH với TR, vv.., trong khi sáng tạo chữ Nôm. Đó là ngôn ngữ học “tự nhiên nhi nhiên” của họ đấy! Điểm thứ tư là con cuốc cuốc và cái đa đa, theo cách hiểu và cách ghi của chúng tôi, cũng rất “đối chọi” theo đúng luật thơ Đường chứ đâu phải là không. Đối nhau chan chát ấy đi chứ! Và cuối cùng là tuy Bà Huyện có quyền “chơi chữ” nhưng bà không được quyền bóp méo từ ngữ: cái đa đa là cái đa đa, chứ dứt khoát không thể thành “cái da da, càng không thể là “cái gia gia.

Tiếp theo ý kiến của bà Nguyễn Thị Chân Quỳnh, trên Hồn Việt số 19 (01 – 2009), ta lại thấy xuất hiện ý kiến của ông Nguyễn Quảng Tuân với lời dẫn của ban biên tập: “Học giả An Chỉ (…) bằng vốn kiến thức ngữ học uyên bác của mình, đã bàn về gia gia – quốc quốc. Nhưng đây không phải là chuyện ngữ âm học lịch sử thuần túy, mà là thơ, lại là thơ luật Đường… nên học giả Nguyễn Quảng Tuân đưa ra một cách tiếp cận khác. Vậy đâu là “cách tiếp cận khác” của ông Nguyễn Quảng Tuân? Ông chẳng đưa ra cách tiếp cận nào khác của riêng mình cả. Ông chỉ dẫn ra ý kiến của Nguyễn Văn Ngọc trong Nam thi hợp tuyển và của Lý Văn Hùng trong Việt Nam văn chương trích diễm (Sài Gòn, 1961) rồi kết luận: “Chúng tôi nhận thấy, như mọi người từ trước đến nay, kể cả các vị có uy tín, đều cho rằng “quốc quốc” và “gia gia” chỉ là một cách chơi chữ thôi nên hai câu luận trong bài “Qua Đèo Ngang” tức cảnh của Bà Huyện Thanh Quan nên chép là:

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

cho thích hợp với ý văn và phép đối trong câu thơ thất ngôn bát cú”

Trở lên là “cách tiếp cận khác” của ông Nguyễn Quảng Tuân còn dưới đây là nhận xét của chúng tôi, trước nhất là về phần ông trích dẫn Lý Văn Hùng, đặc biệt là về lời dịch của họ Lý đối với hai câu thơ đang xét. Hai câu này đã được Lý Văn Hùng dịch thành:

Ưu quốc thương hoài hô quốc quốc

Ái gia quyện khẩu khiếu gia gia.

Dụng ý của ông Nguyễn Quảng Tuân là dựa vào mấy tiếng gia gia” của họ Lý để củng cố cho cách ghi (“chính tả”) mà ông đưa ra trong phần kết luận. Nhưng ông đã nhầm. Hai cấu trúc “con quốc quốc” và “cái gia gia” (Xin cứ tạm chép như thế) trong lời thơ của Bà Huyện là những ngữ danh từ, trong đó “quốc quốc” và “gia gia” là danh từ (vì là tên của hai giống chim), còn hai cấu trúc “hổ quốc quốc” và “khiếu gia giả trong lời dịch của Lý Văn Hùng là những ngữ vị từ, trong đó “quốc quốc” và “gia gia” lại là từ tượng thanh. Hai bên đã khác nhau một trời một vực như thế mà ông lại muốn lấy hai tiếng tượng thanh “gia gia” để chứng minh cho sự đúng đắn (?) của danh từ “gia gia” trong câu thơ tiếng Việt sao được? Việc ông Nguyễn Quảng Tuân trích dẫn Lý Văn Hùng ở đây là một việc làm không thích hợp vì hoàn toàn không có tác dụng “làm chứng” cho hai tiếng “gia gia” (tiếng Việt) mà ông chủ trương.

Còn việc trích dẫn Nguyễn Văn Ngọc thì sao? Cũng chẳng có giá trị gì hơn vì tác giả này cũng chỉ diễn giảng trên cơ sở của hai tiếng “gia gia” là hai tiếng mà chính chúng tôi đang phản bác. Chỉ khi nào Nguyễn Văn Ngọc chứng minh được rằng “gia gia” là một cái tên có thật của một giống chim và là một hình thức chính tả chuẩn dùng để ghi cái tên đó thì chừng đó những lời diễn giảng của ông may ra mới có giá trị. Xin nói cho rõ thêm một chút nữa như sau. Chỉ khi nào chỉ với hình thức chính tả “gia gia” mà tác giả vừa chỉ được giống chim cần nói đến, lại vừa chỉ được khái niệm “nhà cửa”, “gia đình” thì chừng đó ta mới thực sự có hiện tượng chơi chữ. Đằng này… người ta phải bóp méo từ ngữ để cho có thể có được một cái âm với một cách ghi gợi lên cái ý “nhà” thì chơi chữ là “chơi”… như thế nào? Cách ghi méo mó này không có bất cứ lý do ngữ học và văn cảnh nào để tồn tại cả. Chẳng qua vì nó đã lưu hành ngót nghét một thế kỷ nên nhiều người mới không đành lòng gạt bỏ nó đó thôi. Nhưng cũng có người không cần biết đến nó mà cứ ghi thẳng hai chữ “đa đa” vào câu thơ của Bà Huyện, chẳng hạn Giáo sư Đỗ Quang Vinh trên www.khoahoc.net (ngày 26-4-2007). Các nhà có uy tín kia đã bị cái thế đối “quốc quốc – gia gia” mơn trớn và ru ngủ nên cũng chẳng cần biết rằng từ vựng tiếng Việt không hề có danh từ “gia giả” với tính cách là tên của một giống chim mà hệ động vật của Việt Nam cũng chẳng có giống chim nào tên là “gia gia”. Tóm lại, ta tuyệt đối không thể có “ý văn” hay nếu nó được diễn giảng từ những từ ngữ bị bóp méo. Chơi chữ mà lại bóp méo từ ngữ thì còn chơi cái gì?

Cuối cùng xin nói cho rõ ràng rằng chúng tôi đã không hề bàn đến hai tiếng “đa đa” (da da, gia gia) với tính cách là một hiện tượng ngữ âm lịch sử thuần túy. Ở đây, ngữ âm học lịch sử chỉ là một phương tiện. Nên nhớ rằng văn học có một mối quan hệ khăng khít với ngữ học. Điều này, các chuyên gia đã nói đến từ lâu.

Đời sống của người An Nam đầu thế kỷ 20 qua một bộ tranh thú vị

Mặc dù là một album nhỏ chỉ với 10 bức tranh nhưng với cách tiếp cận thú vị bằng hình ảnh, bộ sưu tập đã góp phần làm phong phú,...

Thần thú: Những con vật đại biểu cho sự bình an và cát tường

Thần thú là những con động vật đại biểu cho sự bình an và cát tường. Chúng đều có tướng mạo đặc biệt, khí chất thần thánh uy nghiêm mà...

Tại sao Dân Saigon Xưa gọi người Ấn độ là anh Bảy Chà ?

Chữ “Bay” trong tiếng Hindu có nghĩa là Chào Sir phát âm nghe như Bảy , Dân Saigon nghe mấy ông “Chà và” chào nhau ….Bay ! bèn bắt chước...

Loạt ảnh quý giá về Việt Nam năm 1926

Tử Cấm Thành Huế, hồ Hoàn Kiếm Hà Nội, động Huyền Không Đà Nẵng… là một số nét chấm phá về Việt Nam năm 1926 trong loạt ảnh người Pháp...

Ông Táo lên chầu Trời

Hàng năm, vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, là ngày Táo Quân cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc lớn nhỏ xảy ra trong gia...

Chữ ” xe cộ” có từ đâu ?

Đồng Ông Cộ Đồng bào ở tỉnh Gia Định từ xưa tới nay thường nghe nói đến tên “Đồng Ông Cộ” nhưng không hiểu rõ cụm từ này do ai đặt ra...

Sài Gòn – Chợ Lớn: Thế Kỷ 17 Đến Thế Kỷ 19 – Phần 2

4. Saigon dưới quan sát và nhận xét của John White (1819-1823) Thế thì đời sống ở Saigon trong giai đoạn này ra sao?. Trước hết ta hãy xem mô...

Quốc sư Vạn Hạnh – Công đức đối với đạo pháp và dân tộc

1. Sư Vạn Hạnh Tiểu sử của sư Vạn Hạnh được nhiều sử sách ghi lại, ngoài quốc sử thì Thiền uyển tập anh là một cứ liệu khá đầy đủ và...

Ví dầu tình Bậu muốn thôi nghĩa là gì?

“ Ví dầu tình Bậu muốn thôi, Bậu gieo tiếng dữ cho rồi Bậu ra …” Câu ca dao này ý nói cái thói nói xấu, kể tội nhau hay...

Vẻ đẹp của phụ nữ Việt Nam xưa qua sách ‘Ký ức Đông Dương’

Vẻ đẹp đó là những nét sinh hoạt thường ngày, sự bình dị khi hoạt động mua bán, khi khoác lên mình những bộ trang phục truyền thống của từng...

Nốt ruồi trên mặt phụ nữ

Cùng xem vị trí 62 nốt ruồi trên mặt nữ giới thể hiện tính cách, tài năng, sở đoản hay mang tới điềm cát hung gì trong cuộc đời nhé. Vị trí...

Thành Nam – Trọng trấn của cả nước ở Nam Định

Đến đầu thế kỷ 19, Sơn Nam Hạ vẫn là một trong những trọng trấn của cả nước. Năm 1822, trấn Sơn Nam Hạ đổi thành trấn Nam Định. Năm...

Exit mobile version