Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Chín mùi hay chín muồi

Rất nhiều người cho rằng “chín mùi” là từ đúng bởi lẽ chữ “mùi” quen thuộc hơn “muồi”. Nếu dùng “mùi”, ta có thể giải thích đó là đối tượng của khứu giác rồi cắt nghĩa “chín mùi” là “chín và toả hương thơm”. Tuy nhiên, nếu như thế tại sao không dùng “chín hương” cho phù hợp với dụng ý tích cực, mà lại dùng “chín mùi”? Tuy “mùi” cũng bao gồm hương thơm, nhưng thường người ta sẽ hình dung đến nghĩa tiêu cực nhiều hơn, như nói “có mùi” không thôi thì ai cũng nghĩ đến mùi hôi cả. Vậy rõ ràng cách giải thích như trên là không phù hợp.

Thực tế, từ đúng phải là “chín muồi”. Đại Nam Quốc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Của có giảng: “muồi: chín quá. Chín muồi, muồi mẫn”. Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức cũng giải thích: “Thật chín, gần rụng. Mẹ già như trái chín muồi trên cây”. Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên bổ sung chi tiết hơn: “Chín muồi:

  1. (Quả cây) Rất chín, chín hết mức. Đu đủ chín muồi trên cây.
  2. Đạt đến mức phát triển đầy đủ nhất để có thể chuyển giai đoạn hay trạng thái. Điều kiện đã chín muồi”.

Như vậy “chín muồi” mới là chính xác. Theo các tài liệu trên thì từ này có hai nghĩa, nghĩa đen chỉ trạng thái rất chín của trái cây, nghĩa bóng chỉ sự phát triển đầy đủ đến mức có thể chuyển giai đoạn. “Chín mùi” là cách nói sai, bắt nguồi từ việc nhầm lẫn giữa phát âm “uôi” – “ui”, phổ biến nhất tại các tỉnh miền Nam.

(LTN)

10 tài liệu lịch sử châu Âu ghi nhận chủ quyền biển đảo của Việt Nam

Cách đây nhiều thế kỷ, người Phương Tây đã soạn nhiều tài liệu liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, trong đó có một số bản...

Ảnh về phụ nữ miền Bắc đầu thế kỷ 20

Những bức ảnh của tác giả người Pháp đã khắc họa đời sống sinh hoạt, trang phục và những nét đẹp của phụ nữ nông thôn Việt Nam đầu thế...

Vẻ đẹp Huế, Đà Nẵng năm 1967

Những khung hình tuyệt đẹp về Huế và Đà Nẵng năm 1967 dưới ống kính người Mỹ Winfield Parks thực hiện sẽ khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng. Toàn...

Quán của một thời và những ký ức vui buồn

Quán của một thời, không chỉ là quán, mà là một góc nhân gian Sài Gòn, quay mặt ra phố hứng lấy sóng gió thời cuộc để phân vân, trăn...

Những hình ảnh cổ xưa nhất về Sài Gòn – Chợ Lớn

Loạt ảnh do nhiếp ảnh gia người Pháp Emile Gsell thực hiện năm 1866 có thể coi là những khung hình xa xưa nhất về Sài Gòn – Chợ Lớn...

Sắc và tình: Điều người tu hành muôn đời phải đối diện

Bên cạnh trào lưu biểu tình đòi dân chủ của người Hồng Kông khiến cả thế giới chú ý, một trào lưu khác lại làm mưa làm gió trên mạng...

Những quan điểm thẩm mỹ mới trong thiết kế áo dài ở Việt Nam thế kỷ 20

Sau khi tiếp nhận quần chân áo chít của người Mãn Hán theo chỉ dụ của chúa Nguyễn Phúc Khoát, người Việt đã thay đổi kiểu trang phục này dựa...

Lăng cổ Phước Tích  trên bờ Ô Lâu

Thân gởi hai cháu Hoàng Oanh, Bạch Hạc với những kỷ niệm trìu mến một thời xa xưa. Tôi quê quán Nam Phổ huyện Phú Vang nhưng sống lên ở...

Ảnh chưa công bố về chiến lợi phẩm của Liên Xô trong chiến dịch Khalkhyn Gol

Chiến dịch Khalkhyn Gol năm 1939 là chiến dịch “đẫm máu” xảy ra giữa Liên Xô và Nhật, với chiến thắng trong chiến dịch này, Liên Xô đã thu được...

Công tử bột là gì?

Công tử bột là gì ? Là mấy tiếng dùng để chỉ những người con nhà giàu lêu lổng, vô tích sự. Dần dần, nghĩa của cụm từ này được...

Gửi “em”- tôi của những mùa Tết đã xa

Tết này, mưa có về không em? Tôi nhớ da diết cái se lạnh của miền Trung ngày ấy, lất phất sắc đào tím biếc rụng rơi một góc sân...

Biên chung, biên khánh – hai nhạc cụ độc đáo của cung đình nhà Nguyễn

Sau thành công bước đầu của việc phục chế, biên chung và biên khánh tiếp tục được hoàn thiện và biểu diễn trong dàn nhạc ở các dịp lễ hội...

Exit mobile version