Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

“Chộn rộn” hay “trộn rộn” mới là chính xác?

Ở đây chúng tôi đang nói đến một tính từ chỉ sự hồi hộp, lo lắng hoặc nôn nao do có nhiều công việc. Tuy được phổ biến một cách rộng rãi nhưng không phải ai cũng biết cách viết đúng từ này. “Chộn rộn” hay “trộn rộn” mới là chính xác?

Khi nói tới tình trạng có nhiều công việc, hoặc có nhiều cảm xúc đan xen, người ta dễ hình dung đến động từ “trộn”, tức “làm cho đảo lộn các vị trí để cho các thành phần lẫn vào nhau” (từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, 2003). Chính vì vậy mà có nhiều ý kiến cho rằng “trộn rộn” mới là từ chính xác. Thực tế, các tư liệu chính thống đã phản ánh điều ngược lại.

Về từ này, Việt Nam tự điển của Hội Khai Trí Tiến Đức giảng rất ngắn gọn như sau: “Chộn rộn: Rộn rịp. Chộn rộn nhiều việc”. Học giả Lê Văn Đức giải thích chi tiết hơn: “Chộn rộn: (Tính từ) rộn rịp, lộn xộn. Chộn rộn điên đầu. (Động từ): Chàng ràng, làm rối trí người. Đừng chộn rộn…”. Gần nhất, từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên cũng đồng tình: “Chộn rộn: (phương ngữ) 1. Nhốn nháo, lộn xộn. Tình hình đang chộn rộn. 2. Rối rít, rộn ràng. Không khí chộn rộn ngày giáp Tết. Thấy chộn rộn trong lòng”.

Như vậy hầu hết các tài liệu đều có sự thống nhất cao rằng “chộn rộn” mới là cách viết đúng. Có thể thấy đây là một từ láy, vì vậy không thể tách riêng “chộn” và “rộn” ra để cắt nghĩa từng chữ, nhưng với sự đồng tình của các chuyên gia ngôn ngữ thì ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào tính chính xác của từ này. Còn “trộn rộn” chỉ là sản phầm của sự nhầm lẫn mà thôi.

10 bí ẩn khảo cổ học chưa có lời giải

Những bí ẩn khảo cổ học luôn ẩn chứa nhiều điều hấp dẫn. Con người luôn tò mò về những thứ thuộc về lịch sử nhưng còn rất nhiều điều...

Phạm Ngũ Lão – Tướng quân đan sọt

Những thứ tước được trong khi đánh giặc đều sung vào kho tàng trong quân, coi tiền của thoảng như không. Phạm Ngũ Lão thực là bậc danh tướng lúc...

Giao Chỉ và Cửu Chân có thuộc Nam Việt?

Tài liệu quan trọng bậc nhất trong việc tìm hiểu về mối quan hệ giữa nước Nam Việt với Giao Chỉ và Cửu Chân là cuốn Sử ký của Tư...

Chuyện cái lon Ghi-gô

Lon Ghi-gô là một vật dụng quen thuộc và đã trở thành một phần không thể thiếu trong ký ức tuổi thơ của nhiều thế hệ người Việt. Lon Ghi-gô,...

Đình làng Nam Bộ

Đình làng hay đình thần, là nơi thờ thần Thành hoàng, vị thần chủ tể trên cõi thiêng của thôn làng. Nhìn chung ở Nam Bộ (Việt Nam), sau khi...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 9

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem....

Mùa hè bình yên đang về trên Hà Nội

Ai đó cứ hay chê, mùa hè Hà Nội nóng nực hơn Sài Gòn. Hà Nội vừa bức bí, lại oi và nắng, cả ngày khó chịu chẳng thấy gió...

Rạp chiếu bóng thùng, tuổi thơ của dân Sài Gòn xưa.

“Chủ rạp” chiếu bóng thùng là chú Hai Ngon, khoảng chừng 40 tuổi, gương mặt trông hiền lành nhưng cũng không giấu được hết nét hằn sâu của cuộc đời...

Khó nhọc là phúc, an nhàn là họa

Trong thời đại vật chất ngày nay, những người giàu có thỏa sức mua sắm, coi an nhàn là chuyện hưởng thụ đương nhiên. Còn những người nghèo khổ thì...

Tinh hoa chợ nổi miền sông nước

Đồng bằng sông Cửu Long là miền sông nước, di chuyển rất dễ dàng trên các kênh lạch, chợ búa họp nhau cũng tiện lợi ở những điểm hợp lưu...

Vai trò của “hòa âm” trong âm nhạc và Những nhạc sĩ hòa âm nổi tiếng nhất Việt Nam

Nhiều người nghe nhạc phổ thông Việt Nam nói chung, thường không có thói quen để ý đến nhạc sĩ hòa âm cho ca khúc. Khi nghe một bài nhạc...

Nhảy lên khi thang máy rơi liệu có sống sót?

Theo thống kê, tai nạn thang máy là vô cùng hy hữu, với tỉ lệ xảy ra tai nạn khi đi thang máy chỉ ở mức 0,00000015%. Nhưng chẳng may,...

Exit mobile version