Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Cửu Huyền Thất Tổ là gì? bao gồm những ai?

Cửu Huyền Thất Tổ (chữ Hán: 九玄七祖) là cụm từ thường xuất hiện trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam, với ý nghĩa bao gồm các vị ông bà tổ tiên đã mất. Khi khấn vái trước bàn thờ gia tiên, người chủ lễ sẽ khấn “Cửu Huyền Thất Tổ”, hàm ý gửi lời khấn nguyện đến tất cả các vị. Trên ban thờ gia tiên của nhiều gia đình người Việt thường có một bài vị (thần chủ) chính giữa, đề bốn chữ “Cửu Huyền Thất Tổ” bằng chữ Hán hoặc chữ Quốc ngữ.

Cửu Huyền Thất Tổ được biết đến là 4 chữ xuất hiện từ thời đại xa xưa, mang ý nghĩa là thờ 9 đời và 7 ông tổ. Bốn chữ này mang ý nghĩa tỏ lòng thành kính, biết ơn của con cháu với ông bà tổ tiên, các tiền nhân đã có công lao dưỡng dục để có được thế hệ tương lai ngày hôm nay. Để hiểu rõ hơn Cửu Huyền Thất Tổ là gì? Cũng như ý nghĩa thực sự của 4 chữ cái này trong nền văn hóa Việt Nam thì hãy cùng theo dõi ngay bài viết sau đây.

Cửu Huyền Thất Tổ là gì?

Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có một kết luận chính xác và chắc chắn nào khi giải thích khái niệm của Cửu Huyền Thất Tổ là gì? Mọi người chỉ hiểu đơn giản đây cũng là bàn thờ gia tiên, nhưng được ghi bằng tiếng Hoa mang ý nghĩa là thờ 9 đời và 7 ông tổ.

Tuy hai cụm từ “Cửu Huyền” và “Thất Tổ” đều xuất hiện trong cổ văn Trung Quốc, nhưng toàn bộ cụm từ lại không được sử dụng trong văn hóa Trung Quốc hiện đại. Có thể khái niệm “Cửu Huyền Thất Tổ” trở nên phổ biến hơn sau khi du nhập vào Việt Nam, góp phần vào sự đại đồng tiểu dị giữa hai nền văn hóa.

Trong đó:

Cửu Huyền là 9 đời bao gồm:

Thất Tổ là 7 ông tổ tương ứng:

Còn người xưa giải thích, Cửu Huyền – Thất Tổ cũng tương ứng là thờ 9 đời và 7 ông tổ. Trong đó:

Ngoài ra, cũng có rất nhiều cách giải thích về khái niệm của 4 chữ “ Cửu Huyền – Thất Tổ”. Dù hiểu theo cách nào thì 4 chữ này kết hợp với bộ hoành phi câu đối luôn thể hiện đến sự biết ơn của bậc con cháu đối với các thế hệ trước đó của mình, giúp không gian thờ cúng trang trọng hơn.

Trên nhiều trang web bằng tiếng Hán, ta có thể đọc thấy:
[九玄七祖常見於宗教之超渡,九玄是指之後的九代子孫,七祖是指之前的七代祖先。在台灣,傳統的祭祖儀式上會擺設九玄七祖的牌位。
道教經典《道經》認為,如果一人能得道,他的九玄七祖都能獲得超升。
九玄是指:子、孫、曾、玄、來、昆、仍、雲、耳。
七祖是指:父、祖、曾、高、太、玄、顯。],
Nghĩa là:
“Cửu huyền thất tổ thường thấy trong lễ cầu siêu của tôn giáo, cửu huyền chỉ con cháu chín đời sau của đương sự, thất tổ chỉ ông bà bảy đời trước của đương sự. Tại Đài Loan, nghi thức cúng ông bà theo truyền thống cần đặt bài vị Cửu huyền thất tổ”.
“Các sách kinh điển của Đạo giáo [Đạo kinh] cho rằng nếu một người có thể đắc đạo thì cửu huyền thất tổ [của người đó] đều có thể siêu thăng”. (Đạo kinh ở đây là các sách kinh điển của Đạo giáo chứ không phải là phần “Đạo kinh” [bên cạnh phần “Đức kinh”] trong sách Đạo đức kinh của Lão Tử – A.C).
“Cửu huyền là: tử (con), tôn (cháu), tằng (chắt), huyền (chút), lai (chít), côn (cháu đời thứ năm), nhưng (cháu đời thứ sáu), vân (cháu đời thứ bảy), nhĩ (cháu đời thứ tám). Thất tổ là: phụ (cha), tổ (ông [nội]), tằng (ông cố; cụ), cao (ông sơ), thái (ông sờ), huyền (tổ đời thứ năm), hiển (tổ đời thứ sáu)”.

Trong Kinh Lễ thì lại đề cập đến Thất Tổ Miếu như sau:

Dịch nghĩa:

Hoàng đế lập bảy miếu, ba miếu hàng chiêu, ba miếu hàng mục, và miếu Thái Tổ, tổng cộng là bảy.

Chư hầu lập năm miếu, hai miếu hàng chiêu, hai miếu hàng mục, và miếu Thái Tổ, tổng cộng là năm.

Đại phu lập ba miếu, một miếu hàng chiêu, một miếu hàng mục, và miếu Thái Tổ, tổng cộng là ba.

Sĩ lập một miếu, thứ dân cúng tế tại mộ.

Hệ thống chiêu mục [昭穆] là cách sắp xếp chính trong miếu thờ tổ tiên. Hệ thống này bắt nguồn từ đầu thời Tây Chu (thế kỷ 11 – 770 TCN) và trở nên phổ biến nhất vào thế kỷ 8. Tùy theo thời đại mà một vị tổ tiên được thờ trong một miếu thờ riêng hoặc chỉ một bài vị.

Trong hệ thống này, nơi thờ Thủy Tổ đặt ở chính giữa, bên trái là hàng chiêu, bên phải là hàng mục. Các đời tổ tiên lần lượt được xếp vào mỗi hàng. Nếu đời cha thờ ở hàng chiêu, thì đời con sẽ thờ ở hàng mục, đến đời cháu lại thờ ở hàng chiêu. Nhan Sư Cổ nhận xét trong sách Hán Thư [漢書] như sau, “Phụ chiêu tử mục, tôn phục vi chiêu” (父昭子穆,孫復為昭), có nghĩa là “Cha ở hàng chiêu, con ở hàng mục, cháu lại quay về hàng chiêu.” Ông cũng giải thích rằng chiêu [昭] nghĩa là “sáng rỡ”, mục [穆] nghĩa là “tráng lệ, ôn hòa”. Sau giai đoạn tang chế ba năm thì mới tiến hành dời bài vị cũ, xếp đặt bài vị mới vào đúng hàng. Riêng có bài vị của Thái Tổ là không bao giờ được dời đi.

Cao Đài từ điển cũng nhắc đến cách xếp đặt theo Thất Tổ Miếu, tuy nhiên có sự khác biệt về tên gọi

Stt Cách gọi Hán Việt Hán Tự Đời Tổ
7 Vị sáng lập dòng họ Thỉ/Thủy Tổ (Khảo/Tỷ) 始 祖 (考) thất tổ
6 Ông nội của ông sơ Viễn Tổ (Khảo) 遠 祖 (考) lục tổ
5 Cha của ông sơ Tiên Tổ (Khảo) 先 祖 (考) ngũ tổ
4 Ông sơ/kị Cao Tổ (Khảo) 高 祖 (考) tứ tổ
3 Ông cố/cụ Tằng Tổ (Khảo) 曾 祖 (考) tam tổ
2 Ông nội Nội Tổ (Khảo) Nội 祖 (考) nhị tổ
1 Cha Phụ Thân 父亲 nhất tổ

Cách hiểu khác về “Thất Tổ”

Có nguồn đề xuất Thất Tổ bao gồm từ ông nội đến ông sơ của ông sơ. Hiện chưa tìm được tư liệu xác tín liên quan đến cách hiểu này.

Stt Cách gọi Hán Việt Hán Tự Đời Tổ
7 Ông (bà) sơ của ông sơ Cao Tổ Tổ 高 祖 祖 thất tổ
6 Ông (bà) cố của ông sơ Cao Cao Tổ 高 高 祖 lục tổ
5 Ông (bà) nội của ông sơ Tằng Tằng Tổ 曾 曾 祖 ngũ tổ
4 Cha (mẹ) của ông sơ Tổ Tổ Tổ 祖 祖 祖 tứ tổ
3 Ông (bà) sơ/kị Cao Tổ 高 祖 tam tổ
2 Ông (bà) cố/cụ Tằng Tổ 曾 祖 nhị tổ
1 Ông (bà) nội Tổ nhất tổ

Ý nghĩa của “Cửu Huyền” (九玄)

Theo ông Trần Minh Tạo:

Trong bài viết Ngày Tết, vái lạy “Cửu Huyền Thất Tổ” là vái lạy ai?, ông Trần Minh Tạo đã đề xuất “Cửu Huyền” là để chỉ tất cả các vị tổ tiên đã khuất[1]; cụ thể như sau:

Do đó, “Cửu Huyền” có nghĩa là về rất xa, vô lượng, cõi vô cùng. Trong trường hợp đó, “Cửu Huyền” trở thành bổ ngữ cho “Thất Tổ”, ý nói vô lượng tổ tiên đang trong cõi “Cửu Huyền”.

“Tóm lại, Cửu Huyền Thất Tổ, vào thuở ban sơ, là một tổ hợp từ do Đạo giáo chế tác bằng cách vay mượn từ ngữ “Thất Tổ” của Đạo Nho kết hợp vào từ ngữ “Cửu Huyền” vốn từng có trước đó trong Đạo của mình. Khi đã trở thành thuật ngữ mới, đương nhiên là nó phải mang nội dung nghĩa đầu tiên theo quan điểm của Đạo giáo. Sau đó, trong hoàn cảnh tam giáo hợp nhất xảy ra, Đạo Phật đã mượn lại tổ hợp từ này từ Đạo giáo. Riêng bản thân Nho giáo thì có vẻ đã chưa từng mượn tổ hợp từ này trong sinh hoạt tế tự nội bộ của mình nhưng lại mượn một điều đặc biệt hơn, quan trọng hơn. Đó là thế giới tâm linh trong tư tưởng của nhà Phật và thế giới siêu thoát thế gian trong tư tưởng của Đạo giáo. Hay nói cách khác, khi Tam Giáo Hợp Nhất, Đạo Nho bấy giờ cũng như cái vỏ ốc tư duy hóa thạch đang hồi thô ráp rỗng ruột được đổ đầy vào đó tinh thần từ bi bác ái của nhà Phật cùng tinh thần phóng khoáng tự do khinh bạc tung hoành xuất thế của Đạo giáo.”

Quay lại với câu thơ “Thoát Cửu Huyền Thất Tổ Siêu Phương” của Thiền sư Thương Hải, nếu căn cứ theo cách giải nghĩa của ông Trần Minh Tạo, câu thơ có nghĩa là “Thất Tổ” thoát ra khỏi cõi “Cửu Huyền” để siêu sinh đến miền cực lạc.

Theo từ điển Nhĩ NhãBộ từ điển Nhĩ Nhã (爾雅) của Trung Quốc thời kỳ cổ đại, một trong những tác phẩm kinh điển của Nho giáo được xếp vào danh sách thập tam kinh, có đề cập đến tổ tông thập bát đại (祖宗十八代), bao gồm chín đời cha ông trên mình và chín đời con cháu dưới mình.

Stt Cách gọi Hán Việt Hán Tự
1 Cha của ông sơ của ông sơ Tỵ Tổ 鼻 祖
2 Ông sơ của ông sơ Viễn Tổ 遠 祖
3 Ông cố của ông sơ Thái Tổ 太 祖
4 Ông nội của ông sơ Liệt Tổ 烈 祖
5 Cha của ông sơ Thiên Tổ 天 祖
6 Ông sơ/kị Cao Tổ 高 祖
7 Ông cố/cụ Tằng Tổ 曾 祖
8 Ông nội Tổ
9 Cha Phụ
Stt Cách gọi Hán Việt Hán Tự
1 Con Tử
2 Cháu nội Tôn
3 Chắt Tằng Tôn 曾 孫
4 Chút Huyền Tôn 玄 孫
5 Con của chút Lai Tôn 來 孫
6 Cháu của chút Côn Tôn 晜 孫
7 Chắt của chút Nhưng Tôn 仍 孫
8 Chút của chút Vân Tôn 雲 孫
9 Con của chút của chút Nhĩ Tôn 耳 孫

“Cửu Huyền” bao gồm vị Thủy Tổ

Một ý kiến khác có phần tương tự với ý kiến của ông Trần Minh Tạo, cho rằng “Cửu Huyền” bao gồm từ đời Thủy Tổ (người sáng lập nên dòng họ), các đời ở giữa (tính là 1 đời), và Thất Tổ (từ đời ông sơ của ông sơ đến đời ông nội); tổng cộng lại là 9 đời.

Stt Cách gọi Hán Việt Hán Tự
1 Vị sáng lập nên dòng họ Thủy Tổ 始 祖
2 Các đời ở giữa Cao Tằng Tổ 高 曾 祖
3 Ông sơ của ông sơ Cao Tổ Tổ 高 祖 祖
4 Ông cố của ông sơ Cao Cao Tổ 高 高 祖
5 Ông nội của ông sơ Tằng Tằng Tổ 曾 曾 祖
6 Cha của ông sơ Tổ Tổ Tổ 祖 祖 祖
7 Ông sơ/kị Cao Tổ 高 祖
8 Ông cố/cụ Tằng Tổ 曾 祖
9 Ông nội Tổ

Theo “Cửu Tộc” trong Tam Tự Kinh

Nhiều nguồn tư liệu dựa theo định nghĩa “Cửu Tộc” trong Tam Tự Kinh để lí giải về “Cửu Huyền”. Bản thân Tam Tự Kinh là một công trình thuộc Nho giáo, nên có thể xem “Cửu Tộc” là một khái niệm của Nho giáo. Đoạn liệt kê các đời trong “Cửu Tộc”, bao gồm từ ông sơ của mình đến cháu sơ của mình, như sau:

Hán Việt:

Cao tằng tổ, phụ nhi thân, (高曾祖,父而身)

Thân nhi tử, tử nhi tôn, (身而子,子而孫)

Tự tử tôn, chí nguyên tằng; (自子孫,至元曾;)

Nãi cửu tộc, nhân chi luân. (乃九族,人之倫)

Dịch nghĩa:

Ông Sơ, Cố, Nội, Cha tới mình

Mình tối con, con tới cháu

Từ con, cháu đến chắt, chít

Là chín dòng tộc lập nên thứ bậc của người ta

Nếu theo cách luận giải này, thì “Cửu Huyền” bao gồm chín đời, lấy đời bản thân làm trung điểm, lấy thêm trên mình bốn đời và dưới mình bốn đời, là sẽ thành Cửu Tộc (và do đó cũng là Cửu Huyền). Tuy nhiên, trong các pho từ điển chưa bao giờ thấy định nghĩa “Huyền” có nghĩa là “tộc”, “họ” hay “thế hệ”, cho nên có thể đây chỉ là sự võ đoán hoặc liên hệ.

Stt Cách gọi Hán Việt Hán Tự
1 Ông sơ/kị Cao Tổ 高 祖
2 Ông cố/cụ Tằng Tổ 曾 祖
3 Ông nội Tổ
4 Cha Phụ/Mẫu 父/母
5 Bản thân Kỷ/Thân 己/身
6 Con trai Tử
7 Cháu Tôn
8 Cháu cố, con của cháu Tằng Tôn 曾孫
9 Cháu sơ, cháu của cháu Huyền Tôn 玄孫

Nhiều người cho rằng cách lý giải này không hợp lý vì chủ lễ không thể thờ cúng, khấn vái các đời con cháu của mình. Một số ý kiến theo hướng Phật giáo giải thích rằng, sở dĩ như vậy là bởi có thể tổ tiên đời trước đầu thai thành con cháu đời sau. Việc thờ đời trước – bản thân – đời sau cũng thể hiện quan niệm về Quá Khứ – Hiện Tại – Tương Lai. Hiện tại chưa có nguồn văn bản khả tín nào cho cách lý giải này.

Theo Đào Hữu Chủ

Trong bài viết “Cửu Huyền – Cửu Tộc” của Đào Hữu Chủ, “Cửu Huyền” bao gồm từ ông sơ của ông sơ đến bản thân mình; đủ chín đời gọi là “Cửu Huyền”. Cách hiểu này cũng được đề cập trong Cao Đài từ điển.

Theo đó, “Cửu Huyền” bao gồm các đời sau:

Stt Cách gọi Hán Việt Hán Tự
1 Ông (bà) sơ của ông sơ Cao Tổ Tổ 高 祖 祖
2 Ông (bà) cố của ông sơ Cao Cao Tổ 高 高 祖
3 Ông (bà) nội của ông sơ Tằng Tằng Tổ 曾 曾 祖
4 Cha (mẹ) của ông sơ Tổ Tổ Tổ 祖 祖 祖
5 Ông (bà) sơ/kị Cao Tổ 高 祖
6 Ông (bà) cố/cụ Tằng Tổ 曾 祖
7 Ông (bà) nội Tổ
8 Cha Phụ
9 Bản thân Kỷ/Thân 己/身

Chùa Lý Quốc Sư xưa

Chùa Lý Quốc Sư nằm ở phố Lamblot, xưa kia là thôn Tiên Thị, tổng Thuận Mỹ, huyện Thọ Xương, tỉnh Hà Nội cũ, cách Nhà thờ Lớn Hà Nội...

Bí ẩn chưa có lời giải của vương quốc Champa

Dù còn nhiều điều chưa được giải mã, các chuyên gia đều thừa nhận rằng đài thờ Trà Kiệu là hiện vật tiêu biểu cho sự tồn tại của một...

Vì sao chúng ta phải tranh nhau làm… người tử tế?

Có một sự thật là: Chưa bao giờ số lượng những người tìm mọi cách chứng minh mình là người tử tế lại đông như bây giờ, trong khi số...

Chích ngừa ở Việt Nam một thế kỷ trước

Cách đây hơn 100 năm việc chích ngừa là khái niệm mới mẻ với đa số người dân Việt Nam trong bối cảnh nhiều dịch bệnh nguy hiểm hoành hành...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 18

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem.

Ảnh về Mỹ Tho những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20

Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, Mỹ Tho là một trong những trung tâm thương mại sầm uất nhất của khu vực Nam Bộ. Cùng xem những hình...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 15/25 – Tàn tích mẫu hệ trong Việt ngữ

Xin nhắc lại sơ một điều mà chúng tôi đã viết ra rồi trong quyển sử. Là mãi cho đến năm 1861, khoa học mới biết và mới công nhận...

Lăng Ông Bà Chiểu trong tâm linh người Hoa

Ngày Tết, ngày Xuân, Lăng Ông Bà Chiểu rất đông người viếng. Có người Nam Kỳ, Bắc Kỳ và cả người Tàu (bà xẩm) đi viếng, cúng tế thành tâm...

Bát – Cạy, luật giao thông đường thủy, một dấu ấn văn hóa đậm nét vùng sông nước Nam Bộ

Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, An Giang nói riêng, là “vùng sông nước”. Trước khi có đường giao thông trên bộ như ngày nay, điều kiện đi lại...

Thanh Kiếm Thái A của Vua Gia Long

Khách du lịch ghé qua Paris không thể không lại viếng Điện Quốc gia Phế binh (Hôtel National des Invalides) có tiếng nhiều nhờ đã chứa mồ của Vua Napoléon....

Vụ án 4 người bị sát hại gây chấn động nước Mỹ

Đã có rất nhiều kẻ tình nghi, bao gồm cả những kẻ giết người khét tiếng nhất nhưng cuối cùng cảnh sát vẫn không thể tìm ra được kẻ đã...

Lễ lại mặt có ý nghĩa gì?

Lễ thành hôn, tơ hồng, hợp cẩn xong xuôi, hai vợ chồng tân hôn trở về nhà gái mang theo lễ vật để tạ gia tiên ông bà cha mẹ,...

Exit mobile version