Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

“Đại tuyên” là niên hiệu của ông vua nào bên Trung Quốc

Một học sinh ở Quận 8, Thành phố Sài Gòn khi đào đất đã bắt gặp một con voi bằng đồng, dưới đế có khắc mấy chữ Hán “Đại Tuyên niên, Minh Đức chế”. Xin cho biết năm Đại Tuyên là năm thứ mấy của triều vua nào ở Việt Nam hoặc Trung Quốc.

Không một ông vua nào của Trung Quốc hoặc Việt Nam có niên hiệu là “Đại Tuyên”.

Trong lịch sử Trung Hoa, có tất cả 22 niên hiệu của 18 vị vua bắt đầu bằng chữ/tiếng Đại 大 nhưng không có niên hiệu nào là “Đại Tuyên”. Đại Hanh là niên hiệu thứ tư của Tấn An Đế (397 – 419). Đại Minh là niên hiệu thứ hai của (Lưu) Tống Hiếu Vũ Đế (454 – 465). Đại Thông là niên hiệu thứ ba và Đại Đồng là niên hiệu thứ năm của Lương Vũ Đế (502 – 550). Đại Bảo là niên hiệu duy nhất của Lương Giản Văn Đế (550 – 551). Đại Kiến là niên hiệu duy nhất của Trần Tuyên Đế (569 – 583). Đại Thống là niên hiệu duy nhất của Tây Nguỵ Văn Đế (535 – 552). Đại Thành là niên hiệu thứ hai của Bắc Chu Tuyên Đế (578 – 580). Đại Tượng là niên hiệu thứ nhất và Đại Định là niên hiệu thứ hai của Bắc Chu Tịnh Đế (580 – 589). Đại Nghiệp là niên hiệu duy nhất của Tuỳ Dưỡng Đế (605 – 617). Đại Túc là niên hiệu thứ mười lăm của Võ Hậu (684 – 705) tức Võ Tắc Thiên. Đại Lịch là niên hiệu thứ ba của Đường Đại Tông (763 – 780). Đại Thuận là niên hiệu thứ hai của Đường Chiêu Tông (889 – 905). Đại Đồng là niên hiệu thứ ba của Liễu Thái Tông (927 – 947). Đại Khang là niên hiệu thứ ba và Đại An là niên hiệu thứ tư của Liêu Đạo Tông (1055 – 1101). Đại Trung là niên hiệu thứ ba của Tống Chân Tông (998 – 1023). Đại Quan là niên hiệu thứ tư của Tống Huy Tông (1101 – 1126). Đại Định là niên hiệu duy nhất của Kim Thế Tông (1161 – 1190). Đại An là niên hiệu thứ nhất của Kim Vệ Thiệu Vương (1209 – 1213). Đại Đức là niên hiệu thứ hai của Nguyên Thành Tông (1295 – 1308). Không một vị vua nào có niên hiệu là “Đại Tuyên”.

Trong lịch sử Việt Nam, có tất cả 6 niên hiệu của 6 vị vua bắt đầu bằng chữ/tiếng Đại 大 nhưng cũng không có niên hiệu nào là “Đại Tuyên”. Đại Định là niên hiệu thứ hai của Lý Anh Tông (1138 – 1175). Đại Khánh là niên hiệu thứ nhất của Trần Minh Tông (1314 – 1329). Đại Trị là niên hiệu thứ hai của Trần Dụ Tông (1341 – 1369). Đại Định là niên hiệu duy nhất của Dương Nhật Lễ (1369 – 1370) khi ông ta chiếm ngôi của nhà Trần. Đại Bảo là niên hiệu thứ hai của Lê Thái Tông (1433 – 1442). Đại Chính là niên hiệu duy nhất của Mạc Thái Tông Đăng Doanh (1530 – 1540). Có ý kiến cho rằng Lý Nam Đế (542 – 548) đã lấy niên hiệu là Đại Đức nhưng cũng có sách chép rằng đó là Thiên Đức (chữ thiên 天 nhiều hơn chữ đại 大một nét).

Dù sao đi nữa thì trong 6 (hoặc 7) niên hiệu đó cũng không có niên hiệu nào là “Đại Tuyên”.

Trở lại với sáu chữ Hán “Đại Tuyên niên Minh Đức chế” mà ông đã nói, chúng tôi cho rằng có thể đã có một sự nhầm lẫn trong cách đọc. Rất tiếc rằng ông đã không cho biết cách sắp xếp các chữ Hán đó. Vì vậy mà chúng tôi đành phải suy luận rằng cách sắp xếp đó là như sau (Xin ghi bằng chữ quốc ngữ cho tiện):

Niên – Tuyên – Đại

Chế – Đức – Minh

Ông đã cho rằng sáu chữ Hán đó làm thành hai hàng ngang đọc từ phải sang trái nên mới thành ra “Đại Tuyên niên Minh Đức chể. Thực ra, nếu sáu chữ đang xét được sắp xếp đúng như chúng tôi đã suy luận thì chúng làm thành ba hàng dọc đọc từ trên xuống như sau: “Đại Minh, Tuyên Đức niên chế” nghĩa là “làm vào niên hiệu Tuyên Đức nước Đại Minh”. Nước Đại Minh tất nhiên là nước Trung Hoa thời nhà Minh (1368 – 1644) còn Tuyên Đức là niên hiệu (duy nhất) của vua Tuyến Tông (1426 – 1436) nhà Minh. Vậy con voi mà em học sinh kia đã đào được là một con “voi Tàu” và nó đã có tuổi thọ từ 560 đến 570 năm. Đó rất có thể là một cổ vật quý mà người Minh hương trong đoàn di dân của Trần Thượng Xuyên (Trần Thắng Tài) đã đem đến vùng Sài Gòn xưa (mà nay là Chợ Lớn) sau khi họ rời bỏ Cù lao Phố (Biên Hoà) hồi cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII.

Tuy nhiên đó cũng có thể là một cổ vật giả, một con voi tân thời mà kẻ gian manh cho khắc vào đế 6 chữ Hán đã nói rồi phao tin là mới đào được để gạt những người hám đồ cổ mà vớ bở. Cho dù có thật là trên đế đã có sẵn 6 chữ kia khi em học sinh vừa mới đào được con voi thì cũng chẳng có gì bảo đảm rằng đó không phải là những chữ đã được khắc vào cách đây chỉ mới năm bảy năm mà thôi.

Sài Gòn độc đáo qua ảnh tô màu thời Pháp

Những công trình biểu tượng của Sài Gòn xưa được tái hiện trong bộ bưu ảnh tô màu bằng tay thời Pháp của nhà sưu tập Bùi Bằng Giang. Thương...

Người Việt nghèo nhưng vô cùng lãng phí

Có những sự thật nhức nhối mà chúng ta cần dũng cảm nhìn nhận, trong đó đặc biệt đáng quan tâm là vấn đề lãng phí chất xám và các...

Việc thiện từ tâm

Có lẽ Sài Gòn là nơi việc làm từ thiện phổ biến và đa dạng nhất. Ngay từ cuối những năm 1980, trong khi đang phải gồng mình vượt qua...

Cảng Đà Nẵng năm 1876 qua nhãn quan của nhà hàng hải Pháp

Jules-Léon Dutreuil De Rhins (1846-1894), người Pháp, là nhà địa lý học, nhà thám hiểm chuyên nghiệp, từng trải các lịch trình hàng hải viễn dương. Xuất thân từ École...

Chiến thắng Bạch Đằng (9/4/1288)

Đến nay nước sông vẫn chảy hoài  Mà nhục quân thù khôn rửa  TRƯƠNG HÁN SIÊU -Phú sông Bạch Đằng Bấy giờ là thế kỷ XIII. Từ những thảo nguyên...

Lễ cưới đã chuẩn bị sẵn vấp phải lễ tang, tính sao đây?

Đó là trường hợp "Ưu hỷ trùng phùng". Vui và buồn dồn vào một lúc. "Sinh hữu hạn, tử vô kỳ", cuộc đời thì có hạn nhưng ai biết trước...

Chú Chệc bán đậu phộng rang

Quần chằm khiếu, áo lang thang Trên đầu đội cái nón rách Đi khắp ngả quanh đường tách Làng trên xóm dưới rao vang: Tàu phọng rang! Thùng thiếc treo...

Phụ nữ tân văn 1929: Đàn bà cũng nên làm quốc sự

Đã lâu, bên nam giới hay khuyên chị em ta ra làm quốc sự. Cái luận điệu của họ như vầy: “Trai gái đều là con em của nhà nước,...

Có phải chữ quân 君 trong tiếng Hán không bao giờ dùng để chỉ phụ nữ hay không?

Có phải chữ quân 君 trong tiếng Hán không bao giờ dùng để chỉ phụ nữ hay không? Nhiều người đã ngộ nhận như thế. Thật ra trong Hán ngữ,...

Hai chiếc vé về lại một thời hảo ngọt

Một buổi chiều cuối năm, khi mọi việc có vẻ tạm ngớt, chúng tôi hay thèm cái khí quyển của một thị trấn yên yên tĩnh tĩnh. Ở Sài Gòn,...

Mạc Đăng Dung có dâng đất cho nhà Minh hay không?

Xưa nay sử chép rằng Thái Tổ nhà Mạc là Mạc Đăng Dung đã cắt đất Đại Việt dâng cho nhà Minh để bảo vệ ngôi báu, lưu lại tiếng...

Bức tranh di truyền về nguồn gốc của người Việt

Các nghiên cứu di truyền được công bố trong khoảng 20 năm gần đây đang dần dần làm rõ bức tranh về nguồn gốc của nhân loại nói chung, cư...

Exit mobile version