Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Ngồi vắt tréo chân hay ngồi vắt chéo chân?

Nhiều người cho rằng “chéo” mới là cách viết đúng, còn “tréo” là sai chính tả. Thực tế, “chéo” và “tréo” là hai từ tồn tại song song với nghĩa hoàn toàn khác nhau. Điều này có thể thấy rõ trong những từ điển có uy tín.

Trước hết là Đại Nam Quốc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Của xuất bản vào cuối thế kỉ 19. Tư liệu này giảng rằng:

Như vậy ban đầu “chéo” chỉ dùng để chỉ một góc đâm ra ngoài, còn “tréo” lại được dùng với nghĩa “chéo” của ngày nay. Thực vậy, Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức cũng chỉ ghi nhận: Chéo: Góc một mặt phẳng, chéo áo, chéo khăn. “Khăn vuông bốn chéo cột chùm. Miệng mời người nghĩa hò giùm ít câu”.

Sang đến đầu thế kỷ 20, quyển Việt Nam tự điển của Hội Khai Trí Tiến Đức định nghĩa:

Tới đây, nghĩa của “tréo” được nêu ra rõ ràng hơn, còn “chéo” có lẽ do sự nhầm lẫn qua lại với “tréo” nên đã nhận thêm nghĩa “xiên lệch”.

Tới Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, bản năm 2003, ta thấy “chéo” đã “lột xác” và có định nghĩa rất chi tiết như sau:

Tới đây, nghĩa góc đã trở thành phụ (chỉ xếp thứ ba), còn nghĩa “xiên lệch” thì áp đảo hoàn toàn. Còn “tréo” thì lui về ở một phạm vi nhất định, dùng cho tay và chân:

Một trong những chứng tích còn lại của “tréo” là từ “tréo ngoe” mà nghĩa đen đã được nêu trong Đại Nam Quốc Âm Tự Vị là: “gác tréo chữ thập, tréo qua tréo lại”. Sang từ điển của Hoàng Phê, nghĩa này mất dần, thay vào đó là nghĩa bóng “rất ngược đời”. Về chữ “ngoe” thì vẫn chưa có đủ tư liệu, nhưng theo từ điển của Hội Khai Trí Tiến Đức thì “ngoe” là “cái cẳng của con cua”.

Nếu vậy rất có thể “tréo ngoe” chính là để mô tả những cẳng cua không thẳng mà gập chéo lại.

Tóm lại, “tréo” mới là từ ban đầu dùng để chỉ sự chồng lệch lên nhau, nhưng do thời gian và những nhầm lẫn về mặt ngữ nghĩa mà từ này dần được thay thế thành “chéo”, có thể thấy rõ nhất là “vắt tréo chân” thành “vắt chéo chân”.

Ảnh tư liệu về Hà Nội năm 1885

Sở chỉ huy Pháo binh Pháp trong thành Hà Nội, toàn cảnh chùa Báo Ân, khu nhượng địa bên bờ sông Hồng… là những hình ảnh tư liệu hiếm có...

Công dụng của “Mũi heo” trên balo mà ít người biết đến

Không ít người sẽ ngã ngửa khi biết tiện ích của mẩu vải nhỏ bé tưởng thừa thãi đáng "vứt đi" này. Ai trong chúng ta cũng từng sở hữu...

Tìm hiểu về văn hóa miền Tây – Phần 2

Phong tục và tập quán Tục thờ cúng Ông Bà Tổ Tiên và ngày giỗ Thờ ông bà là một bổn phận và nhiệm vụ trọng đặc thù của người...

Nguồn gốc cư dân Đông Á

Trong lịch sử của nhiều dân tộc, thỉnh thoảng có những khám phá qua các dữ kiện mới, nhất là ở các thời đại sơ khai mà sử liệu không...

Chai rượu trắng – Một thời khốn khó

Hồi những năm 1960 ở miền Bắc thực hiện hợp tác xã triệt để nên ở vùng nông thôn cái gì cũng thiếu thốn, khó kiếm, khó mua. Bữa cơm...

Năm nhuận và tầm quan trọng của nó

Cứ 4 năm một lần, những người sinh ngày 29/2 sẽ có dịp mở tiệc ăn mừng sinh nhật cho đúng bữa. Nếu như các bạn không để ý, thì...

Loạt ảnh đẹp về Sài Gòn năm 1967

Loạt ảnh đẹp về Sài Gòn năm 1967 của Nguyễn Thành Tài, phóng viên hãng thông tấn UPI trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Cảnh nhộn nhịp tại khu...

Vì sao hay nói “Cưới xin” – Cưới vợ mà không nói cưới chồng?

“Cưới xin” là từ gốc Hán, trong đó “cưới” có nghĩa là “xin”. “Cưới” chính là từ Việt hoá của một từ Hán Việt là “cái”. “Cái” , tiếng Hán...

Cách ăn vận của người Sài Gòn xưa

Tôi tự hỏi, người Sài Gòn là như thế nào? Vài người lớn tuổi cho rằng làm gì có người Sài Gòn tuy thành phố trải qua hơn 300 năm...

Kỷ Niệm Với Song Ngọc – Hà Nội Ngày Tháng Cũ

Bài viết Song Ngọc, Dòng Nhạc Của Một Thời Để Nhớ của tôi vào Hè 2018. Khi viết bài nầy, chúng tôi đã gọi điện thoại trò chuyện và email...

Loạt ảnh Ninh Bình 1991

Khám phá rừng Cúc phương, danh thắng Tam Cốc – Bích Động và Cố đô Hoa Lư ở Ninh Bình năm 1991 qua loạt ảnh của nhiếp ảnh gia Đức...

Lời Đức Phật dạy về hôn nhân

Phật dạy hôn nhân chính là sự gặp gỡ đồng cảm giữa hai tâm hồn yêu mến nhau, quyết tâm cùng nhau xây dựng mái ấm hạnh phúc gia đình....

Exit mobile version