Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nguồn gốc của cách nói “Không rét mà run”

Thành ngữ cổ có câu: “Bất hàn nhi lật”, nghĩa là không rét mà run. Câu nói này thường được sử dụng trong đời sống thường ngày, nhằm miêu tả một người nào đó rơi vào cảnh sợ hãi đến mức cực điểm.

(Tranh minh họa: Ding Yilin, Huajia.cc)

Về xuất xứ, câu thành ngữ “Không rét mà run” được ghi chép trong “Sử ký. Khốc lại liệt truyện” của sử gia Tư Mã Thiên đời nhà Hán. Trong đó có đề cập đến một điển cố như sau:

Vào thời Tây Hán, đời Hán Vũ Đế, có một người tên là Nghĩa Tung, quê ở Hà Đông, từng là đạo tặc chuyên chặn đường cướp của. Chị của Nghĩa Tung tên là Nghĩa Hủ là thầy thuốc của Hoàng thái hậu. Bởi vì y thuật cao siêu và y đức hơn người nên Nghĩa Hủ rất được Hoàng thái hậu sủng ái.

Nghĩa Hủ đã từng nói với Hoàng thái hậu rằng người em của mình không có đức hạnh, không thể làm quan. Nhưng dựa vào mối quan hệ thân tình này, Nghĩa Tung vẫn được Hoàng thái hậu cất nhắc lên làm quan trong triều.

Nghĩa Tung làm quan nghiêm khắc, dùng pháp trị, không phân biệt dân thường hay quan lại, càng không tránh né hay sợ hãi hoàng thân quốc thích. Ngoài ra, ông còn diệt trừ được không ít các thế lực ở địa phương từng gây hại cho triều đình. Nhờ vậy, tình hình trị an địa phương được cải thiện rất nhiều. Do đó, ông ta được Hán Vũ Đế tán dương, cất nhắc.

Về sau, Nghĩa Tung được phong làm Thái thú quận Nam Dương. Lúc ấy, quan đô úy quận Nam Dương là Ninh Thành rất hung ác tàn nhẫn, một tay che trời, không ai dám đắc tội với ông ta. Khi Nghĩa Tung đến địa phương nhậm chức, quan đô úy Ninh Thành một mực cung kính nghênh đón, đi theo kề cận hầu hạ nhưng Nghĩa Tung lại dùng thái độ hờ hững đối đãi với ông ta.

Sau khi đến quận phủ, Nghĩa Tung bắt đầu thẩm tra và xử lý các hành vi phạm tội của Ninh Thành và gia tộc ông ta, phàm những người có tội đều bị xử tử hết. Quá sợ hãi trước thái độ nghiêm khắc của Nghĩa Tung, hai gia tộc giàu có ở địa phương là gia tộc họ Khổng và gia tộc họ Bạo, bởi vì từng làm việc xấu, nên đã tự bỏ đi nơi khác sinh sống. Quan lại và dân chúng địa phương Nam Dương ai cũng sợ hãi, thận trọng từ lời nói đến việc làm, không dám phạm một sai trái nào.

Chu Cường ở huyện Bình Thị và Đỗ Chu ở huyện Đỗ Diễn đều là cấp dưới đắc lực của Nghĩa Tung và đều được thăng chức lên làm Đình Sử. Lúc ấy, quân đội nhà Hán liên tục xuất binh từ Định Tương tấn công Hung Nô. Quan lại và dân chúng Định Tương sợ hãi tán loạn, tình hình trị an rối ren, phong tục bị suy đồi, vì thế triều đình liền cử Nghĩa Tung đến nhậm chức Thái thú Định Tương.

Sau khi Nghĩa Tung nhậm chức đã lùng bắt hơn 200 người phạm trọng tội và nhốt vào trong nhà tù Định Tương. Ông ta còn cho bắt cả những người thân, bạn bè, hàng xóm của những người này khi họ đến thăm tội nhân, con số lên đến hơn 200 người.

Sau đó Nghĩa Tung đem toàn bộ những người này ra thẩm vấn, nói rằng những người thân thuộc này khi đến thăm là có ý đồ giải vây cho những người phạm trọng tội kia. Vì thế, ông ta đã ra lệnh xử trảm hết những người này. Trong báo cáo của ngày hôm đó, tổng cộng có tất cả hơn 400 người đã bị xử tử.

Sự kiện đó làm chấn động cả vùng Định Tương, đầu làng cuối xóm mọi người chạy báo nhau: “Không xong rồi! Thái thú đã giết hơn 400 người trong một ngày!” Cả quận ai ai cũng kinh tâm sợ hãi, dù trời không rét mà toàn thân run rẩy, lo sợ hoạ hoạn rơi xuống đầu mình không biết khi nào. Bởi vì, Nghĩa Tung tuy rằng chấp pháp nghiêm khắc nhưng cũng có lúc xảy ra vấn đề tùy tiện tàn sát nên dân chúng sợ hãi, và Tư Mã Thiên cũng xếp ông vào hạng ác quan.

Từ đó, câu thành ngữ “không rét mà run” được sử dụng để chỉ trạng thái hoảng sợ của con người nói chung.

Ký ức trận đại hồng thủy năm 1999 ở Huế

Sáng nay bầu trời âm u màu xám xịt như muốn sụp đổ với những cơn mưa liên tục xối xả, báo hiệu con nước sắp vượt bờ dòng Hương....

Trạng nguyên Tam nguyên và bài biểu “lui vạn binh” nhà Minh

Dù không được khắc bia ở Văn Miếu nhưng Trạng nguyên Tam nguyên Trần Tất Văn đã góp phần giúp Đại Việt tránh được nạn xâm lăng của quân Minh....

Lịch sự trong việc giới thiệu

Giới Thiệu Chúng ta dẫn người bạn tới nhà chơi, chúng ta đưa bạn ấy tới gặp ba má và nói : thưa ba má, đây là anh T…học cùng...

Hồi ký một chuyện tình – “Đường phố vắng đêm nao quen một người…”

Tôi yêu nhất Sài Gòn những đêm mưa. Tiếng mưa rơi thầm thì dai dẳng trên mái tôn cũ như tiếng của một người tình đang hờn trách. Tôi cũng...

Những trận hải chiến nổi tiếng trong lịch sử – Phần 1

PHẦN I : NHỮNG TRẬN HẢI CHIẾN NỔI TIẾNG THỜI CỔ ĐẠI Trận hải chiến Salamis Thời gian trận đánh: khoảng tháng 9 năm 480 BC Địa điểm: Eo biển Salamis...

Nhà thờ Sài Gòn qua hồi ký của R.P.Parrel

Trong tác phẩm “Tôn giáo xứ Nam Kỳ” tập 2, P. Launay cho rằng trong số công trình tôn giáo tại thuộc địa, nhà thờ Sài Gòn chiếm vị trí...

Các công trình văn học quốc ngữ miền Nam

Trước hết là Báo Chí, khởi đầu là tờ Gia Ðịnh Báo ra ngày 15-4-1865, kế đó là Phan Yên Báo ra năm 1868, Nông Cổ Mín Ðàm 1901... Sau...

Trên đời vốn vô sự, chỉ có con người tự sầu lo

Ở cõi đời này, chúng ta chỉ là những vị khách qua đường vội vã. Trên dòng sông thời gian dài đằng đẵng, ta từng trải qua bao cảnh tử...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 16/25 – Xửa = Thiệt

Thường thì các nhà nho ta đọc Quan Thoại sai đến 40 phần trăm. Chỉ có vài tiếng hiếm hoi như QUÍ họ mới đọc đúng được. Nhưng cái sai...

Tạo sao những năm gần đây có phong trao khôi phục việc họ

Từ năm 1975 lại nay, nhất là những năm gần đây. Từ Bắc chí Nam đều có phong trào khôi phục việc họ, với nội dung: Diễn dịch, biên soạn,...

Nguồn gốc các mũ Phật giáo phổ thông ở Việt Nam

Phần lớn những mũ đội khi làm lễ của tăng sỹ Phật giáo ở Việt Nam hiện nay đều có lịch sử trải nhiều thế kỷ. Lúc đầu có thể...

Kinh đô Huế qua ảnh xưa

Huế có một quá trình lịch sử hình thành và phát triển khoảng gần 7 thế kỷ. Nơi đây từng là điểm giao thoa của hai nền văn hóa phương...

Exit mobile version